Hiện tượng đi tiểu buốt là bị bệnh gì, nguyên nhân đi tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ do đâu, cách chữa đi tiểu buốt tại nhà hiệu quả như thế nào là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bởi chứng tiểu buốt gây ra không ít đau đớn và khổ sở cho người bệnh khi mắc phải nên tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa bệnh tiểu buốt là việc làm vô cùng cần thiết. Sau đây, Chao Bacsi sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin tổng quan về chứng bệnh này.
Bạn đang xem: Tiểu buốt là bệnh gì
Đi tiểu buốt là gì?
Đi tiểu buốt là tình trạng người bệnh cảm thấy nóng rát và đau buốt ở niệu đạo mỗi khi tiểu tiện. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày, có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới. Căn nguyên dẫn tới tình trạng đau buốt khi đi tiểu thường bắt nguồn từ niệu đạo, bàng quang, thận và tổn thương tại vùng chậu gây ra.
Chứng tiểu buốt thường đi kèm với tiểu rắt khiến cho cảm giác mỗi khi đi tiểu đối với người bệnh chẳng khác nào “cực hình”. Bởi không chỉ bị đau buốt mà mỗi lần tiểu ra rất ít khiến cho bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần vô cùng khó chịu và bức bối.
Đối tượng bị tiểu buốt không trừ một ai, nhưng tỷ lệ phụ nữ bị tiểu buốt nhiều hơn nam giới bởi niệu đạo của nữ giới có cấu tạo ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm. Đối với nam giới, những người lớn tuổi sẽ bị tiểu buốt phổ biến hơn các lứa tuổi khác.
Vào mùa hè, nhiệt độ không khí luôn ở mức cao, cơ thể con người luôn trong trạng thái nóng bức, khó chịu, không đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt nên bệnh tiểu buốt lại càng diễn ra phổ biến hơn. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh đi đái buốt như thế nào?
Nguyên nhân đi tiểu buốt
Có rất nhiều nguyên nhân đi tiểu buốt ở nam giới và nữ giới, trong đó không thể không nhắc đến các nguyên nhân chính sau đây:
– Viêm nhiễm niệu đạo:
Bị bệnh viêm niệu đạo là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đi tiểu đau buốt. Do vệ sinh bộ phận sinh dục không đảm bảo hoặc do quan hệ tình dục không an toàn khiến cho vi khuẩn tấn công vào niệu đạo gây nên viêm nhiễm. Ngoài tiểu buốt, người bệnh còn có thể bị đi tiểu ra máu, ra mủ.
– Bàng quang bị chèn ép:
Theo đông y, khi dương khí bị hạ hãm, ép lên thành bàng quang (do chế độ ăn uống, sinh hoạt, tác dụng của chất kích thích hoặc quan hệ tình dục quá sức) làm ống dẫn tiểu nhỏ lại khiến việc đi tiểu sẽ khó khăn hơn dẫn đến cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu. Thậm chí, khi bàng quang bị ép mạnh còn khiến mao mạch bàng quang vỡ ra dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.
– Viêm bàng quang:
Nguyên nhân đi tiểu buốt có thể do viêm bàng quang, tình trạng nhiễm khuẩn khiến người bệnh có cảm giác đi tiểu bỏng rát, tiểu từng chút một và bị đau xương mu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, tổn thương thận khó điều trị.
– Viêm tuyến tiền liệt:
Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những nam giới tuổi trung niên, tuy không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Người bị viêm tuyến tiền liệt có triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng,…
– Bị bệnh lậu:
Quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới việc bị lây nhiễm bệnh xã hội, cụ thể là bệnh lậu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt kèm theo mủ.
Triệu chứng đi tiểu buốt
Các bạn có thể hoàn toàn thấy được triệu chứng chủ yếu của tình trạng này qua tên gọi của nó. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng đi tiểu đau buốt, nóng rát thì dựa vào từng nguyên nhân người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể khác:
– Với những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: sẽ có triệu chứng đi tiểu buốt kèm theo đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu. Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, vừa đi xong lại có thể đi ngay sau đó, bàng quang không thể kiểm soát được. Vùng bụng trước gần bàng quang bị đau, nước tiểu có mùi nồng thậm chí kèm cả máu.
– Những người bị các bệnh liên quan đến thận: thường bị đi tiểu buốt kèm theo đau vùng thắt lưng, sốt cao và ớn lạnh, đôi khi bị buồn nôn, nước tiểu có màu đục.
– Đối với những người bị viêm nhiễm âm đạo: ở nữ giới khi bị viêm âm đạo cũng gây nên tình trạng đi tiểu buốt sau khi quan hệ nhưng kèm theo đau nhức và ngứa ở âm đạo. Dịch âm đạo có mùi hôi, khi quan hệ bị đau hoặc khó chịu.
Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng đi tiểu buốt khác không được đề cập đến nhưng nếu có một trong những triệu chứng kể trên, bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm cách chữa đi tiểu buốt càng sớm càng tốt vì nếu để lâu bệnh có thể khiến bạn khổ sở đồng thời có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khó lường.
Cách chữa bệnh đi tiểu buốt
Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa uy tín ở Hà Nội, nếu chứng tiểu buốt là một triệu chứng cấp tính, không có bệnh lý đi kèm thì có thể áp dụng các cách trị tiểu buốt tại nhà dân gian từ tự nhiên. Nếu hiện tượng này thường xuyên diễn ra, đi kèm với các triệu chứng khác như đái rắt, đái ra mủ, đái ra máu… thì bạn cần tới ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được khám và chữa trị kịp thời, tránh các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Ngay khi có bệnh, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà phải đi khám và sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị bệnh tiểu buốt cần được tiến hành nhanh chóng và theo dõi tình trạng bệnh một cách chặt chẽ.
– Nếu xét nghiệm thấy có vi trùng trong nước tiểu, cần phải sử dụng kháng sinh liều cao tới khi khỏi hẳn bệnh và phải tiến hành khám tổng quát để tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh và cách điều trị phù hợp.
– Trong trường hợp các chị em phụ nữ phát hiện ra bệnh viêm âm hộ và viêm niệu đạo thì cần đưa cả chồng tới để khám và điều trị.
Xem thêm: Học Stem Là Gì – Giáo Dục Stem Là Gì
– Nếu bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh nhưng vẫn thường xuyên bị tái phát thì phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bởi đây là trường hợp niệu đạo nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm.
Cách chữa bệnh tiểu buốt theo dân gian
Sau đây, chúng tôi xin được chia sẻ với bạn đọc một số bài thuốc chữa bệnh tiểu buốt dân gian tương đối hiệu quả mà bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà khi bị tiểu buốt cấp tính:
– Cách 1: Củ sắn dây đem bóc vỏ, thái thành những miếng nhỏ, sấy khô rồi tán mịn, bỏ xơ dùng để uống như uống bột sắn.
– Cách 2: Thường xuyên bổ xung bí xanh vào thực đơn hàng ngày như ăn sống, làm thức ăn, hoặc giã vắt lấy nước cốt thêm chút muối để uống.
– Cách 3: Phượng vĩ thảo sắc với nước gạo để uống, chia làm hai lần trong ngày.
– Cách 4: Bèo cái, cỏ tranh, lá thài lài, lá mã đề đem sao vàng, để nguội rồi sắc nước uống. Nếu cảm thấy khó uống thì có thể cho thêm chút đường.
– Cách 5: Mồng tơi là một loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc làm thanh nhiệt, nhuận tràng. Muốn chữa bệnh tiểu buốt, lấy lá mồng tơi giã nát, vắt lấy nước uống, khi uống cho thêm chút muối, còn bã lá có thể dùng để đắp bụng dưới.
– Cách 6: Mề gà lấy lớp da vàng đem rang cháy, tán mịn hòa với nước sôi để nguội uống vài lần trong ngày.
Lưu ý khi chữa bệnh tiểu buốt
Trong quá trình chữa bệnh đi tiểu buốt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây để hỗ trợ cho việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất đó là:
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
– Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
– Không ăn các loại đồ ăn cay, nóng.
– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
– Buồn tiểu thì nên đi ngay, không được nhịn tiểu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Vừa rồi là những thông tin tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa tiểu buốt mà Blog sức khỏe online Chào Bacsi tổng hợp gửi tới bạn đọc. Chúng tôi luôn mong muốn rằng bạn sẽ tìm kiếm được những thông tin hữu ích tại đây để có thể góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất.
Nếu còn thắc mắc liên quan đến bệnh tiểu buốt, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trực tiếp.
Bác sĩ Đỗ Văn Chiến là bác sĩ chuyên khoa I ngoại Nam khoa và Tiết Niệu. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh nam khoa, tiết niệu, bệnh xã hội, luôn tận tâm với nghề và mong muốn giúp cho mọi người luôn khỏe mạnh. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và được cấp bằng Bác sĩ Ngoại Khoa năm 1988, sau đó bác sĩ Đỗ Văn Chiến công tác tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ 1989 – 2005. Trong thời gian này, bác sĩ không ngừng nỗ lực, học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa nên được bệnh viện đa khoa Hải Dương bổ nhiệm chức vụ Phó khoa Ngoại vào năm 2000. Sau đó, bác sĩ chuyển công tác tại Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa An Việt từ 2005-2011.
Xem thêm: how’s it going nghĩa là gì
Bác sĩ Đỗ Văn Chiến tham vấn y khoa cho Chao Bacsi với các bài viết về lĩnh vực nam khoa – tiết niệu, bệnh xã hội, bệnh trĩ,…
Chuyên mục: Sức Khỏe