Ông tổ của nghề đờn ca tài tử là ai? tìm hiểu chi tiết Update 03/2024

Nếu miền Bắc nổi tiếng với chèo, miền Trung nổi tiếng với bài chòi, hát bội, hò, ví dặm… thì miền Nam nổi tiếng với đờn ca tài tử.

Đờn ca tài tử là một dòng nhạc dân tộc khởi nguồn từ vùng đất miền Tây nam bộ, những tiếng đàn du dương đầy chất trữ tình cùng lời ca gần gũi với cuộc sống, dòng nhạc này chạm đến cảm xúc của nhiều người và đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể.

Vậy ông tổ của đờn ca tài tử là ai? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé.

Tìm hiểu về đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ.

Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền ầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục…

Ông tổ của nghề đờn ca tài tử là ai?

Nhắc đề đờn ca tài tử thì không ai không biết đến nghệ sỹ Cao Văn Lầu, ông được mệnh danh là ông tổ của nghề đờn ca tài tử với bài Dạ Cổ Hoài Lang đi vào lòng người từ 100 năm trước cho tới tận bây giờ.

Cao Văn Lầu thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1892 – 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài “Dạ cổ hoài lang”, một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Năm 23 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn (1899-1967), một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).

Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.

Vợ ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột. Không thể trái lời, ông đành trả vợ về bên ngoại nhưng hễ có dịp chơi đờn ở đám tiệc là ông ghé về thăm vợ, có bao nhiêu tiền ông đưa cho bà hết. Tiễn ông về, bà phải nhìn cho đến khi bóng ông khuất dạng mới thôi. Thời gian đó, mỗi đêm người ta lại thấy ông Sáu Lầu ngồi ôm đờn thẫn thờ và không lâu sau Dạ cổ hoài lang ra đời.

Do quá nhớ thương, thi thoảng vợ chồng ông vẫn lén lút gặp nhau. Sau, vợ ông thụ thai, hai người lại được xum họp. Sau đó hai ông bà sinh được 7 người con (5 trai, 2 gái).

Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là “Chinh phụ vọng chinh phu” (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai “Tô Huệ chức cẩm hồi văn”) nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại.

Tết Trung thu năm Mậu Ngọ (15 tháng 8 âm lịch, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918), ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.

Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư nói:”… tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ.Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là “Dạ cổ hoài lang” (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng.