Top 7 Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm 1 Trò Chơi Dân Gian, Thuyết Minh Trò Chơi Kéo Co (5 Mẫu) Update 10/2024

Một trong những điểm hấp dẫn của các lễ hội ở Việt Nam, đó chính là sự xuất hiện của rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn: đánh cò, kéo co, bịt mắt bắt dê….Trong những trò chơi dân gian mà em biết, em có đặc biệt yêu thích hay ấn tượng về một trò chơi nào không? Em hãy viết bài thuyết minh về một trò chơi dân gian để giới thiệu trò chơi ấy với bạn bè của mình.

Đang xem: Thuyết minh về cách làm 1 trò chơi dân gian


Mục Lục bài viết:0. Dàn ý1. Thuyết minh về trò chơi Bịt mắt bắt dê2. Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co3. Thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều4. Thuyết minh về trò chơi dân gian nhảy dây5. Thuyết minh về trò chơi dân gian Ô an quan

*

Thuyết minh về trò chơi Kéo co hay nhất

Có một số lưu ý đối với người chơi khi tham gia kéo co để được an toàn và có một cách chơi đúng đắn, cũng như khả năng giành chiến thắng cao. Đó là phải trang bị tốt khi tham gia thi đấu, hãy chuẩn bị cho các tuyển thủ mỗi người một đôi găng tay dày và có độ ma sát cao, để tránh trầy xước cũng như nắm dây được tốt hơn, thêm vào đó người chơi cũng cần có một đôi giày vải mềm, đế có nhiều gân, khả năng bám trên mặt đất tốt để tránh trượt ngã khi đang dùng sức kéo. Về tư thế kéo, người nào thuận bên nào thì đứng phía đó, nhưng vẫn phải sắp xếp sao cho hợp lý, khi nắm dây phải nắm vững và chắc, chân mở rộng, một trước một sau trùng xuống, người hơi đổ về phía sau, kẹp thừng kéo co vào nách. Vì kéo co là trò chơi đòi hỏi sự đoàn kết thế nên người trong một đội cần thống nhất chặt chẽ với nhau về việc dùng lực, có thể sử dụng các tiếng hô đều “1 2” hoặc “1 2 3” để tập trung sức kéo cùng lúc.

Kéo co là một trò chơi thú vị, tăng tính đồng đội và tinh thần đoàn kết giữa con người trong cùng một tập thể với nhau, đặc biệt là mang lại sự vui vẻ, thỏa mái khi chơi, khiến những người vốn không thích vận động cũng trở nên hào hứng hơn trong bộ môn này vì nó có tính “tập thể”. Hy vọng rằng kéo co sẽ mãi là một trò chơi truyền thống được yêu thích, đồng thời được nhiều người biết đến và tham gia chơi trong tương lai hơn nữa.

 

3. Thuyết minh về trò chơi dân gian Thả diều (Chuẩn)

Có lẽ đối với trẻ em ở thành thị tiếng sáo diều vi vu hay những con diều nhiều màu sắc bay lượn trên nền trời xanh thẳm là một thứ gì đó rất lạ lẫm, bởi bao quanh các em là những thứ đồ chơi hiện đại, rồi điện thoại, ipad,…Tôi không nói rằng những thứ ấy là không tốt, nhưng có lẽ trẻ em nông thôn dường như có một tuổi thơ trọn vẹn hơn hẳn, bởi tuổi thơ ấy là cả một bầu trời kỷ niệm đáng nhớ, mà hiện tại khi đã lớn lên người ta vẫn thường khao khát được quay lại với những trò ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê,… vừa năng động lại bổ ích. Tôi vốn là một đứa trẻ nông thôn, cha mẹ chẳng giàu có gì cho cam, thế nên có được chiếc diều, chiều chiều sau buổi học chị em lại tung tăng đem đi thả với lũ bạn là một niềm vui sướng vô cùng.

Quê hương của trò thả diều không phải ở Việt Nam mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc với trên 2800 năm lịch sử, xuất hiện lần đầu tiên vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban đã chế tạo chiếc diều đầu tiên với vật liệu là gỗ, các thời kỳ sau người ta thay gỗ bằng trúc và giấy để có một chiếc diều thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Đối với người Trung Quốc cổ đại, thả diều mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, họ có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí, xui rủi bằng cách viết hết những điều không may mắn lên thân diều, rồi thả diều bay thật cao sau đó cắt đứt dây. Một ý nghĩa nữa là thả diều còn được xem là một nghi thức cầu an mà các nhà sư hay dùng, ngoài ra diều còn được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. Một vài ghi chép cũng cho thấy rằng, diều còn là một vật dụng để truyền tin trong quân sự. Ngày nay cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới, và trở thành biểu tượng của nhiều tổ chức cũng như giải thưởng lớn ví dụ như giải thưởng nghệ thuật “Cánh diều vàng” được trao hàng năm.

Diều có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có cái hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người. Diều là thứ đồ chơi đa dạng vì hình dáng phong phú về màu sắc, lũ trẻ con không có điều kiện thì chỉ chơi những con diều đơn sắc làm từ mấy thẻ tre với mấy tờ giấy vở, giấy màu, còn ví như người chơi diều theo hội thi thì trang trí diều vô cùng bắt mắt bằng những màu sặc sỡ, để khi diều đã tít tận trời mây mà cái bóng màu của nó dưới đất người ta vẫn nhận thấy được. Kích thước của diều cũng vô số kể, thường chỉ tầm mét vuông đổ lại, nhưng cũng có những người chơi diều sáo chuyên nghiệp họ có thể cất công làm cả chiếc diều to như cái thuyền, gắn thêm ống sáo to như bắp chân, sợi dây diều to như cái dây chão cột trâu mới đủ giữ, lúc thả cũng tốn sức không kém, phải vài ba người mới nhấc được nó lên. Thế nhưng một khi diều đã bay thì mấy ngày liền vẫn cứ ở xa tít, tiếng sáo vi vu như tiếng nhạc từ thiên đình rót xuống, lâng lâng và kỳ diệu vô cùng. Dĩ nhiên ngày hôm nay để nghe được tiếng sáo diều vốn là điều quá khó, dường như con diều với chiếc sáo lửng lơ trên bầu trời đã hoàn toàn đi vào quên lãng, đó là điều vô cùng đáng tiếc.

Khoan nói đến diều sáo, bởi làm diều sáo khá khó, chúng ta sẽ nói đến thứ diều thông dụng mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Trước hết cần chuẩn bị tre để làm khung diều, thông thường người ta sẽ chuẩn bị các thanh tre dài tầm 70-90cm rồi bắt cố định vào nhau thành những hình dạng mình mong muốn, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, yêu cầu duy nhất là khung phải cân đối và chắc chắn thì diều mới bay được. Sau khi đã có khung, người ta sẽ cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt, nên chọn loại giấy dày có thể chịu được sức gió, hồ dán cũng phải là loại có độ bám dính tốt, tránh việc đang bay mà diều bung ra thì mất vui. Xong phần thân diều, chúng ta tiến hành làm đuôi diều, nhiều người nghĩ rằng đuôi diều không quan trọng, chỉ mang tính thẩm mĩ nhưng thực tế đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không. Khâu này khá dễ dàng, người ta sẽ cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều. Cuối cùng là khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn, được cuốn thành cuộn cho gọn, khi thả và thu diều về sẽ không bị rối dây.

Cách thả diều khá dễ nhưng phải biết quan sát và canh hướng gió, nên chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa, ở nông thôn phía trên đê là thích hợp nhất. Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao, khi diều đã bay ổn định thì không nên thả dây nữa tránh diều bay quá cao, thu về rất mệt. Việc thả diều nên chơi cùng nhiều người là vui nhất, ở khu vực phía Bắc những tỉnh Hà Tây, Hà Nội trước kia còn có cả hội thả diều thi giữa các làng, các tổng, việc chuẩn bị cũng kỳ công nhưng rất náo nhiệt, thậm chí ở Trung Quốc và cả Pháp cũng có lễ hội thả diều, may mắn thay đã từng có lúc con diều Việt Nam được du lịch sang tận nước Pháp xa xôi để tham gia cuộc thi mà có lẽ giờ người ta chỉ nhắc đến trong hoài niệm.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều. Tôi nghĩ rằng tuổi thơ con người ta nên có những phút giây được tự tay làm cho mình thứ đồ chơi rồi vui vầy cùng bạn bè, hít thở bầu không khí trong lành như vậy mới đúng nghĩa, chứ chẳng phải lấy việc chơi máy tính, điện thoại là là tuổi thơ. Điều ấy vừa làm con người trở nên mụ mẫm, kém linh hoạt lại không tốt cho sức khỏe, và cũng chẳng có kỷ niệm gì đặc sắc.

4. Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em biết – Nhảy dây

Nước Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngoài việc biểu hiện qua các câu hát dân gian thì còn thể hiện qua các trò chơi nhảy dây.

Nhảy dây được xem chính là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Ta dường như cũng giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây ở đây cũng vô cùng đơn giản. Bạn cũng chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó cũng đã giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Trò chơi này dường như cũng sẽ mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn rỗi nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới tiếp theo.

*

Bài văn Thuyết minh về trò chơi nhảy dây lớp 8 ngắn

Có thể thấy được rằng chính trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi. Cũng chính bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, ta có thể thấy được nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, ta dường như thấy được sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, hay đó có thể chính là dây chão và dường như đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa vì chính nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.

Xem thêm: Cách Chơi Nba 2K16 Pc – Tải Về Game Nba 2K16 Miễn Phí

Lúc này đây thì chính người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây. Và ta như có thể thấy được chính nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây và cũng như cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Quả thật thoạt nghe thì lại có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu như mà một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối và đương nhiên rằng chính người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Và khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, nó phải có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.

Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó không chỉ mang được tinh thần rèn luyện sức khỏe mà còn nói lên được sự đoàn kết, tinh thần đồng đội của chúng ta.

 

5. Thuyết minh về một trò chơi dân gian Ô an quan

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

Không biết đã xuất hiện từ bao giờ nhưng ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái. Đây không đơn thuần là một trò chơi để giải trí mà còn là một trò chơi mang tính chiến thuật cao. Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau:“Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ,…. Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau. Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi. Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.

*

Bài văn Thuyết minh về trò chơi dân gian Ô an quan tuyển chọn

Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng năm dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ năm dân thì có thể vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy. Ô quan có ít dân (nhỏ hơn năm dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Trò chơi này rất hau và có những chiến thuật đòi hỏi như một bàn cờ thực sự và chỉ cần một khoảng sân nhỏ các bé gái có thể chơi trò chơi này một cách thoải mái, vì phổ biến và thú vị như vậy nên trò chơi này có rất nhiều bài đồng dao đi kèm, một trong số đó là:

Hàng trầu hàng cauLà hàng con gáiHàng bánh hàng tráiLà hàng bà giàHàng hương hàng hoaLà hàng cúng Phật.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều công cụ giải trí khác ra đười, những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người chơi nhưng nó vẫn sẽ không bao giờ biến mất trong bản sắc văn hóa Việt.

Xem thêm: Trundle Mùa 11: Cách Chơi Trundle Đi Rừng Mua 6, Trundle Mùa 11

———————-HẾT———————–

https://loltruyenky.vn/thuyet-minh-ve-mot-tro-choi-dan-gian-45250n.aspx Khám phá về những nét đẹp văn hóa truyền thống, bên cạnh bài Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em biết, các em có thể tham khảo thêm nhiều chủ đề Thuyết minh hay lớp 8, 9 như: Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc, Thuyết minh về ngày tết cổ truyền, Thuyết minh về một món ăn, Thuyết minh về một món ăn đặc sản, tại loltruyenky.vn nhé.