Sơn epoxy là gì ? dùng để làm gì và cấu tạo ra sao ? Đây không chỉ là câu hỏi của riêng bạn và sẽ được Đinh Ngân Paint giải đáp chi tiết trong bài đọc này. 

Sơn Epoxy là gì ?

Sơn epoxy là tên gọi của 1 dòng sơn công nghiệp 2 thành phần được tạo nên từ những hạt nhựa epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và 1 số phụ gia khác. Sau khi trộn lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,…. Thường được sử dụng phổ biến cho các bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, trần.

Bạn đang xem: Nhựa epoxy là gì

*

Ứng dụng sơn epoxy cho sàn công nghiệp

1 Bộ sơn epoxy hoàn chỉnh sẽ được gom lại thành:

Thùng lớn (phần A): là thành phần sơn Thùng nhỏ (phần B): chất đông cứng (keo đóng rắn epoxy). 

*

Hình ảnh minh họa 1 bộ sơn epoxy.

5 Lợi ích của sơn epoxy khiến nhiều người lựa chọn .

Đa dạng chủng loại cho nhiều vật liệu. 

Sơn epoxy được tạo ra để phục vụ cho nhiều vật liệu kết cấu và đặc biệt là kim loại và bê tông. 

Với kim loại (sắt thép, nhôm,…): sẽ có các loại như: sơn chống rỉ epoxy cho sắt thép thông thường, sơn thép mạ kẽm, sơn bổ sung kẽm cho sắt thép (sơn tàu biển)…..Với vật liệu bê tông (tường – trần, sàn): Sẽ có các dòng sơn epoxy hệ dung môi hoặc không sử dụng dung môi như: sơn epoxy tự san phẳng, sơn epoxy gốc pu,…

*

sơn epoxy cho kết cấu thép

Tính thẩm mỹ cao.

Có 1 sự thật là màu sắc sơn epoxy tạo sự thu hút rất lớn. Điều đó được lý giải bởi sự đa dạng về màu sắc, độ sáng bóng cao hoặc bóng mờ tùy theo sự điều chỉnh, tạo sự hài hòa tương phản, dễ dàng kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như: trang trí, cảnh báo, nhận diện khu vực,…

*

Bạn cảm nhận thế nào về sơn nền epoxy cho bãi đậu xe tầng kết hợp kẻ vạch lối đi ?

Khả năng chống tác động chống ăn mòn cực tốt. 

Chống ăn mòn, mài mòn là những đặc tính cơ bản của sơn epoxy cho bề mặt kim loại và sàn bê tông. Với tính năng cơ học có màng sơn độ dai, cứng và rất chắc cùng khả năng chịu được nhiều loại hóa chất tùy theo từng dòng và sự tác động của môi trường. 

*

Ứng dụng sơn epoxy cho công trình ngập nước – chống ăn mòn muối biển.

*

Sơn epoxy chống mài mòn cấp độ 8 – 9

Chịu được nhiều loại hóa chất khác nhau. 

sơn nền epoxy chống axit, bazo hay nhiều hóa chất khác là những tính năng chính sơn epoxy có thể đáp ứng được trong các nhà máy sản xuất & chế biến. 

 

Đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

TCVN 9014: 2011

TCVN 8789:2011 về sơn bảo vệ kết cấu thép – yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử. 

Đáp ứng các tiêu chuẩn GMP – WHO của sơn epoxy hệ đổ không dung môi trong lĩnh vực sản xuất dược – mỹ phẩm. 

Đạt tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, nông sản. 

Những bề mặt nào thường ứng dụng sơn epoxy ? 

Có rất nhiều bề mặt có thể ứng dụng sơn epoxy. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là: 

Sơn epoxy ứng dụng chống gỉ sét & phủ màu sắc bảo vệ cho bề mặt kim loại thường, kim loại thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt đặc thù (muối biển, hóa chất, nhiệt độ….)

*

Ứng dụng sơn epoxy chống rỉ và phủ bảo vệ cho tàu biển

*

Ứng dụng của sơn epoxy cho việc chống rỉ & bảo vệ kết cấu thép tiền chế

*

Ứng dụng sơn epoxy chống rỉ vào trong những công trình dân dụng

Sơn epoxy ứng dụng thẩm mỹ & tạo công năng bảo vệ kết cấu nền sàn bê tông (áp dụng được cho cả bề mặt tường, trần, vách): Đây là khu vực được ứng dụng nhiều đến sơn nhất để đảm bảo sự bền vững của kết cấu. Đặc biệt là trong sàn công nghiệp (kho xưởng, phòng sạch, nơi sản xuất, bảo quản) và thương mại (các bề mặt nền sàn showroom, sàn tầng hầm, tường – trần bệnh viện)….

*

Nhà xưởng công nghiệp ứng dụng sơn sàn epoxy Đinh Ngân gốc dung môi

*

Tạo sự mới lạ khi áp dụng sơn epoxy vào văn phòng, khách sạn, nhà hàng.

Sơn epoxy cho gỗ, nhựa, kính….Dòng sản phẩm này thiên về các công trình trang trí & trưng bày như: bàn, ghế, công trình sơn 3D,…

*

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi áp dụng sơn epoxy cho bề mặt gỗ

Sơn epoxy có những thành phần cơ bản nào ? 

Các thành phần cơ bản của sơn epoxy bao gồm: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, phụ gia, dung môi…

1. Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính cho các loại bột và màu trong sơn, tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy vào mục đích sử dụng và loại sơn để người ta xác định chất kết dính.

Xem thêm: parallel là gì

2. Bột độn:còn được gọi với cái tên là bột độn được pha vào nhằm mục đích gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn ( tính chất của màng), kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Một số loại chất độn sơn (bột độn ) thường được dùng như: Kaoline, Oxide titane, Carbonate calcium…

3. Bột màu: Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu có nhiệm vụ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu bao gồm hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp

5. Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng tùy theo từng dòng sơn cụ thể.

6. Dung môi: Là chất hòa tan nhựa và pha loãng sơn, đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

*

Quá trình tạo nên thành phẩm sơn epoxy

Phân loại sơn epoxy

1.Phân loại sơn epoxy theo dung môi sử dụng.

Sơn epoxy gốc dung môi hữu cơ (epoxy solvent based)Sơn epoxy 2 thành phần dùng chất đóng rắn là các amin, polyamide,Sơn epoxy 1 thành phần khô bằng sấy nóng gồm các loại: Epoxy Phenol, Epoxy melamine, Epoxy Urea, Epoxy Ester melamine.Sơn Epoxy Ester 1 thành phần khô tự nhiên.Sơn epoxy không dung môi (epoxy solvent – free)Sơn epoxy gốc dung môi là h20 (epoxy water based)Sơn epoxy gốc h20 và bột

2.Phân loại sơn epoxy dựa trên tính chất ứng dụng của nhựa epoxy

Sơn bảo vệ chất lượng cao (heavy-Duty Protection) hai thành phần: Bao gồm phần A: Sơn gốc epoxy, phần B: chất đóng rắn (ứng dụng cho cả 2 loại có dung môi và không dung môi.Sơn epoxy 1 thành phần đóng rắn ở nhiệt độ cao.Sơn epoxy Este khô tự nhiên và khô sấy nóng.a. Sơn epoxy 2 thành phần dùng chất đóng rắn.

Thường được sử dụng nhiều trong sơn tàu biển các sơn bảo vệ chống ăn mòn cho bề mặt kim loại và bê tông.

Cấu tạo:

Nhựa epoxy được sử dụng là loại epoxy lỏng và epoxy rắn tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng sơn.Ví dụ:sơn epoxy lỏng dùng chế tạo sơn không dung môi hoặc ít dung môi (loại sơn bền với hóa chất hoặc dung môi).Sơn epoxy rắn dùng chế tạo sơn nhanh khô và có độ dẻo hơn so với sơn đi từ epoxy lỏng. Đây là dòng sơn chiếm 85% số lượng sơn bảo vệ cho kim loại và nền sàn bê tôngChất đóng rắn: thông thường là các Amin mạch thẳng công hợp (Aliphatic Amine Adducts), polyamides, admidoamine (chất đóng rắn công nghệ mới trên bề mặt ẩm ướt của bê tông và bề mặt kim loại còn rỉ sét), Cyclo aliphatic amines (dùng nhiệt độ để xúc tác đóng rắn).là nhóm chức kết hợp với nhóm chức epoxy tạo thành polymer 3 chiều bền vững. Quá trình này được xảy ra giữa các nhóm amin của polyamine và nhóm chức epoxy của nhựa epoxy.

b. Sơn epoxy 1 thành phần đóng rắn ở nhiệt độ cao.Là loại sơn có trọng lượng phân tử cao dùng bảo vệ các ion chứa thực phẩm và tôn cuộn yêu cầu nhiệt độ đóng rắn cao (khoảng 200 độ). – Ứng dụng: thùy fuy, lon bia, chai nước giải khátc. Sơn epoxy ester 1 thành phần khô tự nhiên

Tham khảo các sản phẩm sơn epoxy hiện Đinh Ngân đang bán trên thị trường.

Xem thêm: Mống Mắt Là Gì – Có Thực Sự Tốt

Hy vọng qua những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn hiểu được sơn epoxy là gì ?, cấu tạo và ứng dụng của sản phẩm này để áp dụng, lựa chọn sản phẩm thực tế phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về dòng sơn này có thể tham khảo các bài viết trên mục tin tức của Đinh Ngân để có được những kiến thức bổ ích.

Chuyên mục: Hỏi Đáp