Phần Mềm Lập Tinh Bàn Huyền Không, Công Cụ Huyền Không Phi Tinh Update 11/2024

Bước 1: Xác định tọa hướng của công trình kiến trúc

Ngôi nhà, ngôi mộ, trụ sở, đền chùa, chợ, trường học… đều đượcnói chung là những công trình kiến trúc

Trước tiên phải xác định tọa hướng của công trình xây dựng. Công việc này chính là xác định yếu tố không gian trong Phong thủy. Khoa học Địa lý chia bề mặt Trái Đất ra các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định bằng tọa độ địa lý và giới hạn trong các khoảng kinh độ vĩ độ này. Cách xác định không gian trong Phong thủy thì luôn lấy đối tượng làm trung tâm và phân chia hệ thống sơn hướng. Như bài trên tôi đã giới thiệu về hệ thống sơn hướng trong phong thủy các bạn có thể lật lại trang trước tham khảo.

Đang xem: Phần mềm lập tinh bàn huyền không

Tọa chính là phương tựa lưng của công trình kiến trúc. Hướng chính là phương vị mặt trước của công trình. Để xác định được tọa và hướng người ta sử dụng la bàn phong thủy. Hệ thống sơn hướng này chính là 24 sơn hướng trong phong thủy có tọa độ và giới hạn nhất định

Ví dụ: khi đo được mặt trước của căn nhà là 181 độ la kinh thì 181 độ thuộc sơn Ngọ. Căn nhà mặt trước 181 độ thuộc hướng Ngọ, hướng Ngọ đối lại với sơn Tý như vậy căn nhà tọa Tý hướng Ngọ, hay còn gọi là sơn Tý hướng Ngọ

Ví dụ khác: Căn nhà có hướng 137 độ thuộc sơn Tốn, phương vị đối diện là sơn Càn, như vậy người ta sẽ gọi là nhà tọa Càn hướng Tốn hay sơn Càn hướng Tốn

Sau khi đo được phương vị tọa hướng của công trình. Người ta sẽ ghi lại tọa độ sơn hướng để chuẩn bị bước tiếp theo trong quá trình lập tinh bàn Huyền không.

Bước 2: Xác định thời gian nguyên vận

Sau khi đo đạc xác định phương vị sơn hướng của đối tượng người ta xác định yếu tố thời gian trong phong thủy. Thời gian trong phong thủy được tính bằng nguyên và vận.

Xem thêm: fix loi ntldr missing

Ví dụ: Căn nhà được hoàn thành vào năm 2010 thì nó thuộc vận 8, thời kỳ hạ nguyên

Tương tự như vậy, ngôi mộ được chôn cất vào năm 1975 thì thuộc vận 6, thời kỳ trung nguyên

Bước 3: Lập tinh bàn

Lập vận bàn

Khi đã xác định được yếu tố không gian, và thời gian ta bước vào lập tinh bàn. Bước đầu tiên là lập vận bàn. Kẻ một hình vuông có 9 ô vuông bằng nhau

*

Trong 9 ô này có 1 ô ở giữa là trung cung. 8 ô xung quanh là vị trí 8 cung hay 8 hướng xung quanh

Trên đây là dạng Cửu cung địa bàn nguyên đán. Phương Bắc cung Càn thuộc hành Thủy có màu đen, cung Cấn, Trung cung, và Cung Khôn thuộc hành Thổ có màu vàng, cung Chấn, Tốn hành Mộc có màu xanh, cung Ly hành Hỏa có màu đỏ, Cung Càn, cung Đoài thuộc hành Kim có màu trắng xám

Đầu tiên khi xác định được phương vị sơn hướng của công trình kiến trúc, và thời gian nguyên vận ta sẽ đưa sao đương vận nhập trung cung và theo quỹ tích vận hành của Cửu tinh đưa các sao còn lại nhập vào 8 cung con lại (quỹ tích vận hành của Cửu tinh hay còn gọi là đường bay của Cửu tinh hay Lượng thiên xích).

Hướng bay này như sau. Từ trung cung sao nào đương vận nhập trung cung sau đó sau kế tiếp bay tới cung Càn (1), từ cung Càn bay tiếp tới cung Đoài (2), từ cung Đoài sang cung Cấn (3), từ cung Cấn tiến xuống cung Ly (4), từ cung Ly lên cung Khảm (5), từ cung Khảm tới cung Khôn (6), từ cung Khôn sang cung Chấn (7), từ cung Chấn xuống cung Tốn (8)

*

(Hình minh họa)

Cụ thể như sau:

Sơn Tị hướng Hợi vận 3. Sẽ có vận tinh:

*

Đây là hướng tinh của một căn nhà trong vận 3, tương tự như vậy vận 7, vận 8… vận nào đương lệnh thì lấy sao đó nhập trung cung và phi thuận theo quỹ tích trên. Có một điều phải lưu ý là vận tinh luôn luôn phi thuận. Tức là đi theo con đường tăng dần từ nhỏ đến lớn

Lập sơn bàn

Sau khi lập được vận bàn ta tiếp tục lập sơn bàn. Bước này chính là công đoạn an các phi tinh sơn. Cụ thể cách tiến hành như sau. Ta lấy số vận tinh bay đến phương tọa, đưa sao này nhập trung cung, viết ở góc bên trái trênvận tinh. Sau đó xem xét sơn tọa đó thuộc âm hay dương để nhận diện xem phi tinh đó bay thuận hay nghịch

Ví dụ: Sơn Tị hướng Hợi vận 3 như vận bàn trên

*

Căn cứ vào hệ thống Vận tinh trên ta sẽ thấy sơn Tị của căn nhà thuộc cung Tốn vận tinh 2 bay tới. Như vậy đưa 2 nhập trung cung viết nhỏ hơn ở bên góc trái. Sau đó chúng ta xem xét. Hai thuộc cung Khôn có ba sơn: Mùi – Địa nguyên long (âm – ). Khôn – Thiên nguyên long(dương +). Thân – Nhân nguyên long (dương +). Ứng với sơn Tị (Nhân nguyên long) là sơn Thân thuộc Nhân nguyên long dương nên sau khi nhập trung cung thì sơn tinh 2 sẽ phi thuận. Như vậy ta sẽ có 3 tới Càn, 4 tới Đoài, 5 tới Cấn, 6 tới Ly, 7 tới Khảm, 8 tới Khôn, 9 tới Chấn, 1 tới Tốn. Hoàn thành một quỹ tích vận hành của sơn phi tinh

Tương tự như vậy. Nếu như căn nhà sơn Thìn, hướng Tuất trong vận 3 thì sơn tinh sẽ vận hành theo cách khác

*

Phi tinh 2 nhập trung cung. 2 thuộc cung Khôn có ba sơn Mùi, Khôn, Thân. Trong đó sơn Mùi thuộc địa nguyên long âm, ứng với sơn Thìn thuộc địa nguyên long. Vì thuộc âm nên hệ thống sơn phi tinh sẽ phi ngược. Chỉ khác nhau về sơn hướng và tính chất âm dương thì hệ thống sơn tinh đã tạo nên sự khác biệt hoàn toàn

Lập hướng bàn

Quá trình lập hướng tinh cũng tương tự như lập sơn tinh. Khi vận tinh nào tới vị trí hướng ta đưa vận tinh đó nhập trung cung. Rồi sau đó căn cứ theo tính chất âm dương của sơn hướng mà an hệ thống hướng tinh bay thuận hay bay ngược (Lưu ý thuận là quỹtích phi tinh tăng dần từ nhỏ tới lớn, còn ngược là quỹ tích phi tinh giảm dần từ lớn tới nhỏ)

Cụ thể hóa bằng ví dụ ở trên. Sơn Tị hướng Hợi vận 3 sau khi ta an được toàn bộ hệ thống sơn phi tinh thì ta sẽ thấy vận tinh 4 ở vị trí hướng ta đưa 4 nhập trung cung viết nhỏ hơn ở bên trênởgóc phải của vị trí trung cung.

Xem thêm: phần mềm mở file iso

Sau đó ta xét 4 thuộc cung Tốn có 3 sơn Thìn, Tốn, Tị, trong đó Tị thuộc nhân nguyên long dương ứng với sơn Hợi tại hướng, vì có thuộc tính dương nên khi nhập trung cung hướng tinh có quỹ tích phi thuận. Như vậy 5 tới Càn, 6 tới Đoài, 7 tới Cấn, 8 tới Ly, 9 tới Khảm, 1 tới Khôn, 2 tới Chấn, 3 tới Tốn. Hình ảnh minh họa như sau:

*

Trong trường hợp sơn Thìn hướng Tuất vận 3 như ví dụ vừa nãy ta sẽ thấy sự khác biệt hoàn toàn. Vận tinh 4 tới hướng. 4 thuộc cung Tốn có ba sơn Thìn, Tốn, Tị. Hướng tinh là hướng Tuất ứng với sơn Tuất là sơn Thìn đều thuộc địa nguyên long và có thuộc tính âm, vì vậy sau khi hướng tinh 4 nhập trung cung tại hướng sẽ phi ngược 8 cung còn lại. Như vậy ta sẽ có 3 tới Càn, 2 tới Đoài, 1 tới Cấn, 9 tới Ly, 8 tới Khảm, 7 tới Khôn, 6 tới Chấn, 5 tới Tốn

*

Như vậy qua hai ví dụ trên ta sẽ thấy được thời gian, phương vị cụ thể là tính chất âm dương có quan trong rất lớn đối với vượng khí của căn nhà. Trường hợpcăn nhà sơn Tị hướng Hợi vận 3 kia thuộc cách cục Thượng sơn hạ thủy đinh tài đều bại. Còn căn nhà sơn Thìn hướng Tuất vận 3 là cách Vượng sơn vượnghướng đinh tài lưỡng đắc. Giữa hai ví dụ trên có sự khác biệt hoàn toàn, bởi tính chất âm dương của sơn hướng và yếu tố nguyên vận thời gian chi phốirất quan trọng.