TRANG CHỦ Tin tứcSỰ KIỆN – TIN TỨC – ĐIỂM NHẤN

Cáchmạng tháng Tám (ngày 19 tháng 8 năm 1945) là cuộc cách mạng thắng lợi của ViệtMinh với quân Pháp, Nhật Bản và chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phêchuẩn. Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 HồChí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa.

.

Bạn đang xem: 19/8 là ngày gì

*

.

Bối cảnhlịch sử lúc bấy giờ, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe trục gồm Đức ÝNhật đánh lại phe đồng minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữatham chiến.

Vào tháng 9 năm1940, ngay giữa Thế chiến thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng ĐứcQuốc Xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc kỳ. Ngay lập tức quân độiNhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông NamÁ. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhậtnhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đứctại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương.(Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc Hải Quân và Không Quân Nhậtxuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh).

Thời gian này, ĐảngCộng sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởinghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại. Những binh lính tham giachiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.

Vào tháng 5 năm1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫnđầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt-Trung, thamgia một tổ chức đứng về phía đồng minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là ViệtNam Độc Lập Đồng Minh Hội. Tổ chức này thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổchức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên ĐộiViệt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân (một trong những tiền thân của Quân độiNhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiếnkhu. Trước khi Nhật đầu hàng đồng minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùngđông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.

Trong suốt Thếchiến thứ hai, Mỹ đã tích cực hỗ trợ lực lượng kháng chiến Việt Minh trong cáchoạt động chống Nhật. Một đơn vị đặc nhiệm của tổ chức OSS (Office of StrategicServices) – tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA) – đã từng hợp táccùng lực lượng Việt Minh thành lập một đại đội Việt-Mỹ (do Đàm Quang Trung làmđội trưởng và Thiếu tá A. K. Thomas làm cố vấn) nhằm vào mục tiêu chung chốngNhật. Lực lượng Việt Minh cũng bảo vệ các phi công Mỹ bị bắn rơi trong khu vựcĐông Dương và đưa họ thoát sang Trung Quốc rồi trao lại cho quân đội Đồng Minh.

Đến năm 1945, thấyquân đội Đức bị đánh bại hoàn toàn tại mặt trận châu Âu và ưu thế của quân độiMỹ càng ngày càng lên tại mặt trận Thái Bình Dương, Nhật quyết định hoàn toànkhống chế Đông Dương. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật trao tối hậu thư cho Toànquyền Đông Dương (Gouveneur de l’Indochine), Đô đốc Jean Decoux, yêu cầu đặttoàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền chỉ huy và điều động của họ.Decoux từ chối và bị bắt giam ngay lập tức, không kịp báo lệnh cho lực lượng dướiquyền của mình. Quân đội Nhật, sau đó bất thần tấn công các doanh trại và cơ sởcủa chính quyền thuộc địa Pháp. Chỉ trong một đêm họ đã thanh toán xong toàn bộcứ điểm và bắt giam tất cả các quan chức người Pháp.

Sau khi Nhật đảochính Pháp thành công và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng3 năm 1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏHòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam và mời nhàtrí thức Trần Trọng Kim ra thành lập chính phủ khác dưới sự bảo hộ của Nhật.Ngày 17 tháng 4, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần TrọngKim và ngày 12 tháng 5 thì ra lệnh giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.

Trong khi đó, phảnứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành độngcủa chúng ta” nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thứctuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kì tiền khởi nghĩa, tậpdượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).

Tại Âu châu, Đứcthất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném haitrái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 14 tháng 8, Nhật hoàngtuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tanrã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26 tháng 7, quân độiNhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân độiAnh từ nam vĩ tuyến 16.

Dưới sự cai trị củaNhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ralàm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắpcả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật. Đồng thời, một đại hội đạibiểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâmthời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó làCách mạngtháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng,Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy ngày.

Trong khi đó diễnbiến tại miền Bắc, khi nhậm chức, bộ trưởng tư pháp Trịnh Đình Thảo của chínhphủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trướcđó và cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồndân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội,dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minhlần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,Tuyên Quang, Yên Bái… và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyềntại các tỉnh lỵ.

Hội nghị toàn quốchọp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổngkhởi nghĩa đã chín mùi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ngày 14-8 mộtsố cán bộ Đảng và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vàotình hình hiện tại và chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đãquyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ởđồng bằng Sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình….

Xem thêm: Tự Trọng Là Gì – Nghĩa Của Từ Tự Trọng

Ngày 16 tháng 8năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từTân Trào kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Sáng ngày 18tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta(nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sánghôm sau.

Sáng sớm ngày 19tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đườngkéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớnchưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, củatổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổngkhởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não củachính phủ, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũkhí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hàthành. Khâm sai Bắc kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan KếToại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông.

Cùng thời gianđó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh. Nhưng quân độiNhật đã can thiệp, đưa xe tăng cùng binh lính bao vây quanh trại, đòi tước vũkhí của lực lượng cách mạng. Ông Nguyễn Khang và ông Trần Tử Bình đã quyết địnhtiến hành đàm phán với quân đội Nhật vì theo phân tích thì quân Nhật đã rất rệurã, không còn tinh thần chiến đấu cao và muốn bảo toàn lực lượng khi rút về nước.Hơn nữa nếu quân đội Nhật cố ngăn cản thì cũng không được lợi ích gì vì bảnthân chính quyền do họ dựng lên quá yếu ớt, không thể đối trọng với sức mạnh củaViệt Minh. Đúng như dự đoán, sau khi tiếp nhận đề nghị của Ủy ban Khởi nghĩa,Nhật đã đồng ý rút quân nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức vớicấp chỉ huy tối cao của họ.

Chiều tối 19tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấnTrần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Tsuchihashi –Tổng Tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật – ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (naylà 33 Phạm Ngũ Lão). Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật,đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vàocông việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn,không bị Việt Minh tấn công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng. Kết quả đàmphán với Nhật mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa HàNội bởi phe Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượngvũ trang của Nhật mà còn loại trừ mọi hy vọng của các lực lượng chính trị khácvào khả năng đảo ngược tình thế tại thủ đô vào thời điểm đó.

Cũng trong đêm 19tháng 8, Xứ ủy quyết định thành lập Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Uỷ banNhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng vớinhân dân và cộng đồng quốc tế.

Ngày 20 tháng 8,khoảng 10 giờ 30 sáng, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyềncách mạng lâm thời, đã chính thức ra mắt quốc dân đồng bào tại Vườn hoa Con Cóctrước Bắc Bộ phủ.

Ngày 21 tháng 8 tạiHuế phong trào Việt Minh bừng nổi dậy. Tướng tư lệnh Nhật đã nhận được chỉ thịcủa Đông Kinh phải giữ ngôi cho Hoàng đế Bảo Đại, đã bàn với Thủ Tướng Trần TrọngKim như sau: “Mặc dù nước Nhật đã đầu hàng nhưng quân đội Nhật tại đây vẫn cónhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho tới khi quân đội Đồng minh đến tiếp thu.Xin ngài hãy làm văn thư yêu cầu để chúng tôi tái lập trật tự.” nhưng Thủ Tướngđã từ chối sự giúp đỡ của họ.

Đại tướng Nhậtcũng vào yết kiến vua Bảo Đại xin tái lập trật tự để bảo vệ ngai vàng nhưngcũng bị từ chối.

Thắng lợi ở Hà Nộilập tức kéo theo một sự rung động và làm tan vỡ hệ thống chính quyền thân Nhật ởtoàn vùng. Các tỉnh trưởng, thị trưởng Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, TháiNguyên… đang ngóng trông tin từ Hà Nội, phải vội vàng chuyển sang tìm gặp vàtheo Việt Minh ở địa phương. Ngày 23 tháng 8, chính quyền cách mạng ở Hải Phòngđược thành lập.

Tại Sài Gòn, HuỳnhPhú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng,Đại Việt Quốc dân đảng… thành Mặt trận Quốc qia Việt Nam Thống nhất, tổ chức mộtcuộc biểu tình lớn chống Pháp.

Ngày 25 tháng 8năm 1945, Việt Minh tổ chức biểu tình và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Đến ngày28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh cướp đượcchính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Xem thêm: Tải Game Cảnh Sát – Trình Mô Phỏng Xe Cảnh Sát

Với thắng lợi củaCách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ củaPháp trong gần một thế kỉ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủchuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộngsản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một đảng cầmquyền và hoạt động công khai.

Chuyên mục: Hỏi Đáp