Quan hệ pháp luật là gì? Đặc điểm, yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Update 12/2024

Quan hệ pháp luật là những mối quan hệ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau. Được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn quan hệ pháp luật là gì? Và nắm được đặc điểm, yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật. Hãy cùng licadho theo dõi bài viết này.

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là khái niệm chỉ các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau. Các quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại, chấm dứt dựa trên quy định pháp luật. Những bên tham gia vào quan hệ là chủ thể có quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và Nhà nước đảm bảo.

quan-he-phap-luat-la-gi-1-35express

Quan hệ pháp luật hoàn toàn phân biệt với quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội thể hiện mối quan hệ rộng giữa cá nhân với cá nhân, với tổ chức. Loại quan hệ này tồn tại khách quan, được điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức, xã hội, phong tục tập quán. Đồng thời được đảm bảo thực hiện bởi dư luận xã hội và biện pháp đặc thù của tổ chức.

Ví dụ quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật phân loại như sau: quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật lao động, quan hệ pháp luật hành chính…

vi-du-quan-he-phap-luat-35express

Phân tích ví dụ cụ thể:

Tháng 1/2020 diễn ra sự kiện A giao kết hợp đồng vay tiền với B trong thời hạn 5 tháng với số tiền là 100 triệu. Hợp đồng này có công chứng.

  • Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: A và B
  • Nội dung quan hệ pháp luật dân sự:

+ A có quyền nhận được số tiền vay 100 triệu từ B. Và A có nghĩa vụ phải thanh toán đúng hạn và trả lãi suất (nếu có).

+ B có quyền nhận đủ số tiền cho vay theo đúng hạn. Có nghĩa vụ giao số tiền vay cho A.

  • 3. Khách thể quan hệ pháp luật dân dự: 100 triệu tiền vay và lãi (nếu có).

Các đặc điểm của quan hệ pháp luật

  • Quan hệ pháp luật được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật chính là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định chủ thể, quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý.
  • Quan hệ mang ý chí của Nhà nước, sau đó mới là ý chí của các bên tham gia quan hệ đó.

cac-dac-diem-cua-quan-he-phap-luat-35express

  • Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan. Còn là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
  • Nhà nước đảm bảo việc thực hiện quan hệ pháp luật, bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
  • Khi tham gia vào quan hệ pháp luật các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp luật quy định.

Những yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật

Các thành phần cấu thành quan trọng quan hệ pháp luật gồm có mục lục: chủ thể quan hệ pháp luật, khách thể quan hệ pháp luật và nội dung.

Chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi phù hợp. Đồng thời thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ theo quy định.

Chủ thể là cá nhân và tổ chức khác nhau, cụ thể đó là:

  • Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân: năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó dùng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
  • Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện khi tổ chức đó thành lập theo quy định pháp luật. Đồng thời chấm dứt tư cách pháp lý khi bị phá sản, giải thể.

nhung-yeu-to-cau-thanh-quan-he-phap-luat-35express

Khách thể quan hệ pháp luật

  • Đó là những lợi ích vật chất, tinh thần liên quan mà chủ thể mong muốn đạt được.
  • Khách thể trong quan hệ pháp luật là tài sản vật chất, phi vật chất hay hành vi xử sự.

Ví dụ:

  • Vàng, trang sức, tiền, đá quý, xe, nhà đất: tài sản vật chất
  • Khám chữa bệnh, vận chuyển hàng hóa, tham gia bầu cử…: hành vi xử sự
  • Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm: lợi ích phi vật chất.

Nội dung của quan hệ pháp luật

Là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ đó:

  • Quyền của chủ thể tham gia: thực hiện quyền của mình thông qua thực hiện hành vi trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời yêu cầu chủ thể khác thực hiện. Hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.
  • Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: chủ thể tham gia xử sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trên đây licadho cung cấp kiến thức tổng quan quan hệ pháp luật là gì? Hy vọng bạn đã thu thập nhiều kiến thức điển hình qua bài viết. Đừng quên theo dõi những chia sẻ tiếp theo từ licadho.