TOP 10 người giàu nhất Việt Nam 2021 – Cập nhập mới nhất Update 01/2025

Với xuất phát điểm là một nước nghèo, nền kinh tế còn thô sơ, cho tới khi bắt đầu hội nhập với thế giới, Việt Nam bắt đầu trở thành đất nước đang phát triển kéo theo đó nền kinh tế cũng có nhiều triển vọng, khởi sắc hơn. Nền kinh tế phát triển, tạo tiền đề cho nhiều doanh nhân làm giàu và trở thành tỷ phú. Với tài kinh doanh tài tình, Việt Nam không chỉ có 1 mà có rất nhiều tỷ phú. Dưới đây là tổng hợp top 10 người giàu nhất Việt Nam 2021.

1. Phạm Nhật VượngChủ tịch Vingroup

Đứng đầu danh sách này không ai khác chính là tỷ phú Phạm Nhật Vượng – ông chủ của tập đoàn Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam do Forbes bình chọn vào năm 2013 với tổng tài sản thời điểm đó vào khoảng  1,5 tỷ USD. Cho đến cuối năm 2019, đầu năm 2020 con số này được ước tính lên đến 8,25 tỷ USD. Xét theo tài sản trên thị trường Chứng khoán, cụ thể tính tới cuối phiên giao dịch 31/12/2019, ông Vượng trực tiếp và gián tiếp sở hữu gần 1,87 tỷ cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup , trị giá tổng cộng khoảng 214.500 tỷ đồng (tương đương 9,2 tỷ USD), tăng gần 21% so với năm trước, tương đương tăng 36.700 tỷ (gần 1,6 tỷ USD).

Ngoài những mặc hàng đã và đang kinh doanh thời gian qua thì với sự bức phá trong lĩnh vực sản xuất ô tô và ra mắt các dòng điện thoại mới, tài sản của Phạm Nhật Vượng tăng với tốc độ chóng mặt. Tốc độ tăng tài sản của ông Vượng gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong cả năm 2019 (chỉ số tăng khoảng 7,7%). Xuất sắc trở thành người đứng đầu danh sách.

2. Nguyễn Thị Phương ThảoCEO Vietjet Air

Đứng thứ 2 trong danh sách top 10 người giàu nhất Việt Nam không ai khác là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của Vietjet Air, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. (Liên bang Nga). Bà là người thứ 2 được Fobers gọi tên và ghi nhận là tỷ phú USD Việt Nam năm 2017 sau ông Phạm Nhật Vượng.

Theo Forbes châu Á, bà Thảo làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không lớn ở Việt Nam – Vietjet Air. Bà Phương Thảo cũng là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017.

Ngày 1/10/2019, Forbes ước tính bà Phương Thảo sở hữu 2,5 tỷ USD, đứng vị trí người giàu thứ 959 thế giới. Và vào cuối phiên ngày 31/12, tài sản của bà ở mức 2,7 tỷ USD nhờ khối tài sản không chỉ ở VietJet, HDBank mà còn ở đế chế Sovico Holdings, nơi bà là chủ tịch kiêm người đại diện phần vốn góp của Sovico ở HDBank.

3. Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC

Xếp thứ 3 và vượt nhiều cựu tỷ phú USD khác là ông Trịnh Văn Quyết. Ông Quyết là chủ tịch Tập đoàn FLC với khối tài sản ước tính khoảng 20,5 ngàn tỷ đồng (880 triệu USD).

Kết thúc phiên giao dịch 31/12/2019, nếu tính theo lượng cổ phiếu niêm yết được sở hữu trực tiếp bởi cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu quy mô tài sản vốn hóa đạt 6.504 tỷ đồng. Gần 90% số tài sản này đến từ hơn 312 triệu cổ phiếu ROS, phần còn lại chủ yếu đến từ hơn 150 triệu cổ phiếu FLC. 

Tuy nhiên, để phản ánh chính xác khối tài sản thực sự mà doanh nhân này đang sở hữu, cần phải tính cả số cổ phần ông Quyết đang nắm giữ tại hai doanh nghiệp hiện có kế hoạch niêm yết trong năm 2020: Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt, tức Bamboo Airways (BAV) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (FHH).

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Quyết tại Bamboo Airways hiện là 39,08%, còn tại FLCHomes là 52,49%, với giá trị vốn hóa trên thị trường OTC đến cuối ngày 31/12/2019 được ước tính đạt ít nhất 14.000 tỷ đồng.

Với việc tính thêm giá trị cổ phần nắm giữ tại Bamboo Airways và FLCHomes, tổng tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết tính đến 31/12/2019 ước trên 20,5 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất TTCK Việt Nam 2019.

4. Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco

Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải ( Thaco ). Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Ngoài ra ông cùng vợ là bà Viên Diệu Hoa và công ty đầu tư riêng của gia đình là Cty TNHH Sản xuất Thương mại Trân Oanh là cổ đông chủ chốt với tổng tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 71%. Công ty Trân Oanh do ông Dương và bà Hoa sở hữu 100% vốn.

Ông Trần Bá Dương được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD vào ngày 6/3/2018. Theo hồ sơ của Forbes, đến năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 32%. Hiện tại, ông Trần Bá Dương đang sở hữu 1,7 tỷ USD và xếp thứ 1.349 thế giới.

Theo Forbes, ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô từ những 80 và quản lý công việc theo cách riêng của mình. Ông thành lập Trường Hải trong năm 1997. Ban đầu công ty chỉ bán ô tô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất Việt Nam với thị phần 32%.

5. Hồ Hùng AnhChủ tịch Techcombank

Cái thứ 5 trong top những tỷ phú Việt Nam gọi tên ông Hồ Hùng Anh, hiện đang giữ chức chủ tịch ngân hàng Techcombank. Theo Forbes Việt Nam, ông chính là 1 trong 2 cái tên mới gia nhập tỷ phú đô la năm 2019 do tạp chí này công bố. Theo ghi nhận, tài sản của ông đạt ngưỡng 1,7 tỷ USD. Ông giữ vị trí 1.349 của thế giới. Ông sinh năm 1970 tại Hà Nội. Đại gia gốc Huế này có bằng kỹ sư điện tử tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine) và được xem là cặp bài trùng với ông Nguyễn Đăng Quang xây dựng lên 2 đế chế Masan và Techcombank sau khi về Việt Nam.

Ông Hồ Hùng Anh được Forbes thống kê có tài sản 1,7 tỷ USD hồi đầu 2019, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Tuy nhiên, khối tài sản này đến cuối 2019 chỉ còn khoảng 1,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, ông Hùng Anh còn gián tiếp nắm giữ khoảng 247 triệu cổ phiếu Masan thông qua 2 công ty: CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương. Ông Hùng Anh hiện nắm giữ 39,3 triệu cổ phiếu Techcombank (1,1% cổ phần) nhưng mẹ, vợ, con trai và em dâu nắm giữ một tỷ lệ khá lớn. Tổng cộng nhà ông Hùng Anh nắm giữ 17% cổ phần Techcombank.

6.Trần Đình Long – Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát

Trần Đình Long là chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát, một tập đoàn trong ngành thép, và điều này mang lại cho ông biệt danh Vua vua thép thép. Ông là người giàu thứ ba trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Ông đã làm việc với Hòa Phát từ những năm 1990 và biến nó thành một trong những công ty lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trong ngành thép, sản xuất 21% thị trường thép Việt Nam năm 2016, theo Hiệp hội Thép Việt Nam. Lợi nhuận của công ty trong năm 2016 là gần 300 triệu USD.

7. Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch, đồng sang lập tập đoàn Masan Group

Ông là Phó Giám đốc điều hành của TechBank từ năm 1995 đến 1998, và Phó Chủ tịch của TechBank từ năm 1999 đến năm 2000. Ông thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Masan, một nhà sản xuất mì và tương ớt ở Nga, cùng với Hồ Hung Anh vào năm 1996. Năm 2001, ông chuyển trọng tâm của mình trở lại thị trường trong nước. Masan Group hiện là một trong những chủ thương hiệu thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

8. Phạm Thúy Hằng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup

Bà Phạm Thúy Hằng là em gái bà Phạm Thu Hương – vợ của quý ông giàu nhất Việt Nam cũng xuất hiện trong danh sách những doanh nhân giàu có hàng đầu. Khối tài sản 11.874 tỷ đồng cho phép bà xuất hiện tại danh sách 10 người giàu nhất. Bạn cũng giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Vingroup. Bà Phạm Thúy Hằng cũng là một ẩn số đối với giới truyền thông khi chưa từng lộ diện.

9. Bùi Thành Nhơn – chủ tịch Novaland

Bùi Thành Nhơn là một tỉ phú USD người Việt Nam. Năm 2016, ông trở thành tỉ phú USD thứ 3 tại Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Ông hoạt động trong ngành bất động sản, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland. Tổng tài sản hiện tại ông có được vào khoảng 11,4 ngàn tỷ đồng.

10. Hồ Xuân Năng – chủ tịch Vicostone

Ông Hồ Xuân Năng được biết đến là một người kinh doanh nhạy bén và có bộ óc của người Do Thái sau cú thâu tóm kinh điển diễn ra cách đây 4 năm.

Ông Năng là cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản thuộc Bộ NN-PTNT và bước chân sang kinh doanh vào thời điểm chuyển giao sang thiên niên kỷ mới, với vị trí là thư ký chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex trước khi trở thành giám đốc một công ty con nhỏ bé của TCT này.

Tuy nhiên, chỉ hơn thập kỷ sau, từ những vị trí rất thấp, ông Năng đã trở thành ông chủ Vicostone, một công ty con của Vinaconex. Ông Hồ Xuân Năng, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Vicostone, chính là người sau đó đã thâu tóm tới 99% cổ phần công ty đi thâu tóm và trở thành ông chủ của Phenikaa. Tài sản hiện tại của ông vào khoảng 8,4 ngàn tỷ đồng chốt sổ 10 người giàu nhất Việt Nam

Trên đây là top 10 người giàu nhất Việt Nam theo thống kê gần nhất, bảng xếp hạng này có thể thay đổi bất cứ lúc nào dựa vào các biến động trên thương trường, tình hình kinh doanh cũng như kế hoạch bức phát của các doanh nhân trong thời gian sắp tới.