Phụ nữ khi mới có thai nên ăn gì và không nên ăn gì ? update 2021 Update 12/2024

Mang thai, làm mẹ là thiên chức của tất cả mọi phụ nữ. Trong quá trình mang thai bạn cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng để con có thể được chăm sóc tốt từ trong bụng mẹ trước khi đến với gia đình bạn. Những bà mẹ thường mới mang thai lần đầu sẽ bối rối không biết phụ nữ khi mới có thai nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm ăn uống phù hợp khi mới mang thai nhé.

phu-nu-khi-moi-co-thai-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-update-2021

Phụ nữ mang thai nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp bé được chăm sóc và phát triển tốt nhất từ trong bụng mẹ. Dưới đây là những thực phẩm vàng dành cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai:

Sữa: Sữa là thực phẩm mà các mẹ bầu không thể không bổ sung cho mình trong suốt thời gian thai kỳ. Đây là loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ mẹ bầu, ngoài ra còn cung cấp canxi cũng như đa dạng các loại vitamin như A, D, E,…cho cơ thể người mẹ trong thời kỳ mang thai. Theo đó, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng sữa dành cho bà bầu hoặc các loại vitamin tổng hợp được bán tại các cửa hàng uy tín trên thị trường hiện nay.

Cá hồi: Cá hồi là một trong những loại thực phẩm tốt cho bà bầu nên bổ sung trong thời kỳ mang thai. Bởi trong cá hồi có chứa hàm lượng protein vô cùng cao đặc biệt là Omega 3. Hơn thế nữa, hàm lượng thủy ngân trong cá hồi tương đối thấp, vì vậy sẽ hoàn toàn không gây hại tới sự phát triển hệ thần kinh của bé.

phu-nu-mang-thai-nen-an-gi

Rau xanh: Rau xanh có rất nhiều vitamin nên sẽ là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp đầy đủ lượng vitamin cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên quan tâm đến việc bổ sung rau xanh trong quá trình mang thai đặc biệt là các loại rau như bina, cải xoăn, củ cải,… Nếu bạn ngán ăn rau thì có thể uống nước ép.

Trái cây tươi: Giống như rau xanh, trái cây có rất nhiều vitamin và dưỡng chất, vì vậy sẽ rất tốt cho các mẹ trong quá trình mang thai. Đặc biệt, trong nhiều loại hoa quả tươi còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, acid folic và chất xơ. Theo đó, mẹ bầu có thể sử dụng các loại trái cây tươi như táo, dâu, cam, nho,….để tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt ăn trái cây sẽ giúp bạn hạn chế được bệnh tiểu đường cũng như béo phì cho trẻ sau khi ra đời. Ngoài ra, mẹ bầu sử dụng trái cây tươi cũng giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.

Trứng: Trứng được biết đến là loại thực phẩm giàu protein và cung cấp hàm lượng axit amin cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Ngũ cốc và các loại đậu: Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt tốt cho bà bầu và thai nhi như vitamin E, selenium và các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào. Các mẹ trong thời kỳ mang thai nên sử dụng gạo lứt, lúa mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống,…để bổ sung nguồn chất xơ, sắt và vitamin dồi dào cho bé yêu.

Khoai lang: Khoai lang có tác dụng giúp hạ đường huyết đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, sử dụng khoai lang trong thời kỳ mang thai còn giúp bà bầu nhuận tràng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón. Ngoài ra trong khoai lang còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như sắt, acid folic, kẽm, canxi,…Nhờ đó, thai nhi trong bụng không chỉ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà sau khi bé ra đời, mẹ cũng có nhiều sữa hơn cho bé bú.

Những loại thực không các mẹ mới có thai nên tránh

Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Cá mập, cá ngừ đóng hộp là những thực phẩm nằm trong danh sách không nên ăn khi mang bầu bởi chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Khi mang bầu, nếu lượng thủy ngân tích tụ nhiều trong người có thể làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ vì vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên tránh những loại thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.

nhung-thuc-pham-nen-tranh-cho-me-bau-2

Thịt nguội: Thịt nguội có thể nhiễm vi khuẩn listeria – loại vi khuẩn duy nhất được biết đến có thể sống sót ở mức nhiệt độ âm 40 độ C. Khác với các loại ngộ độc thực phẩm khác, khi mẹ bầu bị nhiễm listeriosis có thể bị sảy thai.

Pate: Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.

Đậu phộng: Trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này.

Rau răm: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn. Do đó, ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.

Rau ngót: Trong rau ngót có thành phần Papaverin, là loại chất gây mềm cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp. Vì vậy, Mẹ bầu không nên ănrau ngót, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ có nguy cơ gây sẩy thai hoặc động thai.

Khoai tây mọc mầm: Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Mướp đăng/ khổ qua: trong chất đắng của khổ qua có chứa nhiều Quinin, Monodicine, Vicine có tác dụng làm co bóp tử cung, gây động thai, sẩy thai. Thế nên, Mẹ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng không nên ăn trái khổ qua dưới bất kỳ hình thức nào.

Sắn: Sắn/khoai mỳ chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. 

Đu đủ: 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ bầu nên hạn chế ăn đu đủ, trong đu đủđặc tính kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt. Đồng thời kích thích các tuyến sữa gây tiết sữa. Tử cung là một khối cơ trơn và rất mong manh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi mẹ ăn đu đủ dạng chín hay dạng chưa chín đều có thể làm tử cung co bóp, dễ gây sẩy thai.

Táo mèo: Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.

Thơm: Ăn thơm trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ làm bóc tách túi thai và gây sẩy thai bởi vì thơm còn có thành phần Bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, sau đó kích thích tử cung co bóp.

Cafe: Mẹ có thai 3 tháng đầu không nênuống café, vì sẽ gây sẩy thai, hoặc làm thai chậm phát triển do trong café có tính kích thích, gây hưng phấn và làm mất ngủ

Rượu bia: Đây là thực phẩm các mẹ bầu cần tránh suốt thai kỳ vì sẽ gây dị tật cho thai nhi, thai chậm tăng trưởng, sẩy thai.

Đồ sống: Các mẹ bầu càng hạn chế ăn đồ ăn chưa được nấu chín vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé, gây ngộ độc.

Lần đầu làm mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần chăm chỉ thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng thì bé yêu của bạn sẽ được phát triển tốt. Chúc các bạn có một kỳ thai kỳ khoẻ mạnh.