Khái niệm thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu như thế nào ? Có các dạng phân chia tài sản thừa kế như thế nào ? Cách thức phân chia tài sản thừa kế là đất đai, nhà ở … cho những người có quyền thừa kế sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:
Mục lục bài viết
1. Thừa kế là gì ? Quy định pháp luật về thừa kế2. Chia thừa kế quyền sử dụng đất đứng tên cha mẹ ?3. Cách chia tài sản thừa kế khi không có di chúc ?4. Cách thức chia tài sản thừa kế cho cháu như thế nào ?5. Tư vấn thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Bạn đang xem: Thừa kế là gì
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Xem thêm: Direct Debit Là Gì – Direct Debit / Ghi Nợ Trực Tiếp
2. Chia thừa kế quyền sử dụng đất đứng tên cha mẹ ?
Thưa luật sư, cháu muốn hỏi luật sư việc như sau. Chuyện là: ông nội cháu ngày xưa có mua một miếng đất nhưng là tiền bố mẹ cháu bỏ ra mua hết đứng tên ông. Ông không may mất do tai nạn mà anh trai cháu chưa nhận biết được mặt ông do còn quá nhỏ. Bố mẹ cháu về quê để làm sổ đỏ miếng đất đó. Do vẫn đứng tên ông nên phải xin chữ ký của tất cả cô bác trong nhà. Ai cũng ký vì đó là bố mẹ cháu bỏ tiền. Còn có một bác, bác không chịu kí, bác nói bỏ 50 triệu thì bác mới ký.
Vậy cháu muốn hỏi luật sư là có tất cả 3 người kí rồi. Chỉ còn bác ấy không chịu ký thì giờ có cách nào làm sổ đỏ không ạ? Không có chữ kí của bác ấy làm được sổ đỏ không ạ?
Luật sư giải đáp giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến , gọi: 1900.6162
Trả lời:
Mảnh đất này là do bố mẹ bạn mua nhưng người đứng tên trên sổ lại là ông nội của bạn. Do không có căn cứ chứng cứ rõ ràng về việc bố mẹ bạn là người bỏ tiền mua mảnh đất nhưng để cho ông nội đứng tên nên cơ quan quản lý về đất đai cũng không thể giải quyết sang tên sổ đỏ cho bố mẹ bạn được.
Mảnh đất đó sẽ được xác định là di sản thừa kế. Các bác của bạn có thể tặng cho di sản thừa kế cho bố mẹ bạn. Người bác còn lại của bạn phản đối thì vẫn có thể nhận một phần đất là di sản thừa kế. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 651.
Xem thêm: Hàm Index Là Gì – Cách Kết Hợp Hàm
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Mỗi người trong hàng thừa kế sẽ được nhận phần di sản bằng nhau.
Bác bạn cũng được xem xét là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do đó, nếu xác định đây là di sản của ông bạn để lại, thì bố bạn sẽ không thể làm sổ đỏ đứng tên mình bố bạn nếu như bác bạn không đồng ý. Muốn cấp sổ đỏ thì bố bạn phải nộp hồ sơ để yêu cầu phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có bất động sản để giải quyết.
Mặc dù bố mẹ bạn bỏ tiền ra mua đất, nhưng nếu không có bằng chứng chứng minh thì đây vẫn được xem xét là di sản thừa kế của ông bạn để tiến hành phân chia.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về thừa kế tài sản trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Cách chia tài sản thừa kế khi không có di chúc ?
Kính chào công ty Luật Minh Khuê. Thưa luật sư, tôi có người bạn đứng tên sổ đỏ là 2 vợ chồng là A, B, nhưng giờ người chồng chết không để lại di chúc, bây giờ làm văn bản phân chia tài chia cho vợ và các con nhưng các con còn nhỏ vậy mẹ là người đại diện pháp luật cho 2 con vậy người vợ có được toàn quyền quản lý và sử dụng định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất . Bản khai quan hệ nhân thân bố A chết, A chết, mẹ A, chị gái A, vợ B và 2 cháu nhỏ C, D được hưởng thừa kế này bằng văn bản này chúng tôi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nêu trên như sau Mẹ A, chị gái A, ( do 2 cháu C,D còn nhỏ nên mẹ B là người đại diện pháp luật sẽ quyết định phần thừa kế của 2 cháu) tự nguyện đồng ý nhường toàn bộ phần thừa kế mà mình được hưởng cho bà B. Bà B đồng ý nhận toàn bộ phần thừa kế mà các đồng thừa kế nhường cho.
Như vậy sau khi hoàn tất thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo văn bản này bà B được toàn quyền quản lý sử dụng và định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất. Khi lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì bảo mẹ là người giám hộ tự quyết định, định đoạt tài sản của người được giám hộ là không phù hợp với quy định của pháp luật , vậy tôi phải làm như thế nào?
Luật sư tư vấn chia thừa kế theo luật dân sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Vì quyền thừa kế quyền sử dụng đất là của con C và D nên có thể chị B được đứng tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho con trên giấy chứng nhận đó. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cha mẹ có quyền quản lý, định đoạt tài sản của con như sau:
“Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”.
“Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện”.
Đối chiếu với quy định trên, nếu hai con của chị B dưới 9 tuổi thì việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất nêu trên sẽ do chị B định đoạt vì lợi ích của con. Định đoạt vì lợi ích của con ví dụ như: bán tài sản để lấy tiền phục vụ cho sinh hoạt, học tập của con. Nếu như con của chị B từ đủ 9 tuổi trở lên tới dưới 15 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Hoặc trường hợp con của chị B đã đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi thì viêc định đoạt tài sản của hai con phải được sự đồng ý bằng văn bản của chị B là người đại diện theo pháp luật của hai con C,D. Như vậy, pháp luật không cấm cha mẹ được định đoạt tài sản của con để chị B có thể lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì chị B cần lên khai đầy đủ về ngày tháng năm sinh của con để văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thể xác định là người con đó có đủ tuổi để định đoạt tài sản của mình không và cần chứng minh rằng chị B Là người đại diện theo pháp luật cho hai con C,D.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Chuyên mục: Hỏi Đáp