Ép cọc bê tông ly tâm 2021: Tiêu chuẩn nghiệm thu và định mức quy định! Update 04/2024

Đô thị hóa thế giới tăng trưởng “chóng mặt” với mật độ dân cư lớn, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở, các khu đô thị và công trình trọng điểm cũng tăng nhanh chóng. Cũng vì thế, các phương pháp xây dựng như ép cọc bê tông ly tâm được nhiều người quan tâm hơn vì nhiều lợi ích mang lại như: vững chắc, dễ thi công và vận chuyển, chống thấm, chống ăn mòn tốt bởi các điều kiện thời tiết, đặc biệt là khí hậu “khó chiều” tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất và đơn vị thi công phải hiểu rõ Tiêu chuẩn nghiệm thu cũng như định mức ép cọc theo quy định của nhà nước, để đảm bảo chất lượng công trình bền đẹp theo thời gian.

ep-coc-be-tong-ly-tam-2021-tieu-chuan-nghiem-thu-va-dinh-muc-quy-dinh-35express

Khái niệm cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm là loại cọc bê tông không sử dụng sắt thép, cọc khoan nhồi như các loại cọc thông thường. Loại cọc này sử dụng công nghệ chế tác hiện đại. Với phần ngầm được thiết kế có khả năng chịu tải trọng lớn. Nên có thể đảm bảo chất lượng kỹ thuật trong hầu hết quá trình thi công thực tế.

Cọc ly tâm có dạng hình tròn, được đổ theo phương thức quay ly tâm, bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 96 độ C. Phần lõi bên trong thay vì chứa cốt thép thì lại được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.

Tại sao cọc bê tông ly tâm lại được ứng dụng nhiều?

Với tốc độ phát triển không ngừng của các khu đô thị, lượng dân cư đổ về đây ngày càng tăng cao. Dẫn đến sự tăng lên không ngừng của nhu cầu nhà ở. Vì vậy mà công nghệ chế tác bê tông cũng được phát triển và nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu đó. Nhờ sở hữu nhiều đặc tính tốt, vượt bậc hơn các sản phẩm cọc bê tông khác. Mà cọc bê tông ly tâm được nhiều người lựa chọn. Nó đem đến một công trình vững chắc và bền bỉ với thời gian, ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu, thời tiết.

Tiêu chuẩn về nghiệm thu cọc bê tông ly tâm

Theo quy định theo TCVN 7888 năm 2014, các nhà sản xuất phải chịu toàn bộ trách nhiệm về sản phẩm của mình khi bán ra thị trường. Cụ thể:

  • Sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn và các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
  • Tùy theo từng bộ phận và loại công trình mà quy định về mác cọc ép bê tông ly tâm có thể thay đổi thành mác 100 và mác 150 trở lên.
  • Bề mặt bê tông phải có độ ẩm đạt tiêu chuẩn theo chế độ bảo dưỡng TCVN 5592 năm 1991
  • Thực hiện đúng quy trình kiểm tra cọc ép bê tông gồm: Kiểm tra vật liệu – kiểm tra trang thiết bị – Quy trình sản xuất – cuối cùng là Các tính chất hỗn hợp bê tông đã đông cứng.

tieu-chuan-ve-nghiem-thu-coc-be-tong-ly-tam-35express

Để cọc bê tông ly tâm đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra khắt khe về chất lượng và cường độ chịu lực khi đưa vào sử dụng. Trong đó, có một vài thông số sai lệch vẫn có thể chấp nhận, nhưng không được vượt quá mức các trị số yêu cầu theo quy định cho phép của nhà nước.

Định mức ép cọc bê tông ly tâm

Việc định mức ép cọc bê tông hiện nay không còn cố định theo từng loại công trình khác nhau. Bộ Xây dựng công bố về các bộ định mức được xem là cơ sở giúp các đơn vị có thể lập dự toán xây dựng.

Bên cạnh đó, các định mức ép cọc phải đảm bảo phù hợp với công trình, đặc điểm thiết kế kỹ thuật công nghệ và đáp ứng các điều kiện thi công trên thực tế. Theo đó, hao phí ca máy và công tác cẩu cọc phải được thêm vào trong các hạng mục công việc thuộc phạm vị định mức công bố.

dinh-muc-ep-coc-be-tong-ly-tam-35express

Đối với những công trình ép cọc hay đóng cột điện, thì các nhà thầu phải định mức ép cọc bê tông ly tâm và lưu giữ các chỉ số liên quan trong suốt quá trình thi công ép cọc, bao gồm: đường kính, kích thước cột điện bê tông ly tâm / cọc bê tông, đặc tính địa chất (trên cạn hay dưới nước), độ sâu ép cọc…. và gửi thông số lên Bộ xây dựng.

Sau đó, Bộ xây dựng sẽ gửi về một Bảng thông tư hướng dẫn cùng những giá trị liên quan cho đơn vị thi công và chủ đầu tư để có thể bắt đầu thi công ép cọc bê tông cho công trình.

Quy trình ép cọc bê tông ly tâm

Bước 1: Lập bản vẽ thi công. Việc này giúp người thợ tiến hành đúng thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu như: bê tông, thép, nước, cát,… theo mác bê tông phù hợp với yêu cầu của thiết kế cũng như địa hình công trình.

Bước 3: Nạp các vật liệu trên và lắp copha, trong quá trình nạp liệu kiểm tra độ rò rỉ nước.

Nhận thi công,tư vấn ép cọc bê tông ly tâm giá rẻ

Bước 4: Kéo thép và đưa vào máy ép cọc bê tông ly tâm.

Bước 5: Quay ly tâm. Ở bước này, máy phải hoạt động ổn định, tốc độ quay được điều khiển chính xác sao cho cọc bê tông đạt được chất lượng cao, đúng thiết kế. Sau khi quay xong tiến hành kiểm tra cọc một lần nữa.

Bước 6: Hấp cọc ở nhiệt độ trên 1000 độ C để giúp cọc bê tông khô nước, rắn chắc.

Bước 7: Tháo khuôn cọc và kiểm tra về mặt, kích thước sản phẩm.

Bước 8: Hấp qua lò cao áp một lần nữa để tăng sức bền của cọc bê tông.

Bước 9: Kiểm tra lần cuối từng đoạn cọc bê tông ly tâm trước khi đưa đến công trình.

Để được báo giá đóng cọc bê tông / cột điện ly tâm mới nhất, quý khách vui lòng liên hệ đến Công ty TDC1 qua Hotline 028 3514 1129 – 027 4362 9126, để được tư vấn nhanh nhất!