Các Loại Phần Mềm Máy Tính Là Gì? Tổng Hợp Toàn Bộ Kiến Thức Cơ Bản Update 11/2024

Bấy lâu nay khi nhắc về phần mềm máy tính (soft ware), nhiều người thường nghĩ rằng đây chỉ là tên gọi khác của chương trình máy tính. Bạn đã từng lầm tưởng thế này bao giờ chưa? Vậy thì trong bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu xem phần mềm máy tính là gì và những cách phân loại cơ bản của nó nhé.

Đang xem: Các loại phần mềm máy tính

Phần mềm là gì?

Phần mềm (software) thường được định nghĩalà “Một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó”. Chính vì những định nghĩa có phần thiếu chi tiết thế này đã vô tình làm chúng ta nhầm lẫn với khái niệm chương trình máy tính cũng có định nghĩa tương đương. Và vì thế, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến chương trình máy tính khi chúng ta bắt gặp thuật ngữ “phần mềm”.

Tuy nhiên chúng ta nói về phần mềm, đặc biệt là ngữ cảnh của ngành IT, phần mềm không chỉ là bản thân các chương trình máy tính mà nó còn bao gồm tất cả những gì liên quan như các bản thiết kế, tài liệu,… sinh ra trong quá trình làm dự án phần mềm. Một hệ thống phần mềm được phát triển thường có nhiều hơn một chương trình (program) và tệp cấu hình (configuration file) để thiết lập cho các chương trình đó.Nó có thể bao gồm thêm những hướng dẫn về quy trình, thao tác vận hành của phần mềm trong doanh nghiệp.

Vậy để nói ngắn gọn hơn, ta có thể định nghĩa phần mềm là những chương trình máy tính và các tài liệu liên quan, phần mềm có thể được phát triển để phục vụ cho mục đích riêng của một nhóm khách hàng hoặc có thể là tất cả mọi người.

*

Có bao nhiêu loại phần mềm?

Phần mềm thường được phân loại dựa theo yêu cầu và tính năng, môi trường sử dụng.

1. Phân loại dựa theo yêu cầu

Generic product:

Đây là những sản phẩm chung, được phát triển bởi các tổ chức lớn, được bán hoặc đặt trên những thị trường mở (CHPlay, Appstore,….) để mọi người có thể mua hoặc tải về sử dụng.

Ví dụ: những phần mềm cho điện thoại, game, những phần mềm máy tính được sử dụng hằng ngày như trình duyệt, các phần mềm soạn thảo văn bản,….

Customized product:

Đây là những sản phẩm được phát triển cho một đối tượng, mục đích cụ thể. Phần mềm đượcviết theo đặt hàng của khách hàng,cho một nhu cầu riêng.

Ví dụ:Quản lí không lưu, ngân hàng, giao thông, kế toán,….

2. Phân loại dựa theo tính năng, môi trường sử dụng

Ứng dụng độc lập:

Đây là các hệ thống ứng dụng chạy trên máy tính cá nhân hoặc các ứng dụng chạy trên thiết bị di động. Chúng bao gồm tất cả các chức năng cần thiết và có thể không cần kết nối Internet.

Ví dụ: Các ứng dụng soạn thảo văn bản, xử lý hình ảnh, …..

Các ứng dụng dựa trên giao dịch tương tác:

Đây là các ứng dụng thực thi trên một hệ thống máy chủ và được người dùng truy cập cho máy tính, điện thoại cá nhân. Chúng bao gồm các ứng dụng web như ứng dụng thương mại điện tử nơi bạn tương tác với hệ thống để mua hàng hóa và dịch vụ. Các ứng dụng tương tác thường tạo ra một kho dữ liệu lớn được truy cập và cập nhật trong mỗi giao dịch.

Ví dụ: Các sàn giao dịch như Tiki, Shopee,….

Hệ thống nhúng:

Đây là hệ thống phần mềm để kiểm soát và quản lý các hoạt động của phần cứng, máy móc,…

Xem thêm: Ai Biết Cách Chơi Legend Of The Dragon V86.0, Warcraft 3 Dragon V1000 By Tuân Hoàng

Ví dụ: Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) trên ô tô, các phần mềm giúp cánh tay robot trong xưởng sản xuất hoạt động,…..

Hệ thống xử lý hàng loạt:

Đây là những hệ thống kinh doanh được thiết kế để xử lý dữ liệu theo lô lớn. Họ xử lý số lượng lớn đầu vào riêng lẻ để tạo đầu ra tương ứng.

Ví dụ: Hệ thống tính tiền điện, hệ thống tính lương cho nhân viên,…..

Phần mềm giải trí:

Khá quen thuộc với mọi người, phần lớn được sử dụng hằng ngày để phục vụ nhu cầu giải trí như các phần mềm nghe nhạc, chơi game,….

Ví dụ: Netflix, Garena, Steam,…. (chắc không cần phải giới thiệu nhiều đâu ha :P)

Hệ thống mô hình hóa và mô phỏng:

Đây là những hệ thống được phát triển bởi nhà khoa học và kỹ sư để mô hình hóa các quá trình vật lý hoặc các tình huống, bao gồm nhiều đối tượng tương tác riêng biệt. Chúng thường được tính toán chuyên sâu và đòi hỏi các hệ thống song song có độ hoàn hảo cao để thực hiện.

Ví dụ: các phần mềm mô phỏng lái xe, mô phỏng động đất, núi lửa,……

Hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu:

Đây là các phần mềm dùng để thu thập dữ liệu từ môi trường thông qua các cảm biến rồi gửi về cho một hệ thống khác xử lý.

Ví dụ: các phần mềm hoạt động trong các cảm biến dự báo thời tiết, động đất,……

*

Cơ hội nghề nghiệp và việc làm

Lập trình viên phát triển ứng dụng (Dev)

Là người không chỉ code mà còn tham gia vào tất cả các giai đoạn của SDLC (Software Development Life Cycle – Quy trình phát triển phần mềm). Công việc của họ cụ thể sẽ là:

Xây dựng, thiết kế, tạo ra một ứng dụng, phần mềm mớiNâng cấp và sửa chữa các ứng dụng, phần mềm đã có sẵnXây dựng các chức năng xử lý tốt hơnNghiên cứu và phát triển công nghệ mớiKỹ sư cầu nối (BrSE)

Là người thực hiện nhiệm vụ kết nối nhóm làm việc, công ty với khách hàng nhằm đảm bảo hai bên có sự hợp tác thuận lợi, trong quá trình thực thi công việc phải hiểu nhau. Được hiểu như người đại diện của phá công ty đối với khách hàng cũng như người đại diện phía khách hàng đối với công ty.

Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm (QC)

Là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu, phân tích tài liệu mô tả hệ thống và thiết kế các testcase và thực hiện kiểm thử phần mềm trước khi giao cho khách hàng. Phối hợp với team dev trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho PM hoặc các bên liên quan tùy dự án.

Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm (QA)

Là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc với các bên liên quan, đề xuất đưa ra quy trình phát triển sản phẩm. Đưa ra những tài liệu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho các bộ phận trong nhóm phát triển. Và cuối cùng là kiểm tra việc thực hiện quy trình của các bộ phận có đúng với yêu cầu đề ra hay không.

Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT (PM)

Là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm nhận toàn bộ quá trình hoạt động của dự án: từ việc lấy yêu cầu của khách hàng, lên kế hoạch, quản lí ngân sách và quản lí nhân sự để đảm bảo dự án luôn đạt yêu cầu của khách hàng về chất lượng và tiến độ. Quản trị viên dự án là người trực tiếp làm việc với các nhân viên của dự án, là người có quyền lực cao nhất trong suốt dự án đó.

Tạm kết

Hi vọng với những kiến thức cơ bản của mình có thể giúp các bạn mới định nghĩa được phần mềm và phân biệt được phần mềm với các chương trình máy tính. Ngoài ra chúng mình còn phân loại được các phần mềm khác nhau và nhận biết chúng được phân loại dựa trên những tiêu chí nào.

Xem thêm: Tải Game Color Switch For Android, Color Switch Apk Download

Về triển vọng nghề nghiệp, ngoài những ngành nghề đặc trưng mình vừa nêu trên vẫn còn vô vàn ngành nghề khác trong lĩnh vực phần mềm. Mỗi ngành nghề, công việc đều có những thuận lợi và khó khăn, cũng có những đòi hỏi về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên, nếu các bạn giữ vững được đam mê với code và cháy hết mình với nghề thì khó khăn nào rồi cũng sẽ vượt qua, các bạn sẽ trở thành một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển của công ty cũng như dự án ấy. Chúc các bạn thành công.