Hiện nay, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có tình trạng đề kháng kháng sinh thuộc nhóm cao nhất thế giới. Đây là tình trạng đáng báo động bởi điều này đồng nghĩa với việc nhiều bệnh nhân sẽ không được cứu sống khi vi khuẩn đã kháng tất cả các loại kháng sinh hiện nay.
Đang xem: Phần mềm gpp sở y tế
Một trong những lý do của thực trạng này là do thói quen tự ý mua thuốc về điều trị của người dân. Mua thuốc kháng sinh dễ như mua rau, bệnh gì cũng phải dùng kháng sinh mới yên tâm – Việt Nam hiện là một trong những nước mua, bán kháng sinh dễ dàng nhất mà không cần đơn của bác sĩ. Câu chuyện phổ biến này nhiều thập niên qua đã và đang để lại những hệ lụy xấu cho sức khỏe người dân.
Xây dựng lộ trình đến năm 2020 không còn tình trạng bán kháng sinh không đơn và đó là một trong những mục tiêu của Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 – 2020 của Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã kết hợp với Tập đoàn viễn thông Viettel xây dựng “Cơ sở dữ liệu Dược quốc gia”, ban hành quy định về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra của phần mềm nhằm tiến đến việc tất cả cơ sở kinh doanh dược đều được kết nối với nhau, chuyển các thông tin cần thiết về cho cơ quan quản lý nhà nước, từ đó giúp kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ thuốc cũng như kiểm soát được tình hình bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc như hiện nay.
Việc kết nối dữ liệu này có thể thấy rõ lợi ích cho tất cả các bên tham gia như:
– Đối với người tiêu dùng (người bệnh): Mua thuốc có nguồn gốc, xuất xứ, có thông tin để lựa chọn thuốc, nơi mua thuốc và giá thuốc phù hợp; sử dụng thuốc có chất lượng: dễ dàng được thu hồi nếu thuốc không đạt chất lượng; tránh được nguy cơ đề kháng thuốc.
– Đối với cơ sở kinh doanh thuốc: Mua thuốc có nguồn gốc; quản lý được quá trình kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, mức độ kinh doanh của các kỳ, theo dõi số lượng thuốc tồn kho, hạn dùng, bảng giá, dự trù thuốc…; thực hiện các báo cáo theo quy chế dược; dễ dàng thực hiện công tác thu hồi thuốc; là cơ sở để tham gia cung cấp thuốc bảo hiểm y tế, tăng được nguồn đơn thuốc đến nhà thuốc; dễ dàng thông tin 2 chiều với cơ quan quản lý nhà nước.
– Đối với cơ quan bảo hiểm y tế: Có thêm sự lựa chọn nơi cung ứng thuốc bảo hiểm y tế, tăng thêm sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế.
– Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý được chất lượng thuốc, việc kê đơn và bán thuốc kê đơn; ghi nhận các báo cáo thống kê từ các nhà thuốc; dữ liệu sẵn có để điều chỉnh chính sách; tương tác nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ với đối tượng quản lý; điều tiết thuốc khi có yếu tố nguy cơ xảy ra: thiên tai, thảm họa…
Tỉ lệ % các cơ sở đã được cấp tài khoản kết nối so với tổng nhà thuốc trên địa bàn
Sở Y tế đã làm việc với các bên liên quan như Phòng Y tế; các đơn vị cung ứng phần mềm kết nối và có một số giải pháp nhằm nhanh chóng kết nối dữ liệu theo chủ trương chung, cụ thể:
– Tiếp tục tập huấn cho các nhà thuốc để các cơ sở này hiểu rõ tầm quan trọng của việc kết nối. Thời gian hoàn tất việc tập huấn trước tháng 02/2019.
– Các đơn vị cung ứng phần mềm sẽ hỗ trợ sẵn danh mục các thuốc có số đăng ký đang lưu hành hợp pháp trên thị trường để nhà thuốc dễ dàng nhập số liệu.
Xem thêm: Cách Làm Tóc Đi Chơi Ngày Tết, Những Kiểu Tóc Đẹp Dễ Làm Đi Chơi Tết
– Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về việc kết nối dữ liệu với “Cơ sở dữ liệu Dược quốc gia”, qua đó các công ty cung ứng phần mềm có quyền kết nối và chuyển dữ liệu về Bộ Y tế nếu thỏa mãn yêu cầu về kết nối. Như vậy, các nhà thuốc có thêm nhiều sự lựa chọn các cung ty cung ứng phần mềm phù hợp với yêu cầu của mình.
1. Tổng công ty GPDN Viettel.
2. VNPT.
4. Công ty Vinfa.
5. Công ty CP phần mềm Effect.
6. Công ty cổ phần Izisoft Vietnam.
7. Công ty cổ phần Pymepharco.
8. Công ty CP giải pháp công nghệ – TechMoss.
Xem thêm: Download Video Từ Trang Web Bất Kỳ Với Top 5 Phần Mềm Tải Video Miễn Phí
10. Công ty CP DV và phát triển công nghệ Goldstar Vietnam.
Các nhà thuốc không tuân thủ lộ trình kết nối sẽ không duy trì được tiêu chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”-GPP nên sẽ không còn đủ điều kiện để có thể tiếp tục kinh doanh thuốc.