Hướng Dẫn Tự Học Phần Mềm Misa Là Gì ? Ưu Điểm, Tính Năng Update 09/2024

Phần mềm kế toán Misa có chức năng chính là quản lý hoạt động bán hàng, giá bán, mua hàng, quỹ tài chính, hợp đồng, ngân sách. Vì thế, nó được nhiều loại hình doanh nghiệp sử dụng, kể cả các ngân hàng, kho bạc hay tổ chức tài chính.

Đang xem: Phần mềm misa là gì

Bộ phận kế toán giữ vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức. Bởi họ kiểm soát tất cả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi làm việc với lượng lớn các con số thì kế toán viên không thể tránh khỏi sai sót. Do đó, sự ra đời của phần mềm Misa chính là công cụ hữu ích cho kế toán và doanh nghiệp giúp quản lý sức khỏe tài chính của công ty, nhất là trong thời kỳ kỷ nguyên số hiện nay. 

Phần mềm Misa là gì?

Phần mềm Misa kế toán là sản phẩm của Công ty Cổ phần Misa do ông Lữ Thành Long và ông Nguyễn Xuân Hòa đồng sáng lập. Doanh nghiệp này chuyên cung cấp các phần mềm quản lý dành cho tổ chức như quản lý trường học, hộ tịch… và nổi bật nhất là phần mềm Misa.

Phần mềm kế toán Misa có chức năng chính là quản lý hoạt động bán hàng, giá bán, mua hàng, quỹ tài chính, hợp đồng, ngân sách. Vì thế, nó được nhiều loại hình doanh nghiệp sử dụng, kể cả các ngân hàng, kho bạc hay tổ chức tài chính.

Bạn có biết, Bạn có thể sử dụng MISA SME online qua internet?

Misa có phiên bản AMIS online. Nếu Bạn chưa có điều kiện nâng cấp lên AMIS mà vẫn muốn sử dụng online => hoàn toàn được nhé!
loltruyenky.vn cung cấp giải pháp cài đặt để sử dụng được Misa SME từ xa. Xu hướng “chuyển đổi số” là tất yếu.
* Làm việc từ xa mọi lúc mọi nơi: Không còn lo mất internet ở văn phòng, không lo máy tính ở VP bị tắt, làm việc từ xa hiệu quả 24/7. Nhiều chi nhánh tại nhiều nơi, Covid-19 cũng không đáng ngại!
* Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí mua máy chủ, nhân sự hỗ trợ, chỗ đặt máy chủ, tiền điện, internet, Backup (sao lưu), và 1 loạt chi phí khác…
Đặc biệt: Dùng thử… 3 tháng miễn phí: Xem chương trình tại đây

Xem chi tiết các gói dịch vụ GỌI NGAY 02466-567-555 

Nhờ các tính năng này mà kế toán viên giảm được áp lực công việc, dữ liệu không bị sai sót. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài chính một cách khoa học, tiết kiệm nhân lực và thời gian.

Ngoài phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp, Misa còn giới thiệu phần mềm Misa thu chi cá nhân đáp ứng việc quản lý chi tiêu của mỗi người. Ưu điểm của phần mềm thu chi là nó không chỉ có phiên bản dùng cho máy tính, mà còn có ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. Nhờ thế, người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu mọi lúc, mọi nơi, tránh bị bỏ sót các khoản mục chi phí.

*

Ưu điểm khi sử dụng phần mềm Misa 

Phần mềm Misa bán hàng là cái tên vô cùng quen thuộc của các doanh nghiệp. Bởi nó mang đến nhiều ưu điểm nổi bật, góp phần tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý. Cụ thể, phần mềm có các ưu điểm nổi bật:

Giúp nhân viên và chủ doanh nghiệp giảm đến hơn 50% quỹ thời gian cho công tác quản lý kế toán, thuế, kho, doanh thu… Từ đó, tăng hiệu suất làm việc của nhân sự.  Tối ưu chất lượng báo cáo bằng cách thể hiện dữ liệu chính xác, rõ ràng và đúng thời hạn. Các công việc liên quan đến số liệu như dữ liệu kế toán, nhân sự, lương thưởng rõ ràng, chi tiết. Các báo cáo dễ hiểu và trực quan. Giúp người quản lý nhanh chóng đưa ra quyết định và giải pháp xử lý về vấn đề tài chính. Tự động sao lưu dữ liệu và quá trình khôi phục dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng.

*

Các tính năng của phần mềm Misa là gì?

Phần mềm Misa có các tính năng sau:

Phân tích tài chính

Cung cấp các biểu đồ phân tích trực quan, hệ thống báo cáo giúp người quản lý doanh nghiệp nhanh chóng có được các dữ liệu chính xác về tình hình công ty.

Quỹ tiền mặt

Thể hiện tình hình tài chính như thu, chi, tồn quỹ tiền mặt (tiền VNĐ, ngoại tệ). Đối chiếu tự động với Thủ quỹ để kiểm tra có sự sai lệch hay không và xử lý kết quả kiểm kê một cách tự động.

Nghiệp vụ thủ quỹ

Rà soát, đối chiếu tự động giữa Sổ theo dõi của Thủ quỹ với Sổ thu chi tiền mặt chi tiết tại quỹ của bộ phận Kế toán, nhằm kịp thời phát hiện chênh lệch. Đồng thời, phần mềm còn có thể xử lý kết quả kiểm kê tự động.

Nghiệp vụ ngân hàng

Rà soát, đối chiếu tự động giữa chứng từ Thu, Chi với Sổ phụ ngân hàng để kịp thời phát hiện chênh lệch. Sau đó, phần mềm giúp dự báo dòng tiền và số dư tài khoản trong thời gian tới.

Nghiệp vụ mua hàng

Phân bổ tự động các loại chi phí mua hàng, hải quan, khoản chiết khấu thương mại. Bên cạnh đó, phần mềm còn theo dõi công nợ phải trả chi tiết theo mỗi hóa đơn.

Nghiệp vụ bán hàng

Hỗ trợ xây dựng chính sách giá bán, chiết khấu tương ứng với mỗi mặt hàng, khách hàng. Đồng thời, theo dõi và quản lý chiết khấu trên tổng giá trị của hóa đơn. Thêm vào đó, phần mềm còn có tính năng cho phép lập kế hoạch thu nợ, quản lý công nợ theo từng giai đoạn, khách hàng, hóa đơn và tính lãi tự động các khoản nợ quá hạn.

Quản lý hóa đơn

Cho phép công ty tạo mẫu, phát hành và sử dụng hóa đơn tài chính theo quy định Thông tư 39/2014/TT-BTC. Tính năng theo dõi thông báo phát hành tem, vé, phiếu nhập kho, vận chuyển…

Nghiệp vụ kho

Quản lý hàng hóa theo từng đặc tính, đối soát tự động với Thủ kho và tự động xử lý chênh lệch khi kiểm kê.

Nghiệp vụ thủ kho

Tra soát, đối chiếu tự động Sổ kho của Thủ kho và Sổ chi tiết tiền vật tư hàng hóa của Kế toán, xử lý chênh lệch một cách tự động sau quá trình kiểm kê.

Nghiệp vụ công cụ dụng cụ

Cho phép phân bổ chi phí thành một lần hay nhiều lần cho mỗi công cụ dụng cụ tương ứng để tính giá thành, và cân đối lợi nhuận kinh doanh. Có tính năng lập biên bản kiểm kê công cụ dụng cụ, xử lý chênh lệch một cách tự động sau quá trình kiểm kê.

Nghiệp vụ tài sản cố định

Tính toán tự động các khoản khấu hao cho từng tài sản cố định và phân bổ chi phí này đến từng phòng ban. Hỗ trợ lập biên bản kiểm kê tài sản cố định, xử lý chênh lệch một cách tự động sau quá trình kiểm kê.

Nghiệp vụ hợp đồng

Quản lý tiến độ thực hiện của tất cả các hợp đồng bán, theo dõi doanh thu chi tiết, chi phí, công nợ, lãi lỗ của mỗi hợp đồng.

Nghiệp vụ lương

Các hoạt động liên quan đến lương như chấm công, tổng hợp chấm công, tính lương, tính lương theo hệ số,… đều được phần mềm cung cấp.

Nghiệp vụ thuế

Tính năng lập tờ khai thuế GTGT tự động, cho phép lập các bảng phụ lục phục vụ nộp thuế trực tiếp hay khấu trừ. Xuất báo cáo thuế theo định dạng XML, nộp báo cáo cho cơ quan thuế thông qua Mtax.vn.

Nghiệp vụ giá thành

Cho phép tính giá thành sản phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang. Phân bổ tự động chi phí đến các đối tượng.

Nghiệp vụ ngân sách

Hỗ trợ lập dự toán ngân sách theo mỗi chi nhánh, bộ phận. Thống kê chi phí theo khoản mục và phân tích hiệu quả của từng chi nhánh, bộ phận trong việc quản lý chi phí.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Nhiều Acc Trên Bluestacks, How To Open Multi

Nghiệp vụ tổng hợp

Tính năng xác định kết quả sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động kết chuyển lãi lỗ tự động. Lập báo cáo thuế, báo cáo quản trị trên cùng dữ liệu và theo dõi, phân bổ tự động các chi phí trả trước.

*

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Misa

Phần mềm kế toán Misa có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và rất phổ biến ở Việt Nam. Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng phần mềm này với minh họa là phiên bản 2012 – một phiên bản được sử dụng rộng rãi và cơ bản nhất. Các phiên bản khác cũng có thao tác tương tự.

Bước 1: Các bạn tải phần mềm Misa  Bước 2: Khởi động phần mềm và chọn “Tạo dữ liệu kế toán mới”.

*

Bước 3: Một màn hình giới thiệu các chức năng xuất hiện, bạn nhấn vào nút “Tiếp theo” để tiếp tục. 

*

Bước 4: Bạn nhập tên máy chủ tùy ý hoặc giữ nguyên mặc định của phần mềm Misa. Bước 5: Nếu là lần đầu tiên sử dụng phần mềm, bạn click chọn “Tạo mới từ đầu” và nhấn “Tiếp theo”. Còn nếu bạn đã từng dùng Misa thì click chọn “Tạo mới dữ liệu năm trước”.

*

Bước 6: Bạn chọn vị trí lưu trữ và nhấn nút “Tiếp theo”. 

*

Bước 7: Bạn Nhập thông tin doanh nghiệp theo bảng (tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, số fax, email, thông tin tài khoản, thông tin chi nhánh).

*

Bước 8: Bạn điền thông tin tên người ký tương ứng với từng chức danh rồi nhấn “Tiếp theo”.

*

Bước 9: Điền năm kế toán vào 2 ô trống và nhấn “Tiếp theo”.

*

Bước 10: Chọn loại đồng tiền hoạch toán, sau đó nhấn “Tiếp theo”.

*

Bước 11: Chọn chế độ kế toán mà doanh nghiệp sử dụng và nhấn “Tiếp theo”.

*

Bước 12: Bạn tùy chọn thiết lập hóa đơn và nhấn “Tiếp theo”. 

*

Bước 13: Bạn chọn phương pháp tính giá xuất rồi nhấn “Tiếp theo”.

*

Bước 14: Phần mềm hiển thị lại toàn bộ thông tin bạn đã nhập. Bạn kiểm tra lại, nếu phát hiện sai sót thì nhấn nút “Quay lại” để điều chỉnh, nếu thông tin đã chính xác thì click nút “Thực hiện”. 

*

Như vậy, bạn đã hoàn tất tạo thông tin trên Misa. Bay giờ, bạn chỉ việc khởi động lại phần mềm, nhập dữ liệu kế toán và tên người dùng cùng mật khẩu để bắt đầu sử dụng. 

*

Download phần mềm Misa mới nhất

Để tải phần mềm Misa miễn phí mới nhất, bạn truy cập https://forum.misa.vn/forums/noi-tai-bo-cai-phan-mem.157 rồi chọn phiên bản mới nhất Misa SME. Cách tải phần mềm Misa về máy tính cực kỳ đơn giản. Theo đó, bạn chọn phiên bản cần tải và nhấn nút “Download” rồi chọn ổ đĩa lưu trữ phần mềm.

Hướng dẫn cài đặt mới phần mềm Misa online

Để cài đặt bản Misa SME, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bạn chạy file cài đặt Misa SME và nhấn “Tiếp tục” để cài đặt.

*

Bước 2: Bạn nhấp chọn “Đồng ý” rồi click nút “Tiếp tục”. 

*

Bước 3: Bạn chọn ổ đĩa lưu trữ phần mềm. Lưu ý, nếu máy tính đang có phiên bản Misa cũ, bạn nên gỡ bỏ để không bị xung đột phần mềm. 

*

Bước 4: Nếu đang cài máy chủ thì bạn nhấn chọn “Máy chủ và máy trạm”. Trong trường hợp đã cài máy chủ Misa và bạn cần cài đặt thêm máy trạm hoặc máy con thì chọn “Máy trạm” để có thể kết nối đến máy chủ.

*

Bước 5: Click nút “Cài đặt” để quá trình cài đặt được thực hiện.

*

Lưu ý: Nếu máy tính chưa cài Framework thì bạn tải Microsoft .NET Framework 4.5. 

Ngoài ra, nếu xảy ra lỗi thiếu SQL ở bước này thì bạn cần tải và cài đặt thêm công cụ misa sql installer. 

*

Sau khi hoàn tất cài đặt và SQL vẫn chưa chạy, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập services.msc, chọn Enabel các dịch vụ SQL, đồng thời cho chúng khởi động cùng với máy tính. 

*

*

Bước 6: Bạn nhấn nút “Hoàn thành” để hoàn tất cài đặt phần mềm Misa

*

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Misa mới nhất

Bước 1: Bạn nhấn chuột 2 lần vào biểu tượng của phần mềm Misa trên Desktop.

*

Bước 2: Bạn tick chọn “Tôi đã đọc hiểu và đồng ý với các thỏa thuận quyền sử dụng trên” rồi nhấn nút “Đồng ý”. 

*

Bước 3: Một màn hình hướng dẫn xuất hiện, bạn nhấn “Tiếp theo”. 

*

Bước 4: Bạn chọn “Tạo mới dữ liệu kế toán” và thực hiện như các thao tác hướng dẫn của phiên bản Misa 2012 ở phần trên. Nếu đang trên máy trạm thì bạn chọn mục “Mở dữ liệu kế toán” và kết nối với máy chủ.

*

Phần mềm Misa không kết nối được với máy chủ

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến phân mềm Misa không thể kết nối với máy chủ và cách khắc phục như sau.

Khi máy trạm không thể kết được với máy chủ thì bạn kiểm tra thông tin đăng nhập như tên máy chủ, máy chủ SQL, giao thức mạng, cổng xem có bị sai hay không. Cách khắc phục và bạn vào mục “Mở dữ liệu kế toán” trên máy chủ, chọn tiếp “Tùy chọn” và kiểm tra các thông tin đăng nhập này so với thông tin của máy trạm. Nếu phần mềm Misa không kết nối được với máy chủ do nguyên nhân mạng LAN không thông nhau giữa máy chủ và máy trạm, thì bạn kiểm tra mạng LAN để khắc phục.  Máy trạm không thể kết được với máy chủ do Windows Firewall của máy chủ chặn truy cập của máy trạm. Lúc này, bạn khắc phục bằng 2 cách.

– Cách 1: Vào Start, chọn Control Panel Windows Firewall. Sau đó, chọn mục Turn Windows Firewall On or Off và chuyển sang chế độ Off.

– Cách 2: Vào Start, chọn Programs MISA SME.NET 2012. Sau đó, chọn MISA SME.NET 2012 Tools, chọn tiếp Service Manager 2012 và click phải chuột Service Manager 2012. Cuối cùng, chọn thiết lập Window Firewall.

Nếu nguyên nhân do phần mềm MISA bị chặn bởi phần mềm diệt Virus thì bạn thiết lập chế độ không chặn trong phần mềm diệt Virus. Nếu nguyên nhân do máy trạm không cùng Workgroup với máy chủ thì bạn kiểm tra WorkGroup của 2 máy. Nếu chúng khác nhau thì sửa WorkGroup của một trong 2 máy cho khớp.

Cách kiểm tra WorkGroup:

– Win XP: Click phải chuột vào My computer Properties System Properties Tab Computer Name Tích chọn ô Change… rồi kiểm tra ô WorkGroup của giao diện Computer Name Changes.

– Window 7: Click phải chuột vào My computer Properties Control Panel Home Tích chọn Change settings Tại Tab Computer Name, tích chọn ô Change… rồi kiểm tra ô WorkGroup của giao diện Computer Name/Domain.

Nếu nguyên nhân do máy trạm bị lỗi thì bạn cài lại phần mềm Misa. Nếu nguyên nhân do máy trạm thiết lập IP tĩnh trong khi máy chủ thiết lập IP động hay ngược lại, thì bạn thiết lập cả 2 máy cùng IP tĩnh hoặc động. Nếu nguyên nhân do máy chủ trùng tên với một máy khác trong mạng LAN thì bạn thực hiện đổi tên máy chủ. Ngoài ra, còn có một số cách khắc phục lỗi khi bạn chưa thể xác định được nguyên nhân như:

– Đổi giao thức mạng trên máy chủ, nếu vẫn chưa đăng nhập được theo HTTP thì bạn thực hiện đăng nhập theo TCP hoặc ngược lại.

– Vào Start trên máy chủ Program chọn tiếp Microsoft SQL server 2005 chọn tiếp Cofiguration Tool sau đó chọn SQL Server 2005 Configuration Manager. Tại SQL Server 2005 Network Configuration, bạn chọn SQL và click chuột phải vào TCP/IP, cuối cùng chọn Enabled.

Phần mềm Misa dùng thử được bao lâu?

Nhà phát triển phần mềm khá hào phóng khi cung cấp cho người dùng bản dùng thử 30 ngày với đầy đủ tất cả các tính năng. Tuy nhiên, người dùng sẽ không thể xuất được báo cáo hay chứng từ. Bên cạnh đó, những chứng từ và báo cáo in từ phần mềm sẽ xuất hiện dòng thông báo “Phần mềm chưa đăng ký giấy phép sử dụng” trong văn bản. 

Mặc dù có một số điểm hạn chế nho nhỏ, nhưng việc sử dụng bản dùng thử giúp bạn rất nhiều trong việc quyết định có nên mua phần mềm hay không, và tiến tới việc tìm hiểu phần mềm Misa bao nhiêu tiền

Mua phần mềm Misa hạch toán như thế nào?

Mua phần mềm Misa ở đâu là thắc mắc chung của nhiều người. Bởi các doanh nghiệp nhận thấy Misa chứa bộ công cụ cần thiết giúp “giải phóng” sức lao động, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc của kế toán đạt mức tốt nhất. 

Học phần mềm Misa ở đâu?

Vì là phần mềm được sử dụng rộng rãi nên có rất nhiều trung tâm đào tạo cách sử dụng. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề thao tác trên phần mềm.

Ngoài ra, khi mua phần mềm kế toán Misa thì nhà cung cấp sẽ có các kỹ thuật viên đến cài đặt và hướng dẫn cách dùng. Các kiến thức có được từ buổi hướng dẫn này đủ để bạn có thể làm quen và thành thục chỉ sau vài lần sử dụng.

Cấu hình tối thiểu cho máy tính để dùng phần mềm Misa

Phần mềm kế toán Misa phục vụ tốt cho nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng chứng từ dưới 5000 chứng từ/tháng, trong đó mỗi chứng từ có tối đa 5 dòng chi tiết, cùng dữ liệu kế toán không vượt quá 10GB. Vì thế, để quá trình sử dụng phần mềm tốt, không gặp sự cố, các doanh nghiệp cần trang bị máy tính có cấu hình như sau:

Doanh nghiệp có ít hơn 1.000 chứng từ/tháng và 1 – 2 kế toán viên.

– Cấu hình của máy trạm để kế toán nhập chứng từ tối thiểu: CPU core i3, RAM 2GB, Win 7. Tuy nhiên, nhà phát triển phần mềm khuyến nghị cấu hình máy tính tối thiểu là CPU core i3, RAM trên 2GB, Win 7 (64 bit).

– Cấu hình máy chủ chứa dữ liệu kế toán tối thiểu: CPU core i3, RAM 4GB, Win 7 (64 bit). Còn nhà phát triển phần mềm khuyến nghị máy có cấu hình tối thiểu là CPU core i5, RAM trên 4GB, Win 7 pro (64 bit).

Doanh nghiệp có 1.000 – 2.000 chứng từ/tháng và kế toán viên dưới 5 người.

– Cấu hình của máy trạm để kế toán nhập chứng từ tối thiểu: CPU core i3, RAM 2GB, Win 7 (64 bit). Tuy nhiên, nhà phát triển phần mềm khuyến nghị cấu hình máy tính tối thiểu là CPU core i3, RAM tối thiểu 4GB, Win 7 (64 bit).

– Cấu hình máy chủ chứa dữ liệu kế toán tối thiểu: CPU core i3, RAM 4GB, Win 7 (64 bit). Còn nhà phát triển phần mềm khuyến nghị máy có cấu hình tối thiểu là CPU core i5, RAM tối thiểu 8GB, Win 7 pro (64 bit) và có ổ SSD để lưu trữ dữ liệu, đồng thời giúp tăng tốc độ đọc.

Doanh nghiệp có 2.000 – 5.000 chứng từ/tháng và kế toán viên từ 5 – 10 người.

– Cấu hình của máy trạm để kế toán nhập chứng từ tối thiểu: CPU core i3, RAM 4GB, Win 7 (64 bit). Tuy nhiên, nhà phát triển phần mềm khuyến nghị cấu hình máy tính tối thiểu là CPU core i5, RAM tối thiểu 4GB, Win 7 (64 bit).

– Cấu hình máy chủ chứa dữ liệu kế toán tối thiểu: CPU core i5, RAM 8GB, Win 7 Pro (64 bit). Còn nhà phát triển phần mềm khuyến nghị máy có cấu hình tối thiểu là CPU core i5, RAM tối thiểu 16GB, hệ điều hành tối thiểu Win server 2008 R2 (64 bit) và có ổ SSD để lưu trữ dữ liệu, đồng thời giúp tăng tốc độ đọc.

Lưu ý: Trong trường hợp phát sinh trên 5.000 chứng từ/tháng hay dữ liệu lưu trữ trên 10GB, bạn cần tối ưu hiệu năng của phần mềm, đồng thời, kết hợp sử dụng thêm hệ thống máy chủ có tài nguyên lớn.

Máy chủ Cloud VPS lưu trữ phần mềm kế toán Misa chuyên nghiệp

Máy chủ Cloud VPS là máy chủ ảo được phân chia từ máy chủ vật lý. Cloud VPS có hệ thống quản trị riêng, chạy hệ điều hành riêng và người dùng được quyền kiểm soát cao nhất đối với nó. Vì thế, máy chủ VPS hạn chế tối đa tình trạng hack local. 

Hiện nay, máy chủ Cloud VPS là giải pháp lưu trữ phần mềm kế toán Misa chuyên nghiệp, tiết kiệm dành cho các doanh nghiệp. Với VPS, vấn đề hỏng ổ cứng hay mất dữ liệu sẽ không còn. Bởi mọi thứ đã được lưu trữ trên đám mây và bạn có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tránh bị gián đoạn khi làm việc.

Ngoài ra, sử dụng Cloud VPS còn giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua tiết kiệm thời gian nhập liệu, quản lý dữ liệu. Đồng thời, giải pháp này còn tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng, bảo trì, quản lý hệ thống khi phần mềm Misa xảy ra sự cố.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Phần Mềm Powerpoint 2016, 2010, 2020 Cho Người Mới Bắt Đầu

Giải pháp lưu trữ Cloud VPS của Hosting Việt dành cho phần mềm Misa 

Hosting Việt cung cấp giải pháp lưu trữ chi phí thấp, và hiệu quả cao chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được tình trạng thiếu nguồn tài nguyên tin cậy cho dữ liệu. Đó chính là máy chủ công nghệ đám mây Cloud VPS an toàn và độ bảo mật tối ưu. Ngoài ra, khi sử dụng Cloud VPS của Hosting Việt, bạn còn được hỗ trợ kỹ thuật về phần mềm kế toán 24/7 bởi các kỹ sư công nghệ thông tin.

Chưa dừng tại đó, lưu trữ phần mềm kế toán Misa bằng máy chủ Cloud VPS chuyên nghiệp của Hosting Việt, bạn còn nhận được các lợi ích sau:

Làm việc mọi lúc, mọi nơi: Sự cố mất điện hoặc mất internet tại văn phòng, hay trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch Covid-19 sẽ không gây cản trở cho công việc của bạn. Vì toàn bộ dữ liệu đã được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây. Do đó, bạn dễ dàng làm việc hiệu quả ngay cả khi đang ở nhà.  Nâng cao năng suất: Toàn bộ các hạch toán chứng từ đầu vào, báo cáo thuế, báo cáo ngân hàng… đều được tiết giảm đến 80% thời gian nhập dữ liệu. Tiết kiệm chi phí: Đây chắc chắn là lợi ích thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, thiên tai. Với Cloud VPS, doanh nghiệp không cần tốn bất kỳ chi phí mua máy chủ, chi phí thuê nhân sự, thuê địa điểm đặt máy chủ, chi phí vận hành máy chủ,…  Kết nối thông minh: Giúp kết nối với ngân hàng, cơ quan thuế, phần mềm bán hàng, chữ ký số, hóa đơn điện tử… tạo nên hệ sinh thái công nghệ giúp quá trình xử lý dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện. Độ bảo mật tối ưu: Công nghệ điện toán đám mây của có độ bảo mật cao thông qua bản quyền Windows server 2019”, từ đó chống các cuộc xâm nhập trái phép. Ngoài ra, Hosting Việt còn chuyển giao quyền quản trị máy chủ cao nhất cho người dùng nên bạn tự chủ được quá trình quản lý. Quản trị tài chính ngay lập tức: Giúp Giám đốc và người quản lý bộ phận nhanh chóng nắm được các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ… để kịp thời có các quyết định điều hành. Và nhiều ưu điểm khác như quản lý tồn kho, kiểm soát chứng từ, lập báo cáo tự động, …

Trên đây là các thông tin về phần mềm Misa cùng ứng dụng của nó. Có thể thấy, đây là phần mềm giúp nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí và là công cụ cần có trong mỗi doanh nghiệp.