*
*
*
*
*
*

Người bệnh có thể dùng trực tiếp trái nhàu tươi

1. Dùng trực tiếp trái nhàu tươi

Dùng trái nhàu tươi là cách được nhiều người lựa chọn. Cách dùng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn những quả nhàu già – quả chuyển sang màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Rửa sạch rồi chấm muối ăn. Hoặc cũng có thể đem trái nhàu già nướng chín rồi ăn để hỗ trợ điều trị kiết lị, ho, hen và cảm. Bài thuốc đơn giản này cũng rất tốt với những người bị tiểu đường hoặc phù nhẹ do tim mạch.

Bạn đang xem: Trái nhàu trị bệnh gì

Chị em phụ nữ có thể trị mụn bằng quả nhàu già. Chỉ cần cắt 1/2 trái nhàu, rửa sạch, cắt lát, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng gạc băng kín lại, để khoảng 1 – 2 giờ. Ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần để nốt mụn mau lành, nhanh lên da non và hạn chế để lại sẹo.

2. Dùng trái nhàu khô

Để bảo quản và sử dụng trái nhàu trong thời gian dài thì bạn có thể sơ chế thành trái nhàu khô. Chỉ cần lấy quả nhàu (có thể dùng cả quả non và quả già nhưng nên phân riêng ra từng loại), rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi hoặc thái nhỏ rồi phơi, sấy khô.

Cho trái nhàu khô vào túi ni lông dày, bọc kỹ để bảo quản. Khi dùng chỉ cần cho vào nồi sắc lấy nước uống là được. Với trái nhàu đã thái nhỏ rồi mới phơi thì có thể cho ngay vào ấm, rót nước sôi vào để pha như pha trà. Nước nhàu khô có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp và phong thấp rất tốt.

3. Ngâm rượu nhàu

Sau khi làm trái nhàu khô, nếu không muốn bỏ thời gian ra sắc hoặc pha nước nhàu thường xuyên thì có thể ngâm rượu nhàu để uống. Nếu uống điều độ thì loại rượu này có thể tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất tốt.

Xem thêm: Withdrawal Symptoms Là Gì, Withdrawal Symptoms Nghĩa Là Gì

Để làm rượu nhàu, tốt nhất bạn nên chọn nhàu khô dạng miếng như trái nhàu khô Noni Green. Đem rửa sạch, đổ ra chỗ thoáng gió cho miếng nhàu khô lại. Sau đó, bỏ tất cả nhàu khô vào bình thủy tinh, đổ rượu cho kín miếng nhàu là được. Nên lưu ý, rượu để ngâm rượu nhàu phải là rượu trắng 40 độ. Nếu dùng rượu nếp thì càng tốt. Ngâm xong để ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều cả bình. Sau 3 – 4 tháng là dùng được. Mỗi bữa nên dùng từ 1 – 2 chén rượu nhàu nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Làm nước cốt trái nhàu

Bạn cũng có thể làm nước cốt trái nhàu để hoạt huyết, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức mỏi chân tay, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tháo đường, cao huyết áp. Cách làm nước cốt trái nhàu cũng rất đơn giản. Chỉ cần lấy 1kg trái nhàu tươi, rửa sạch, để cho ráo hết nước rồi cắt miếng, cho vào máy xay, xay nhuyễn.

Trộn trái nhàu đã xay với 200g đường cát trắng rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín 5 ngày. Cho thêm 1,2 lít rượu trắng loại 40 độ vào hỗn hợp trên. Sau đó, trộn đều rồi ép lấy nước cốt trái nhàu. Đổ nước cốt nhàu vào lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Xem thêm: Nguyệt San Là Gì – Cách Dùng Cốc Nguyệt San

Trên đây là những thông tin về quả nhàu, công dụng của trái nhàu, cách dùng trái nhàu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có ý kiến gì về trái nhàu hoặc chất lượng bài viết, bạn có thể để lại comment hoặc đánh giá dưới bài viết để được Noni Green tư vấn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Chuyên mục: Sức Khỏe