Lễ Thất Tịch là ngày 7/7 Âm lịch, có lịch sử hơn 2000 năm, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trở thành nét văn hóa đáng tìm hiểu trước khi đến du học và du lịch Trung Quốc. Trong khi, ngày lễ tình nhân được tổ chức ở nhiều quốc gia phương Tây vào ngày 14/2 dương lịch, Lễ Thất Tịch vẫn được trang trọng coi như Valentine của Trung Quốc…

Ngày 7/7 âm lịch để tưởng nhớ đến một cặp đôi uyên ương bị chia cắt nhưng lại nhớ thương nhau cả đời, mỗi năm cặp đôi chỉ được gặp nhau đúng 1 lần vào ngày này. Ngoài ý nghĩa đó, lễ Thất Tịch còn là dịp để những ai yêu thương nhau bày tỏ cảm xúc trân trọng đối phương và thể hiện một tình yêu thuần khiết đáng quý nhất trên đời.

Bạn đang xem: 7/7 là ngày gì

Về truyền thuyết về lễ Thất Tịch có rất nhiều dị bản, tuy nhiên chỉ xoay quanh đến hai nhân vật chính là Ngưu Lang và Chức Nữ

Một dấu ấn của tình yêu vĩnh cửu

Câu chuyện kể rằng, một chàng chăn bò mồ côi tên là Ngưu Lang, đem lòng yêu một nàng tiên tên Chức Nữ. Họ kết hôn, sinh ra hai đứa con và chung sống hạnh phúc trong một vài năm..

Tuy nhiên, Vương Mẫu nương nương biết chuyện gái mình đã kết hôn với chàng trai hạ giới đã vô cùng tức giận. Bà phái thiên binh nhà Trời xuống bắt nàng Chức Nữ.

Tranh vẽ minh họa câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ.

Ngưu Lang không từ bỏ, quyết lên tận cổng Thiên đình tìm vợ. Vương Mẫu rất tức giận, liền tạo ra một dòng sông khổng lồ trên bầu trời để chia tách hai người như một sự trừng phạt nghiêm khắc.

Nhưng tới một ngày, các con quạ thấy thương cảm mối tình của hai người và chúng bay lên trời để làm cầu Ô Thước để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch.

Câu chuyện tình yêu cảm động này thường được kể lại vào dịp lễ Thất Tịch và cũng để bày tỏ mong muốn, khát khao của những tác giả dân gian đối với tình yêu thuần khiết.

Người Trung Quốc đón lễ Thất Tịch như thế nào và tại sao nữ tử trong Diên Hy Công Lược lại thả kim lên mặt nước vào ngày này?

Các thiếu nữ Trung Quốc cùng nhau thể hiện tài năng khâu vá trong dịp lễ Thất Tịch.

Tại Trung Quốc – nơi được xem là cái nôi của ngày lễ Thất Tịch, hay còn được gọi là Quixi là có các hoạt động đón mừng diễn ra sôi nổi hơn cả. Thời gian trước, đây là ngày lễ dành cho các cô gái chưa chồng cầu nguyện cho nàng tiên “Thợ dệt”- tên gọi khác của Chức Nữ với mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải.

Xem thêm: Top Là Gì – Cách Nhận Biết Top Và Bot Là Gì

Có vùng thì các cô gái cùng cầu nguyện để sau này sẽ lấy được một người chồng tốt, đồng thời tham gia các cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu… Các cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước và hy vọng nó không chìm, bởi cây kim tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành.

Ngày này, các cung nữ Trường Xuân Cung đều thi nhau thả kim lên mặt nước với hy vọng được Chức nữ ban cho đôi tay tài hoa. (Ảnh cắt từ phim)

Điều này mới đây đã được chứng minh trong bộ phim làm mạng xã hội dậy sóng là Diên Hi Công Lược. Ở tập 25, nhân ngày Thất Tịch, các cung nữ ở Trường Xuân cung đều kéo nhau ra sân để cùng thả kim vào bát nước, với hy vọng có thể được Chức Nữ ban cho đôi tay khéo léo. Nhưng điều này không dễ, duy chỉ có Phú Sát Hoàng Hậu là thành công sau khi Ngụy Anh Lạc 5 lần 7 lượt thử mà không được.

Một vài vùng khác, 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong những chiếc bánh, người ta sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ. Khi ăn, người nào có cây kim sẽ trở nên khéo léo, người có đồng xu sẽ giàu có, người có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và hôn nhân hạnh phúc.

Duy chỉ có Phú Sát Hoàng Hậu là thả được cây kim nằm yên trên mặt nước nhân dịp lễ Thất Tịch trong phim (Ảnh cắt từ phim)

Lễ Thất Tịch tại Nhật Bản và Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch được gọi là Chilseok. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị làm các lễ hội mà trong đó, dưa leo, dưa hấu, hay bí ngô được sử dụng rất nhiều (vì thời gian này tại Hàn Quốc, các loại nông sản này phát triển rất tốt). Ngoài ra, trong lễ hội Chilseok người Hàn Quốc sẽ nghi thức tắm cầu sức khỏe. Họ còn ăn mì và bánh nướng và các món ăn được làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Riêng các cặp đôi Hàn Quốc hẹn hò vào ngày này, họ hay cùng nhau thưởng thức bánh gạo rắc đậu và trò chuyện.

Lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc còn là dịp để mọi người cùng nhau tận hưởng các món ăn ngon được làm từ lúa mì. (Ảnh imstagram: svn.q)

Tại Nhật Bản, lễ Thất Tịch được du nhập vào ở thế kỷ thứ 8 và được gọi với tên Tanabata. Và người Nhật cũng có một truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi tương tự câu chuyện ở Việt Nam và Trung Quốc. Có thể xem đây là một dị bản để người Nhật có thể theo đó mà tổ chức một lễ hội của riêng quốc gia mình. Từ đó, lễ hội Thất Tịch tại Nhật đã được biến tấu để trở nên có ý nghĩa sâu xa hơn khi kết hợp giữa Thần Đạo Nhật Bản và tinh thần triết lý Phật Giáo.

Một cây trúc Tanzaku trong dịp lễ Tanabata tại Nhật Bản. (Ảnh instagram: Midorinokaze)

Điển hình nhất cho tính chất đặc trưng riêng biệt này, vào ngày lễ hội Tanabata, người Nhật thường viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Đối với trẻ em Nhật Bản, Tanabata cũng là một ngày hội lớn bởi bọn chúng có thể cùng nhau trang trí cho các cành trúc và treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình lên đó.

Tanabata cũng là một ngày lễ rất có ý nghĩa với trẻ em Nhật Bản. (Ảnh instagram: Sagiwu2016)

Lễ Thất Tịch tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các hoạt động trong ngày lễ Thất Tịch không đa dạng và đặc sắc bằng các quốc gia trên. Tuy nhiên, những đôi lứa yêu nhau nhớ đến ngày này thường hò hẹn để cùng tạo nên những kỷ niệm đẹp cho tình yêu đôi lứa. Ngoài ra, nhiều cặp đôi còn đưa nhau đến chùa để cầu cho tình duyên của mình sẽ son sắt vững bền như tình yêu của Ngưu Lang – Chức Nữ dành cho nhau.

Xem thêm: Mobile Payment Là Gì – Có Gì Khác So Với Ví Điện Tử

Bánh phục linh. 

Riêng cộng đồng người Hoa tại Việt Nam thì thường có thói quen dâng hương vào dịp này. Nếu gia đình có nam giới chưa lập gia đình sẽ dâng hương cúng Ngưu Lang vào tối mùng 6 tháng 7, còn gia đình có những cô gái chưa dựng vợ gả chồng sẽ dâng hương cúng Chức Nữ vào tối mùng 7 tháng 7. Trong cỗ bàn ngày Thất Tịch, người Hoa tại Việt Nam còn bày một số bánh trái sản vật đặc sắc gắn liền với truyền thuyết về lễ hội này như: bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, đậu phộng rang (nguyên vỏ), củ ấu, 7 loại trái cây theo mùa, hoa, trà…

Thau Thất Tỷ

Ngoài ra, “thau Thất Tỷ” cũng là một nét đặc sắc vô cùng thú vị trong mâm cỗ bàn của người Hoa trong dịp này. Nó là một cái thau được đan bằng nan tre, dán giấy, bên trong có hình ảnh cây cầu Ô Thước, hình tượng Ngưu Lang, giày dép, quần áo, đồ trang sức… một cách thể hiện sự khéo tay của các cô gái trong ngày tết đặc biệt này.

Công ty tư vấn du học Vinahure chúng tôi với nhiều năm tư vấn và hỗ trợ học sinh hoàn thiện hồ sơ xin học bổng, đặc biệt là du học Trung Quốc. các bạn và các vị phụ huynh hãy yên tâm gửi gắm niềm tin và ước mơ du học của mình cho chúng tôi. Với đội ngũ tư vấn viên và nhân viên xử lí hồ sơ dạy dạn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn một cách nhiệt tình và tận tâm để các vị phụ huynh và các em học sinh có thể chọn được chương trình học phù hợp nhất, cũng như xử lí hồ sơ một cách nhanh gọn và đạt tỉ lệ thành công cao nhất. Vinahure cũng là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Trung Quốc: đại học Khoa học Điện tử Quế Lâm, đại học sư phạm Vân Nam, đại học Kinh tế và Tài chính Nam Kinh, Học viện Hồng Hà,…

Liên hệ Hotline cho chuyên viên tư vấn du học Trung Quốc tại công ty du học Vinahure để được hướng dẫn cụ thể:

*

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: 176 đường Láng, p.Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà NộiĐịa chỉ văn phòng Hồ Chí Minh: số 344 Nguyễn Trọng Tuyển, P2, Quận Tân Bình, HCMĐịa chỉ văn phòng Đà Nẵng: số 220 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hòa Thuận Tây, Hải Châu, Đà NẵngĐịa chỉ văn phòng Huế: 38 Đống Đa, TP Huế

Chuyên mục: Hỏi Đáp