Tải Phần Mềm Thu Âm Giọng Hát Chuyên Nghiệp Nhất 2020, Top 5 Phần Mềm Thu Âm Chuyên Nghiệp Nhất 2020 Update 11/2024

Kể từ khi các phòng thu âm tại nhà xuất hiện tới nay, kèm theo sự phát triển của công nghệ, các phần mềm thu âm cũng liên tiếp ra đời và cải tiến để đáp ứng nhu cầu tốt hơn trong các phòng thu âm. Đây là những công cụ hỗ trợ đặc lực, giúp các kỹ thuật viên âm thanh dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa các bản thu để đưa ra bản mix tốt nhất. Dưới đây là các phần mềm thu âm chuyên nghiệp trên máy tính đang được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Đang xem: Phần mềm thu âm giọng hát chuyên nghiệp

Phần mềm thu âm miễn phí

Có rất nhiều phần mềm miễn phí được thiết kế để phục vụ cho công việc thu âm, chỉnh sửa âm nhạc. Trong đó phải kể đến các phần mềm phổ biến nhất như Adobe Audition, Audacity,… Ưu điểm lớn nhất của các phần mềm này là bạn không cần phải trả bất kỳ chi phí nào cũng có thể cài đặt và sử dụng. Còn nhược điểm của các phần mềm này là tính năng không đầy đủ, không phù hợp với nhu cầu xử lý âm thanh trong các phòng thu hiện nay.

*

Rất nhiều người khi mới xây dựng phòng thu âm sẽ sử dụng các phần mềm miễn phí để tiết kiệm tài chính. Tuy vậy, sau khoảng 2 tuần sử dụng, họ sẽ cảm thấy chán nản vì tính năng của các phần mềm này không đủ để đáp ứng nhu cầu của phòng thu. Do vậy, nếu bạn bạn chỉ cần một phần mềm để chỉnh sửa âm thanh ở mức độ đơn giản thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thu âm miễn phí, còn nếu bạn xác định nghiêm túc với công việc thu âm thì chúng tôi khuyên bạn nên bỏ qua các phần mềm miễn phí để tìm đến các ứng dụng trả phí để có nhiều tính năng tốt hơn.

Phần mềm thu âm thu phí

Các phần mềm trả phí chắc chắn là giải pháp chuyên nghiệp hơn dành cho các kỹ thuật viên phòng thu. Các tính năng được mở rộng và không ngừng được cải tiến để phục vụ tốt hơn nhu cầu thu âm và cạnh tranh với nhau trên thị trường. Một số phần mềm thu âm chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo như:

Presonus Studio One 4

Presonus là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị âm thanh chuyên nghiệp với các sản phẩm chất lượng cùng mức giá phải chăng. Gần đây, dưới sự giúp đỡ của hãng Steinberg, Presonus đã ra mắt cho riêng mình một phần mềm chuyên dụng phục vụ cho mục đích thu âm. Phiên bản Presonus Studio One đầu tiên được ra mắt vào năm 2009 và từ đó đến nay, phần mềm này không ngừng cải tiến và tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với các phần mềm thu âm chuyên nghiệp hàng đầu.

*

Bạn có thể tham khảo thêm về các phiên bản hiện tại của Presonus Studio One tại: https://www.presonus.com/products/Studio-One/compare-versions

Studio FL

Studio FL (được biết đến với cái tên ban đầu là Fruity Loops) là công cụ cho phép người dùng có thể chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp với nhiều định dạng khác nhau, WAV, MP3, OGG, MIDI, ZIP,… soạn nhạc thông qua MIDI Keyboard Controller, và cung cấp rất nhiều tiện ích khác như sắp xếp, thu âm trực tiếp, chỉnh sửa, mix, tạo beat, thay đổi cao độ, làm méo âm thanh, phối âm, kéo dài thời gian, cắt dán âm thanh,… Bên cạnh đó, phần mềm thu âm này cũng tương thích với rất nhiều plug in, có thể hoạt động tự động thông qua các công cụ hỗ trợ khác, cho phép chỉnh sửa âm thanh đa dạng hơn.

*

Phần mềm Studio FL có thể sử dụng được cho cả hệ điều hành Window lẫn MAC, ngoài ra cũng có những phiên bản dành cho smart phone, máy tính bảng. Đây chắc chắn là lựa chọn hợp lý dành cho các kỹ thuật viên âm thanh, nhà sáng tác nhạc chuyên nghiệp. Đồng thời, với những người chưa có kinh nghiệm thì cũng rất dễ làm quen với phần mềm này bởi giao diện thân thiện, các tính năng mix nhạc, trộn nhạc dễ dàng sử dụng.

Bạn có thể tham khảo thêm về phần mềm Studio FL tại: https://www.image-line.com/flstudio/

Propellerhead Reason 

Reason là một phần mềm thu âm chuyên nghiệp được xây dựng bởi Propellerhead với nhiều tính năng hấp dẫn mà nhiều phần mềm khác không có được. Propellerhead Reason có thể giúp thu âm trực tiếp, tích hợp nhiều công cụ chỉnh sửa chuyên dụng(cắt, ghép, trộn, tách, loại bỏ tạp âm, khử nhiễu âm thanh, xóa bỏ các khoảng lặng giữa mối đoạn nhạc,…), cung cấp nhiều hiệu ứng âm thanh đặc biệt(Distorts, Bass effects, Echo, Reverb, reverbs, delay,…), kết nối hoạt động với nhiều thiết bị thu âm, nhạc cụ điện tử khác,…

*

Ngoài khả năng hoạt động độc lập, Propellerhead Reason còn có thể hoạt động kết hợp với nhiều phần mềm, ứng dụng thu âm, soạn nhạc khác, hỗ trợ Midi mà không cần chuyển đổi, cho phép các công việc chỉnh sửa âm thanh trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Ableton Live

Ableton Live được thiết kế dành cho chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp, sản xuất âm nhạc, tạo và trình diễn âm nhạc với giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng trên cả laptop lẫn máy tính để bản. Phần mềm thu âm này cho phép đồng bộ hóa mọi thao tác mà bạn thực hiện trong thời gian thực, nhờ vậy mà người dùng dễ dàng chơi nhạc, chỉnh sửa âm thanh. Bên cạnh đó, có rất nhiều plug in làm nhạc được thiết kế tương thích với Ableton Live, cho phép người dùng mở rộng các tính năng chỉnh sửa, tạo hiệu ứng, phối nhạc trong phòng thu.

*

Bạn có thể tham khảo thêm về phần mềm Ableton Live tại: https://www.ableton.com/en/live/

MOTU Digital Performer

Digital Performer là một phần mềm thu âm khá lâu đời, với phiên bản đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm 1990. Ban đầu, phần mềm này chỉ được thiết kế dành riêng cho MAC nhưng hiện nay, nhà sản xuất đã bổ sung thêm khả năng tương thích với Windows để mở rộng phạm vị người dùng. Trải qua gần 30 năm phát triển, các phiên bản nâng cấp liên tục được ra mắt với nhiều tính năng hấp dẫn. Người dùng có thể chơi nhạc, ghi âm, xử lý âm thanh, mixing, mastering,… cùng 1 lúc mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Phần mềm thu âm này cũng tương thích với các loại nhạc cụ khác, dễ dàng kết nối với MIDI controller, cho phép người dùng thuận tiện hơn khi thao tác.

*

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về MOTU Digital Performer tại: http://www.motu.com/products/software/dp/

Apple Logic Pro X

Logic pro X là một phần mềm soạn nhạc chuyên nghiệp được Apple phát triển dành riêng cho nền tảng MAC. Phần mềm này được thiết kế một giao diện thân thiện, đẹp mắt, và có gần như đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp. Ngoài ra, Logic Pro X còn sở hữu kho nhạc cụ đa dạng cùng hiệu ứng âm thanh đặc trưng riêng cho từng lại nhạc cụ, mang tới nhiều lựa chọn hơn cho người dùng. Điểm hạn chế của phần mềm này là chỉ dành cho nền tảng MAC, hiện nay chưa có bất kỳ phiên bản nào dành cho Windows (và gần như chắc chắn Apple sẽ không sản xuất phiên bản cho Windows).

Xem thêm: Top 6 Phần Mềm Làm Nhẹ Máy Tính Hoạt Động “Mượt” Hơn, Tăng Tốc Máy Tính

*

Bạn có thể tham khảo thêm về phần mềm thu âm chuyên nghiệp này tại: https://www.apple.com/logic-pro/

Cockos Reaper

Reaper là phần mềm được phát triển vào khoảng năm 2005, và thực sự không có nhiều tính năng, hiệu ứng giống như các phần mềm chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp khác. Tuy vậy, các sản phẩm Audio chuyên nghiệp được ghi từ Reaper ra mắt hàng năm vẫn vô cùng lớn. Điều này được giải thích là do phần mềm này rất nhẹ không chiếm nhiều bộ nhớ của ổ cứng và tiết kiệm bộ nhớ RAM, CPU khi hoạt động, vì vậy, phần mềm này hoạt động cực kỳ ổn định, các kỹ thuật viên âm thanh không phải lo lắng nhiều về việc bị Drop Out, Crash,… trong quá trình làm nhạc. Một điểm cộng nữa của phần mềm này có kho plug in rất lớn, và người dùng có thể tự thiết kế được các plug in riêng.

*

Nhìn chung, Cockos Reaper hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về thu âm trong rất nhiều trường hợp, chính vì vậy, phần mềm này vẫn được rất nhiều kỹ thuật âm thanh chuyên nghiệp sử dụng song song với nhiều phần mềm cao cấp hơn.

Ngoài ra, chi phí dành cho Reaper cũng rẻ hơn nhiều so với các phần mềm thu âm chuyên nghiệp khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm này tại: https://www.reaper.fm/

Steinberg Cubase

Trong số các phần mềm thu âm chuyên nghiệp dành cho máy tính thì Cubase có lẽ là phần mềm thông dụng và phổ biến nhất trong các phòng thu ở Việt Nam hiện nay. Phiên bản Cubase đầu tiên được Steinberg ra mắt vào năm 1989, và từ đó đến nay, Cubase không ngừng cải tiến và đóng góp rất nhiều tiến bộ cho ngành công nghiệp thu âm trên thế giới. Phần mềm này rất dễ dùng, tương thích với nhiều plug in miễn phí, chất lượng, tính năng đa dạng, mạnh về cả Audio lẫn MIDI. Chính vì vậy, Cubase của Steinberg được cả những người mới bước chân vào ngành thu âm đến những người thu âm chuyên nghiệp yêu thích.

*

Avid Pro Tools

Trong nhiều năm trở lại đây, Pro Tools trở thành một cái tên quá quen thuộc trong các phòng thu và được coi là tiêu chuẩn về phần mềm thu âm chuyên nghiệp. Pro tools cung cấp cho người dùng một công cụ ghi âm mạnh mẽ, kết nối MIDI, chỉnh sửa các thông số, xử lý âm thanh, hiệu ứng, mixing, mastering đều vô cùng linh hoạt, nhanh chóng và tiện lợi. Chính vì vậy, rất nhiều phòng thu chuyên nghiệp, nổi tiếng trên thế giới sử dụng phần mềm này.

*

Bên cạnh đó, Pro Tools cũng là một phần mềm không quá khó sử dụng, vì vậy những người mới bắt đầu sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen. Phần mềm thu âm này cũng có thể sử dụng được trên cả nền tảng MAC lẫn Windows. Bạn có thể tham khảo thêm về Pro Tools tại: https://www.avid.com/pro-tools

Lưu ý khi lựa chọn phần mềm thu âm cho máy tính

Ngày này, có rất nhiều phần mềm thu âm chuyên nghiệp xuất hiện, mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật chi tiết trước khi lựa chọn các phần mềm đó

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều phần mềm miễn phí dành cho công việc chỉnh sửa âm thanh. Tuy nhiên các phần mềm trả phí vẫn luôn là lựa chọn tốt hơn dành cho công việc thu âm.

Mỗi phần mềm thu âm trả phí đều có rất nhiều phiên bản khác nhau, các phiên bản cao cấp với đầy đủ tính năng sẽ có giá cao hơn. Còn những phiên bản rút gọn với chi phí rẻ hơn sẽ bị hạn chế một số tính năng, mặc dù vậy, chúng vẫn cung cấp cho bạn hầu như đầy đủ những thứ bạn cần để chỉnh sửa âm thanh cho phòng thu. Nếu bạn chưa có đủ tài chính thì nên dùng các bản rút gọn, còn nếu dồi dào thì nên xem xét nâng cấp nên các bản đầy đủ.

Khá nhiều người tìm đến phương pháp “CRACK” các phần mềm thu âm chuyên nghiệp. Tuy vậy, các phiên bản CRACK bao giờ cũng có hạn chế và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến máy tính hay trong quá trình làm việc của bạn.

Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng song song 2 hoặc nhiều phần mềm cùng 1 lúc bởi như đã nói ở trên, mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc sử dụng nhiều phần mềm sẽ cho bạn nhiều lựa chọn và thuận tiện hơn trong quá trình làm việc.

Xem thêm: Bật Mí Cách Làm Sextoy Cho Nam Tự Chế Tại Nhà Cực Đơn Giản Và Chi Phí Rẻ

Bên cạnh đó, một số loại thiết bị trong phòng thu như Midi controller, Sound Card thu âm đời cũ có thể không tương thích với một số phần mềm thu âm. Vì vậy bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ vấn đề này.

Trên đây là chia sẻ về 9 phần mềm thu âm chuyên nghiệp trên máy tính dành cho các phòng thu âm. Chúc các bạn lựa chọn được phần mềm ưng ý nhất cho công việc của mình!