Ngạch viên chức là gì? Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật? Nâng ngạch viên chức cần phải làm thủ tục gì? Xác định ngạch viên chức đối với nhân viên phục vụ? Xếp lương khi nâng ngạch viên chức?
1 1. Ngạch viên chức là gì? 2 2. Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật 3 3. Nâng ngạch viên chức cần phải làm thủ tục gì? 4 4. Xác định ngạch viên chức đối với nhân viên phục vụ 5 5. Xếp lương khi nâng ngạch viên chức
Viên chức là những người có hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, thường thấy là các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu… thuộc sự quản lý của nhà nước, như vậy các đối tượng công chức có thể kể đến như là các giảng viên trong các trường đại học công lập, các y tá, bác sĩ trong các bệnh viện công lập… Chế độ lương của viên chức là chế độ tiền lương do nhà nước chi trả và được tính theo ngạch bậc.
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Ngạch viên chức là gì? Mã ngạch viên chức theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về viên chức khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
1. Ngạch viên chức là gì?
Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác
Ngạch viên chức được quy định thành các mã ngạch, và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.
Ở từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những ngạch khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ chia thành các bảng, đối với viên chức mã ngạch sẽ được chia thành 05 bảng, cụ thể như sau:
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.
– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.
Xem thêm: Mã ngạch viên chức ngành giáo dục? Mã ngạch viên chức giáo viên?
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.
– Ngạch nhân viên.
Thông thường khi viên chức muốn được chuyển ngạch khi có đủ điều kiện thì có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch. Để có thể lên ngạch, viên chức cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể của từng ngạch về cấp bậc, ngành học, trình độ,…
2. Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật
Để dễ dàng nhận biết cũng như là thuận tiện hơn trong việc tính lương thưởng cũng như các chế độ khác của viên chức, mỗi ngành nghề đều có quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức. Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ chuyên ngành ban hành thông tư liên tịch quy định về mã ngạch của viên chức, cụ thể từng loại mã ngạch viên chức mới nhất hiện nay được quy định như sau:
+ Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
Bạn đang xem: Ngạch viên chức là gì
– Viên chức là Chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật: 09.054
– Viên chức là Giám định viên cao cấp thuộc bảo vệ thực vật – thú y: 09.062
– Viên chức là Kiến trúc sư cao cấp: 12.087
– Viên chức là Nghiên cứu viên cao cấp: 13.090
– Viên chức là Kỹ sư cao cấp: 13.093
– Viên chức là Định chuẩn viên cao cấp: 13.097
– Viên chức là Giám định viên cao cấp: 13.100
– Viên chức là Dự báo viên cao cấp: 14.103
– Viên chức là Giảng viên cao cấp: V.07.01.01
– Viên chức là Bác sĩ cao cấp:V.08.01.01
– Viên chức là Dược sĩ cao cấp: V.08.08.20
– Viên chức là Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên cao cấp: 17.139
– Viên chức là Phóng viên – Bình luận viên cao cấp: 17.142
– Viên chức là Phát thanh viên cao cấp: 17.145
– Viên chức là Quay phim viên cao cấp:17.148
– Viên chức là Đạo diễn nghệ thuật hạng I: V.10.03.08
– Viên chức là Diễn viên hạng I: V.10.04.12
– Viên chức là Họa sĩ cao cấp: 17.160
– Viên chức là Phương pháp viên cao cấp:17.172
– Viên chức là Huấn luyện viên cao cấp:V.10.01.01
– Viên chức là Âm thanh viên cao cấp: 17a.191
– Viên chức là Thư mục viên cao cấp: 17a.194
+ Đối với ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính
– Viên chức là Lưu trữ viên chính: V.01.02.01
– Viên chức là Chẩn đoán viên chính bệnh động vật:09.055
– Viên chức là Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II:V.03.01.01
– Viên chức là Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II: V.03.02.04
– Viên chức là Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II:V.03.03.07
– Viên chức là Kiến trúc sư chính:12.088
– Viên chức là Nghiên cứu viên chính:13.091
– Viên chức là Kỹ sư chính: 13.094
– Viên chức là Định chuẩn viên chính:13.098
– Viên chức là Giám định viên chính: 13.101
– Viên chức là Dự báo viên chính: 14.104
– Viên chức là Giảng viên chính:V.07.01.02
– Viên chức là Giáo viên trung học cao cấp: 15.112
– Viên chức là Bác sĩ chính:V.08.01.02
– Viên chức là Dược sĩ chính: V.08.08.21
– Viên chức là Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên chính: 17.140
– Viên chức là Phóng viên – Bình luận viên chính: 17.143
– Viên chức là Phát thanh viên chính: 17.146
– Viên chức là Quay phim chính: 17.149
– Viên chức là Dựng phim viên cao cấp: 17.151
– Viên chức là Đạo diễn nghệ thuật hạng II: V.10.03.09
– Viên chức là Diễn viên hạng II:V.10.04.13
– Viên chức là Họa sĩ chính: 17.161
– Viên chức là Di sản viên hạng II:V.10.05.16
– Viên chức là Thư viện viên hạng II:V.10.02.05
– Viên chức là Phương pháp viên chính:17.173
– Viên chức là Huấn luyện viên chính:V.10.01.02
– Viên chức là Âm thanh viên chính: 17a.192
– Viên chức là Thư mục viên chính: 17a.195
+ Đối với viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:
– Viên chức là Lưu trữ viên: V.01.02.02
– Viên chức là Chẩn đoán viên bệnh động vật:09.056
– Viên chức là Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III: V.03.01.02
– Viên chức là Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III:V.03.02.05
– Viên chức là Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III:V.03.03.08
– Viên chức là Kiến trúc sư:12.089
– Viên chức là Nghiên cứu viên: 13.092
– Viên chức là Kỹ sư: 13.095
– Viên chức là Định chuẩn viên:13.099
– Viên chức là Giám định viên: 13.102
– Viên chức là Dự báo viên:14.105
– Viên chức là Quan trắc viên chính: 14.106
– Viên chức là Giảng viên:V.07.01.03
– Viên chức là Giáo viên trung học cơ sở hạng I:V.07.04.10
– Viên chức là Giáo viên trung học cơ sở hạng II:V.07.04.11
– Viên chức là Giáo viên trung học cơ sở hạng III: V.07.04.12
– Viên chức là Giáo viên trung học phổ thông hạng I: V.07.05.13
– Viên chức là Giáo viên trung học phổ thông hạng II:V.07.05.14
– Viên chức là Giáo viên trung học phổ thông hạng III: V.07.05.15
– Viên chức là Bác sĩ:V.08.01.03
– Viên chức là Y tá cao cấp:16.120
– Viên chức là Hộ sinh hạng II: V.08.06.14
– Viên chức là Kỹ thuật y hạng II: V.08.07.17
– Viên chức là Dược sĩ: V.08.08.22
– Viên chức là Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên: 17.141
– Viên chức là Phóng viên – Bình luận viên:17.144
– Viên chức là Phát thanh viên: 17.147
– Viên chức là Quay phim viên:17.150
– Viên chức là Dựng phim viên chính:17.152
– Viên chức là Đạo diễn nghệ thuật hạng III: V.10.03.10
– Viên chức là Họa sĩ: 17.162
– Viên chức là Di sản viên hạng III:V.10.05.17
– Viên chức là Thư viện viên hạng III:V.10.02.06
– Viên chức là Phương pháp viên:17.174
– Viên chức là Hướng dẫn viên chính: 17.175
– Viên chức là Tuyên truyền viên chính: 17.177
– Viên chức là Huấn luyện viên:V.10.01.03
– Viên chức là Âm thanh viên: 17a.193
– Viên chức là Thư mục viên: 17a.196
+ Đối với ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:
– Viên chức là Lưu trữ viên trung cấp:V.01.02.03
– Viên chức là Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật:09.057
– Viên chức là Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV: V.03.01.03
– Viên chức là Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV:V.03.02.06
– Viên chức là Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV:V.03.03.09
– Viên chức là Kỹ thuật viên: 13.096
– Viên chức là Quan trắc viên: 14.107
– Viên chức là Giáo viên tiểu học hạng II:V.07.03.07
– Viên chức là Giáo viên tiểu học hạng III: V.07.03.08
– Viên chức là Giáo viên tiểu học hạng IV: V.07.03.09
– Viên chức là Giáo viên mầm non hạng II:V.07.02.04
– Viên chức là Giáo viên mầm non hạng III:V.07.02.05
– Viên chức là Giáo viên mầm non hạng IV: V.07.02.06
– Viên chức là Y sĩ hạng IV:V.08.03.07
– Viên chức là Y tá chính:16.121
– Viên chức là Hộ sinh hạng III:V.08.06.15
– Viên chức là Kỹ thuật y hạng III: V.08.07.18
– Viên chức là Dược hạng IV: V.08.08.23
– Viên chức là Kỹ thuật viên chính dược:16.137
– Viên chức là Dựng phim viên:17.153
– Viên chức là Diễn viên hạng III: V.10.04.14
– Viên chức là Họa sỹ trung cấp: 17.163
– Viên chức là Di sản viên hạng IV: V.10.05.18
– Viên chức là Thư viện viên hạng IV:V.10.02.07
– Viên chức là Hướng dẫn viên: V.10.01.04
– Viên chức là Tuyên truyền viên: 17.178
+ Đối với ngạch nhân viên
– Viên chức là Quan trắc viên sơ cấp:14.108
– Viên chức là Y tá: 16.122
– Viên chức là Hộ sinh hạng IV: V.08.06.16
– Viên chức là Kỹ thuật y hạng IV: V.08.07.19
– Viên chức là Y công: 16.129
– Viên chức là Hộ lý: 16.130
– Viên chức là Nhân viên nhà xác: 16.131
– Viên chức là Dược tá: 16.136
– Viên chức là Kỹ thuật viên dược: 16.138
3. Nâng ngạch viên chức cần phải làm thủ tục gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm trong 1 đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, năm 2018 tôi thi vào biên chế ngạch kế toán viên hệ cao đẳng và hưởng hệ số lương bậc cao đẳng. Trong quá trình làm thì tôi đã học lên Đại học và đã có bằng năm 2019. Vậy văn phòng luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi có được hưởng lương theo hệ số đại học không? Tháng 2/2020 tôi làm đơn xin lãnh đạo cơ quan xin nâng bậc lương lên bậc lương đại học nhưng đến nay tôi vẫn chưa được giải quyết. Tôi phải làm gì? Tôi xin chân thành cám ơn! Mong nhận được câu trả lời của Văn phòng luật sư trong thời gian sớm nhất.
Luật sư tư vấn:
Điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định 29/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
“1. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện như sau:
b) Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn hưởng hệ lương bậc cao đẳng, nếu bạn học lên đại học thì bạn có thể được hưởng lương theo bằng đại học trong trường hợp khi bạn có bằng Đại học nhưng phải thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV thì viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
“1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định .”
Như vậy có thể thấy, việc bạn đáp ứng về bằng cấp chỉ là một trong các điều kiện để được thăng hạng, ngoài ra còn phải tùy thuộc vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp và nhiều yếu tố khác nữa.
4. Xác định ngạch viên chức đối với nhân viên phục vụ
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Xin cho hỏi ngạch nhân viên phục vụ mã 01.009 (hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) có được chuyển sang ngạch nhân viên mã 01.005 theo Thông tư 11/2014/TT-BNV không? Tôi Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định về hiệu lực thi hành như sau:
“3. Bãi bỏ ngạch và mã số các ngạch tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức, cụ thể như sau:
a) Kỹ thuật viên đánh máy (mã số ngạch 01.005);
b) Nhân viên đánh máy (mã số ngạch 01.006);
c) Nhân viên kỹ thuật (mã số ngạch 01.007);
d) Nhân viên văn thư (mã số ngạch 01.008);
đ) Nhân viên phục vụ (mã số ngạch 01.009);
e) Lái xe cơ quan (mã số ngạch 01.010);
g) Nhân viên bảo vệ (mã số ngạch 01.011).
Đối với công chức hiện đang giữ các ngạch nêu tại Khoản 3 Điều này được chuyển sang ngạch nhân viên (mã số ngạch 01.005) quy định tại Điều 9 của Thông tư này.”
Như vậy, theo quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV, ngạch nhân viên phục vụ mã 01.009 đã bị bãi bỏ, chuyển sang ngạch nhân viên mã 01.005 theo Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BNV.
5. Xếp lương khi nâng ngạch viên chức
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi hiện là viên chức A1003 bậc 02/10 hệ số 2.41 từ ngày 01/06/2016. Đến nay tôi nộp bằng tốt nghiệp đại học thì tôi sẽ được chuyển ngang sang bậc 2 của ngạch đại học 2.67 hay lại quay về bậc 1 2.34 Cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ khoản 3, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 quy định về xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức như sau:
“3. Xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức:
Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Căn cứ Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV quy định xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức như sau:
“1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :
a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b.
Xem thêm: bộ phận sản xuất tiếng anh là gì ?
Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Ví dụ 1: Bà Trần Thị A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên (mã số 01.003) kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2007 (tổng hệ số lương 4,98 cộng 6%VK đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28). Bà A đạt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính và đến ngày 01 tháng 02 năm 2008 được cơ quan có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002), thì bà A được căn cứ vào tổng hệ số lương đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28 này để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 5,42 bậc 4 ngạch chuyên viên chính. Thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên chính và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên chính của bà A được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2008 (ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính).
c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Xem thêm: In A Nutshell Nghĩa Là Gì – Sử Dụng In A Nutshell » Tiếng Anh 24H
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kiểm ngân viên (mã số 07.047) kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2007 (tổng hệ số lương 3,63 cộng 15%VK đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên là 4,17). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2007, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch cán sự (mã số 01.004). Do tổng hệ số lương 4,17 đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên lớn hơn hệ số lương 4,06 ở bậc cuối cùng trong ngạch cán sự, nên ông B được xếp vào hệ số lương 4,06 bậc 12 ngạch cán sự và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 (4,17 – 4,06) kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 (ngày bổ nhiệm vào ngạch cán sự). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2009, sau đủ 2 năm và có đủ điều kiện, ông B được hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự và vẫn tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11.
Đến ngày 01 tháng 3 năm 2010, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch chuyên viên (mã số 01.003) thì ông B được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng hệ số chênh lệch bảo lưu và 5% phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cán sự là 4,37 (4,06 + 0,11 + 5%VK của 4,06) để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở ngạch chuyên viên là 4,65 bậc 8 và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 (ông B đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự nên thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên).”
Như vậy, khi bạn hoàn thành chương trình đại học thì nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển loại viên chức do cấp có thẩm quyền quyết định dựa trên quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và điều kiện chuyên môn đối với từng vị trí làm việc cụ thể.
Chuyên mục: Hỏi Đáp