Điều kiện cần và đủ là khái niệm thường dùng trong bộ môn Toán học. Đồng thời khái niệm này cũng đóng vai trò quan trọng trong lý luận triết học. Vậy điều kiện cần và đủ là gì? Cùng licadho tìm hiểu chi tiết. Đừng bỏ lỡ thông tin bên dưới!
Điều kiện là gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề điều kiện cần và đủ là gì chúng ta cần hiểu điều kiện là gì? Điều kiện là sự kiện có thể xảy ra nhưng chưa chắc chắn phải xảy ra. Cụ thể hơn ở khía cạnh hợp đồng xác định một sự kiện. Và khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng phát sinh được gọi là hợp đồng có điều kiện phát sinh.
Ví dụ minh họa: A thỏa thuận sẽ mua lại con ngựa của B với giá 100.000.000 đồng nếu Z thắng trong cuộc đua hôm sau. Hợp đồng mua bán đã giao kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Và sự kiện được xem là “điều kiện” để hợp đồng phát sinh hiệu lực là “con ngựa thắng cuộc trong ngày mai”. Lúc này 2 bên phải thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận.
Pháp luật La Mã được xem là điều kiện phát sinh. Gắn liền với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực phát sinh từ hợp đồng có điều kiện phụ thuộc vào tình huống (sự kiện, điều kiện) đã thỏa thuận.
Điều kiện cần và đủ là gì?
Đây là điểm ngữ pháp chuyên đề được chú trọng phát triển trong sách giáo khoa và xuất hiện trong nhiều đề thi. Cần có dữ liệu, tài liệu phân biệt điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần là yếu tố để đạt được mục đích nào đó. Còn điều kiện đủ hội tụ nhiều yếu tố liên quan, chỉ cần có nó thì có được tất cả.
Để đơn giản hóa vấn đề bạn có thể nghĩ đến khái niệm “động vật có vú” và “mèo”. “Động vật có vú” là khái niệm mang ý nghĩa bao quát hơn khái niệm “mèo”. Bởi “động vật có vú” gồm: mèo, chó, dê, cừu, hổ còn “mèo” thì chỉ là mèo.
Do đó, động vật có vú là điều kiện cần để thành mèo. Nếu không chúng ta dễ nhầm lẫn con vật đang phân tích với: hổ, báo, dê, cừu. Bên cạnh đó con vật muốn được hiểu là mèo cần sở hữu đặc tính. Đó là: thuộc họ mèo, chân có móng vuốt, kêu meo meo…
Ngược lại, mèo là điều đủ để trở thành động vật có vú. Bởi khi đã là mèo thì nghiễm nhiên nằm trong động vật có vú. Vậy nên, bất kỳ loài mèo nào cũng nằm trong động vật có vú, nhưng động vật có vú chưa chắc có mèo.
Khái quát:
A là điều kiện cần của B nếu bất cứ khi nào có B thì có A. Nhưng không phải lúc nào có A cũng có B.
A là điều kiện đủ của B nếu bất cứ khi nào ta có A thì có B. Nhưng không phải với bất kỳ B ta đều được A.
Điều kiện cần và đủ áp dụng trong toán học như thế nào?
Chúng ta xét mệnh đề: “Hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau”. Phát biểu điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ. Xem thêm các bài tập để hiểu hơn về cách áp dụng điều kiện cần và đủ:
- Điều kiện cần: hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau.
- Xét điều kiện đủ: hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau.
- Điều kiện cần và đủ là không có. Vì A đến B đúng nhưng B đến A sai: hai tam giác có diện tích bằng nhau nhưng chưa chắc bằng nhau.
Khi nói “điều kiện cần và đủ” tức là mệnh đề thuận và mệnh đề nghịch đều đúng. Ví dụ như: điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 3 là tổng các chữ số phải chia hết cho 3. Nếu số X chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của nó chia hết cho 3. Ngược lại, nếu tổng các chữ số của Y chia hết cho 3 thì chắc chắn số Y sẽ chia hết cho 3.
Điều kiện cần và đủ áp dụng trong tâm trí và thể xác như thế nào?
Nếu như nói tâm trí là điều kiện cần của thể xác thì với bất cứ thể xác nào cũng có tâm trí. Nhưng không phải tâm trí nào cũng có thể xác.
Nếu như nói tâm trí là điều kiện đủ của thể xác thì bất kỳ tâm trí nào cũng có thể xác. Tuy nhiên không phải thể xác nào cũng có tâm trí.
Còn nếu như nói điều kiện cần và đủ của thể xác thì mỗi tâm trí có một thể xác. Và ngược lại với mỗi thể xác đều có tâm trí.
Trên đây licadho vừa giới thiệu bạn bài viết điều kiện cần và đủ là gì? Đồng thời đừng quên theo dõi những chia sẻ mới nhất được cập nhật thường xuyên tại licadho.