Deep vein thrombosis refers to a blood clot that develops inside a larger vein – usually deep within the lower leg or thigh.

Bạn đang xem: Blood clot là gì

*

Huyết khối tĩnh mạch sâu là chứng máu đông nằm sâu bên trong tĩnh mạch lớn hơn – thường nằm sâu bên trong ống quyển hoặc đùi.

What is deep vein thrombosis?

Deep vein thrombosis refers to a blood clot that develops inside a larger vein – usually deep within the lower leg or thigh. DVT strikes about half a million Americans every year and causes up to 100,000 deaths. The danger is that part of the clot can break off and travel through the bloodstream, where it can lodge in the lungs causing a blockage in blood flow, organ damage, and death.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là chứng máu đông nằm sâu bên trong tĩnh mạch lớn hơn – thường nằm sâu bên trong ống quyển hoặc đùi. Mỗi năm có khoảng 500.000 người Mỹ mắc chứng bệnh này và gây 100.000 ca tử vong. Nguy hiểm là một phần huyết khối đó có thể vỡ ra và đi qua máu, có thể nằm lại ở phổi làm cho máu không lưu thông được, làm tổn thương các cơ quan khác, và dẫn đến tử vong.

Symptoms of deep vein thrombosis

Unfortunately, DVT often goes unnoticed. About half of people with DVT have no warning signs. Symptoms may include:

Redness Swelling Tenderness or pain

These occur in the area of the blood clot, which is usually the leg (as seen here).

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu

Tiếc là, bệnh thường khó có thể nhận thấy được. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu không có dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng có thể bao gồm:

.Da ửng đỏ . Phù nề Đau hoặc nhức

Những triệu chứng đó xảy ra ở vùng huyết khối, thường là ở cẳng chân (như trong hình minh hoạ).

Dangers of DVT: Pulmonary embolism

If part of the clot breaks loose and travels through the bloodstream, the results can be life-threatening. A clot that blocks the blood supply to the lungs is called a pulmonary embolism. Symptoms include trouble breathing, low blood pressure, fainting, faster heart rate, chest pain, and coughing up blood. If you have any of these symptoms, call 911 or go to the emergency room.

Nguy hiểm của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu: Nghẽn mạch phổi

Nếu một phần huyết khối bị vỡ ra và đi qua máu thì hậu quả có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cục huyết khối này ngăn không cho máu đến phổi – đây được gọi là nghẽn mạch phổi. Triệu chứng bao gồm khó thở, huyết áp thấp, yếu ớt, nhịp tim nhanh hơn, đau ngực, và ho ra máu. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như thế thì hãy gọi 911 hoặc đến phòng cấp cứu ngay nhé.

What causes DVT?

Anything that damages the inner lining of a vein may contribute to DVT, including surgery, injury, or an immune system response. Blood that is thick or flows too slowly is more likely to form a clot, especially in a vein that is already damaged. Other things that increase risk for blood clotting include genetic disorders, hormone changes, and lack of movement.

Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Bất cứ điều gì gây tổn thương nội mạc tĩnh mạch đều có thể góp phần gây nên bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, như phẫu thuật, chấn thương, hoặc phản ứng hệ miễn dịch. Máu đặc hoặc lưu thông quá chậm dễ bị vón cục, nhất là trong tĩnh mạch đã bị tổn thương sẵn. Bệnh di truyền, thay đổi hoóc-môn, và thiếu vận động cũng làm tăng nguy cơ đông tụ máu.

Who’s at risk for DVT?

People with a higher risk of DVT include:

· People who have cancer

· People who have had surgery

· Anyone on extended bed rest

· The elderly

· Smokers

· Long-distance travelers

· People who are overweight or obese

Đối tượng nào có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu?

Người có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn gồm:

· Người bị ung thư

· Người đã từng bị phẫu thuật

· Người dưỡng bệnh lâu hơn bình thường

· Người già lớn tuổi

· Người hút thuốc

· Người đi du lịch đường dài

· Người dư cân hoặc béo phì

DVT and Pregnancy

Women have a greater risk of developing DVT during pregnancy and the four to six weeks after giving birth. This is due to higher levels of estrogen, which may make blood easier to clot. The pressure of an expanding uterus can also impede blood flow of the veins as well. Certain blood disorders can boost the risk even more.

Huyết khối tĩnh mạch sâu và thai nghén

Phụ nữ có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn suốt thời kỳ thai nghén và sau khi sinh từ 4 đến 6 tuần. Điều này là do nồng độ estrogen cao hơn, có thể làm cho máu dễ vón cục hơn. Bên cạnh đó áp lực của tử cung giãn nở ra cũng có thể làm cản trở lưu thông máu trong tĩnh mạch. Một số bệnh về máu nào đó cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh.

DVT and hormonal birth control

Like pregnancy, hormonal birth control and post-menopausal hormone therapy change blood chemistry and may increase risk of DVT, even in women who don”t have blood disorders.

Huyết khối tĩnh mạch sâu và biện pháp tránh thai bằng hoóc-môn

Cũng giống như mang thai, phương pháp tránh thai bằng hoóc-môn và liệu pháp hoóc-môn hậu mãn kinh có thể thay đổi hoá học máu và có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, thậm chí ở phụ nữ không bị bệnh về máu.

DVT and Travel

Traveling to new and faraway places can be exciting. Studies show long-distance travel lasting more than four hours doubles your risk of developing DVT. This includes travel by air, bus, train, or car. Not moving around in these cramped conditions can cause sluggish blood flow.

Huyết khối tĩnh mạch sâu và du lịch

Du lịch đến những vùng miền xa xôi và mới mẻ có thể hứng thú. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy du lịch đường dài trên 4 tiếng đồng hồ có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu lên gấp đôi, chẳng hạn như du lịch bằng máy bay, xe buýt, xe lửa, hoặc xe hơi. Việc không cử động di chuyển chỗ này chỗ nọ trong những phương tiện như thế có thể làm cho máu lưu thông chậm.

Diagnosing DVT

An ultrasound is most often used to diagnose DVT. It uses sound waves to create a picture of blood flow in the affected area and can reveal a clot. Before recommending an ultrasound, your health care provider will examine you and check you for signs of DVT. You may be asked about your medical history, medications you are taking, family history, and about any other factors that could raise your risk of DVT.

Xem thêm: Nhân Viên Tín Dụng Tiếng Anh Là Gì, Cơ Hội Và Thách Thức Của Nghề Banker Hiện Nay

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu

Siêu âm là phương pháp thường được sử dụng nhất để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Thủ thuật này sử dụng sóng âm để tạo hình máu lưu thông ở vùng bệnh và có thể nhìn thấy được cục máu đông. Trước khi đề nghị siêu âm thì bác sĩ chăm sóc sức khỏe sẽ khám cho bạn và kiểm tra xem bạn có triệu chứng bị bệnh không. Bác sĩ có thể hỏi bạn về tiền sử sức khỏe, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, tiền sử sức khỏe gia đình, và bất kỳ yếu tố nào khác có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh cho bạn.

Treating DVT: Anticoagulants

Anticoagulants, which make the blood thinner, are the most common DVT treatment. They include warfarin, which is taken as a pill, as well as heparin, which is injected. They can’t break up an existing clot, but they can stop it from getting bigger – giving the body time to dissolve the clot on its own. Anticoagulants can also prevent new clots.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng thuốc chống đông tụ

Các loại thuốc chống đông tụ, làm máu loãng hơn là thuốc trị huyết khối tĩnh mạch sâu thường thấy nhất. Chúng chứa warfarin, ở dạng thuốc viên, đồng thời cũng chứa heparin, được sử dụng ở dạng tiêm chích. Những loại thuốc đó không làm vỡ cục máu đông hiện có, nhưng có thể ngăn không cho cục máu ấy lớn hơn – giúp cho cơ thể có thời gian để tự làm tan huyết khối. Thuốc chống đông tụ cũng có thể ngăn hình thành cục máu mới.

Treating DVT: Clot busters

Medications that actually dissolve blood clots are called thrombolytics. They can cause sudden, severe bleeding, so they are used only in emergencies, for example to dissolve a life-threatening blood clot that”s traveled to the lungs and is causing severe symptoms. Thrombolytics are given by IV in a hospital setting.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng thuốc làm tan máu đông

Thuốc thực sự làm tan máu đông được gọi là thuốc chống đông tụ máu. Chúng có thể gây xuất huyết đột ngột và dữ dội nên chỉ được dùng trong những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như để làm tan máu đông đe doạ đến tính mạng đến phổi và đang gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc chống đông tụ máu được truyền qua đường tĩnh mạch theo quy định của bệnh viện.

Side effects of DVT medications

Because anticoagulants thin the blood, people who take them may get bruises often or bleed more easily. Internal bleeding can be life-threatening, so if you take an oral anticoagulant, your doctor will test your blood to make sure it’s not too thin.

Tác dụng phụ của thuốc trị huyết khối tĩnh mạch sâu

Vì thuốc chống đông tụ máu có thể làm cho máu bị loãng nên người sử dụng thuốc này có thể thường hay bị nhiều vết bầm thâm hoặc bị xuất huyết dễ dàng hơn. Xuất huyết nội có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy nếu bạn sử dụng thuốc chống đông tụ máu dạng uống, thì bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để chắc rằng máu của bạn không quá loãng.

Warning signs of internal bleeding

Signs of internal bleeding in the belly include pain, vomit that is red or looks like coffee grounds, and bright red or black stools. Bleeding in the brain can cause severe headache or symptoms of stroke such as vision changes, abnormal movement, and confusion. Call 911 or go to the emergency room if you develop any of these symptoms. Also check with your health care provider if you bleed a lot from minor injuries.

Các dấu hiệu cảnh báo về trường hợp xuất huyết nội

Các dấu hiệu xuất huyết nội ở bụng gồm đau, ói có màu đỏ hoặc trông có màu như bã cà phê, hoặc phân đỏ tươi hoặc đen. Xuất huyết não có thể gây nhức đầu dữ dội hoặc gây nhiều triệu chứng đột quỵ chẳng hạn như thay đổi thị giác, cử động bất thường, hoặc lơ mơ nhầm lẫn. Hãy gọi 911 hoặc đến phòng cấp cứu nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ nếu thấy xuất huyết nhiều trong trường hợp bị chấn thương nhẹ nhé.

Treating DVT: Vena cava filter

If you can”t take anticoagulants or they are not working, your doctor may recommend inserting a filter into a large vein called the vena cava. This filter catches breakaway clots and prevents them from traveling to the lungs. The filter won”t stop new clots from forming or cure DVT itself, but it can prevent a life-threatening pulmonary embolism.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng lưới lọc tĩnh mạch chủ

Nếu bạn không sử dụng thuốc chống đông tụ được hoặc nếu thuốc không đáp ứng thì bác sĩ có thể chèn vào bên trong tĩnh mạch lớn một lưới lọc – tĩnh mạch này được gọi là tĩnh mạch chủ. Lưới lọc này giữ những huyết khối vỡ và ngăn không cho những mảnh huyết khối đó đi vào phổi. Lưới lọc này sẽ ngăn việc hình thành cục máu đông mới hoặc sẽ không chữa lành được chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng nó có thể ngăn ngừa được chứng nghẽn mạch phổi đe doạ đến tính mạng.

Treating DVT: Compression stockings

Compression stockings apply pressure to keep the blood in the legs from pooling and clotting. They reduce swelling and help relieve discomfort in a leg where a clot has already formed. You can get compression stockings over the counter or by prescription. Prescription stockings provide greater pressure.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng vớ bó chặt

Vớ bó chặt làm nén áp lực giữ cho máu ở chân không bị tích tụ và đông cục. Chúng có tác dụng làm giảm phù và giúp chân được thoải mái hơn nơi mà máu đông đã hình thành. Bạn có thể mua loại vớ bó này tự do hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Vớ mua theo toa có sức bó cao hơn.

 Treating DVT: Home care

To reduce swelling and discomfort, keep the affected leg raised when possible. If your doctor has recommended compression stockings, be sure to wear them even when you”re at home.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà

Để giảm phù và khó chịu, bạn nên giữ chân bị bệnh được nâng cao bất cứ khi nào có thể. Nếu bác sĩ khuyến nghị nên sử dụng vớ bó chân thì phải chắc rằng nên mang chúng thậm chí khi bạn ở nhà đi chăng nữa.

Long-term complications of DVT

Once a blood clot is gone, DVT sometimes leaves behind an unpleasant calling card. You may have long-term swelling, changes in skin color, and pain where the clot was. These symptoms, known as post-thrombotic syndrome, sometimes show up even a year after the clot.

Biến chứng lâu dài của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Khi huyết khối đã tan thì chứng bệnh này đôi khi cũng để lại di chứng khó chịu. Bạn có thể bị phù nề trong một thời gian dài, thay đổi màu da, và đau ở nơi đông tụ máu. Các triệu chứng này, được gọi là hội chứng hậu huyết khối, đôi khi kéo dài thậm chí đến 1 năm sau khi mắc bệnh.

Preventing DVT: Exercise

Being active increases your blood flow, keeping it from pooling and clotting. Exercising the lower leg muscles in particular can help prevent DVT. When you”re not active – at your desk, for example – take breaks to stretch your legs. Get up and walk around if you can. Frequent exercise also reduces the risk of obesity, which contributes to DVT risk.

Xem thêm: 6 Bằng Chứng Về Lợi ích Cho Sức Khỏe Của Hạt Gai Dầu ( Hemp Là Gì

Ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu bằng cách tập thể dục thể thao

Sự năng động thể chất làm tăng lưu thông máu, giúp cho máu không bị tích tụ và đông cục. Tập luyện cho cơ ống quyển đặc biệt có thể giúp ngăn ngừa được huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi bạn không hoạt động – như ngồi ở bàn làm việc chẳng hạn thì nên có những khoảng thời gian duỗi thẳng chân. Nên đứng dậy và đi chỗ này chỗ kia nếu được. Việc tập luyện thường xuyên cũng làm giảm được nguy cơ béo phì, đây cũng là yếu tố góp phần tạo nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Preventing DVT: Travel tips

When traveling for more than four hours, avoid tight clothing and drink plenty of water. Get up and walk around at least every two to three hours. If you have to stay in your seat, find ways to keep the legs active. Try clenching and releasing your leg muscles or lifting and lowering your heels with your toes on the floor. And be sure to do plenty of sightseeing by foot once you arrive.

Ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu: Các bí quyết đi du lịch

Khi đi du lịch trên 4 tiếng đồng hồ, bạn nên tránh mặc quần áo bó sát người và nên uống nhiều nước. Cứ ít nhất 2 đến 3 tiếng đồng hồ nên đứng dậy và đi chỗ này chỗ nọ. Nếu buộc phải ngồi 1 chỗ, bạn nên tìm cách giúp chân được cử động. Hãy cố gập và duỗi cơ chân hoặc nâng và hạ thấp gót bằng ngón chân trên sàn. Và hãy chắc rằng nên đi bộ để tham quan nhiều nơi khi bạn đến nơi nhé.  

Chuyên mục: Hỏi Đáp