Ngữ pháp Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Trong bài viết hôm nay, licadho sẽ giới thiệu đến bạn một trong những ngữ pháp được sử dụng phổ biến hiện nay đó là tu từ. Cùng đọc bài viết để biết tu từ là gì? Các biện pháp tu từ thường gặp.
Tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh. Nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc chân thực.
Các biện pháp tu từ về từ thường gặp là:
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Điệp từ
- Nói giảm nói tránh
- Nói quá
- Tương phản
- Liệt kê
- Chơi chữ,…
Tác dụng của biện pháp tu từ
Việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Đồng thời, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn. Trong các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ được dùng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.
Các biện pháp tu từ thường gặp
Biện pháp tu từ so sánh
Là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương đồng. Nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động.
Biện pháp tu từ so sánh thường được áp dụng nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca và được chia thành hai dạng:
- So sánh ngang bằng
- So sánh không ngang bằng.
Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh gồm 2 sự vật có điểm tương đồng. Thường sử dụng các từ so sánh như: như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu,….
Biện pháp tu từ nhân hóa
Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hay cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn.
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ là gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô động gợi những liên tưởng sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm 4 loại sau:
- Hình thức: Người viết hoặc người nói giấu đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức.
- Cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức.
- Phẩm chất: Tương đông về phẩm chất
- Chuyển đổi cảm giác: Miêu tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác.
Biện pháp tu từ hoán dụ
Là biện pháp tu từ gọi tên các khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. Nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt. Các dạng tu từ hoán dụ thường được chia thành 4 loại gồm:
- Lấy một bộ phận chỉ toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng
- Biện pháp lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật
- Lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.
Biện pháp tu từ nói quá
Đây là phép tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng. Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Khi sử dụng nói quá các từ ngữ thường được cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế.
Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh trong tu từ là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. Nhằm tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Bên cạnh đó còn nhiều phép tu từ khác như điệp từ, điệp ngữ, tương phản, liệt kê, chơi chữ,…
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu về biện pháp tu từ là gì? Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm những kiến thức bổ ích.