Nghệ Thuật Hát Bài Chòi Hôi An, Tìm Hiểu Về Hát Bài Chòi Update 01/2025

GIỚI THIỆU VỀ BÀI CHÒI Bài chòi là trò chơi dân gian mộc mạc, mang hơi thở cuộc sống của cộng đồng dân cư. Và trên hết, bài chòi là ký ức văn hóa, lưu giữ bản sắc của người dân bản xứ. Bài chòi là một trò chơi, trò diễn dân gian thường được

*
*

Tìm hiểu về Bài chòi

Các quân bài ở pho Văn sử dụng những hình vẽ gần gũi với lối hình học, có những miếng tròn như bánh xe, đồng tiền hay nửa đồng tiền. Quân bài thuộc pho Vạn thì đều vẽ mặt người. Các quân bài pho Sách lại vẽ những nút tròn nhỏ, giữa vòng tròn có những chấm đen, ngoài ra còn có những đường gạch ngang rất đều có thể hình dung như quấn tròn đều đặn bằng dây mây. Ba cặp bài yêu cũng có hình vẽ tương tự. Trên mỗi con bài không ghi tên, chỉ có hình vẽ làm ký hiệu riêng cho mỗi con bài.

Đang xem: Hát bài chòi hôi an

f) Bài bản và các làn điệu Bài chòi

Làn điệu hô/hát Bài chòi dựa trên sáu làn điệu chính: Xuân nữ cổ, Xuân nữ mới, Cổ bản, Xàng xê cũ (lụy), Xàng xê mới (dựng), Hồ quảng (còn được gọi là hò quảng). Bài chòi xuân nữ: tha thiết trữ tình, thích hợp với lối tự sự giãi bày tâm trạng; Bài chòi xuân nam trong sáng khỏe khắn; Bài chòi xàng xê, buồn bã, bi thảm; Bài chòi Hồ quảng tươi tắn, phấn khởi.

Ở Đà Nẵng, Bài chòi còn tiếp thu những làn điệu khác: hò khoan, hát ru, vọng kim lang, vè quảng lý thương nhau, hò giã vôi, hoa chúc, các điệu lý như: lý hò hê, lý tình tang, lý vọng phu, lý vãi chài… Cộng với ảnh hưởng của lối hát lối nói tuồng mà hình thành nên những làn điệu bài chòi rất độc đáo. Bài chòi ở Đà Nẵng mang đậm tính dân gian và tích hợp được nhiều âm giai, âm hưởng của dân ca Quảng Nam, đặc biệt là lối vừa hô bài chòi, vừa hát.

Nghệ thuật diễn xướng cũng đóng một phần quan trọng làm nên thành công của một hội Bài chòi. Trong phần diễn xướng chủ yếu là xướng, bao gồm: nói lối, xuống hò và hát.

Nói lối: là hình thức mở đầu trong Bài chòi, nói có vần, có lối những bài thơ dân gian, hát tự do, không nhịp điệu, không tiết tấu. Mở đầu hội Bài chòi không phải lúc nào cũng nói lối, mà có thể có nhiều cách khác nhau: nói lối xuống hò vào hát, không xuống hò vào hát, không nói lối vào hát ngay, nói thường vào hát.

Xuống hò: sau nói lối là xuống hò, đóng vai trò lấy hơi, để ổn định điệu thức hoặc để “kết đoạn” sau một đoạn hát.

Hát (hô): hát Bài chòi từ lối chơi dần dần trở thành một hình thức diễn xướng dân ca, dùng thơ lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, thơ mới… Hát trên nền ngũ cung hơi nam giọng oán, với các làn điệu cổ truyền Xuân nữ, Cổ bản, Xàng xê, Hồ quảng… những câu có thể ngắn, giản dị như những câu đố vui hoặc có thể dài mang tính chất tự sự, trữ tình…

g) Về thể thơ, kết cấu và ngôn ngữ

Bài bản của lời hô/hát Bài chòi đang thực hành ở Đà Nẵng là những bài thơ bốn chữ, năm chữ theo điệu vè và phổ biến nhất là thơ lục bát (6/8), lục bát biến thể, song thất lục bát.

Về kết cấu lời hô/hát Bài chòi thường được sáng tác theo một khuôn mẫu, đồng thời, có sự sáng tạo thêm trong từng hoàn cảnh của anh Hiệu. Bên cạnh đó lời ca bài chòi còn có kết cấu một vế đơn giản, và kết cấu hai vế theo dạng ca dao đố – giải.

Về ngôn ngữ, thổ âm địa phương được biểu hiện rõ nét trong lời hô/hát Bài chòi của anh Hiệu ở Đà Nẵng, đó là tiếng nói của người Quảng Nam. Ngôn ngữ trong lời hô/hát Bài chòi giàu tính hình tượng, mang tính tự sự và trữ tình cao, tạo sự liên tưởng cho người nghe để đoán định con bài sắp ra và hiểu được nội dung lời ca bài chòi biểu đạt nội dung gì.

h) Về tiết tấu và âm nhạc Bài chòi

Về tiết tấu, chỉ có nhịp đôi đều đặn hay nhịp ba bỏ một nhịp, nhưng cũng có thể biến tấu.

Xem thêm: Phần Mềm Vẽ Râu – Ứng Dụng Chụp Ảnh Có Râu Quai Nón

Âm nhạc Bài chòi là thành phần quan trọng tạo ra phong cách Bài chòi ở mỗi vùng miền. Nhìn chung, ở Đà Nẵng nói riêng và Quảng Nam nói chung về âm nhạc Bài chòi có hai hình thức là nhạc hát (Hô Thai/Hô Bài Thai) và dàn nhạc đệm cho hát.

Về động tác sử dụng trong nghệ thuật hô/hát Bài chòi chủ yếu là những động tác giống như trong nghệ thuật hát tuồng, ngoài ra, còn có các điệu như múa sắc bùa, lục cúng, bát dạo…

i) Về nội dung lời hô/hát Bài chòi

Trong lời hô/hát của anh Hiệu, có thể bắt gặp được những lời tự sự về sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, ca ngợi tình làng nghĩa xóm, cách đối nhân xử thế, hay phê phán những thói hư tật xấu ở đời…

Có thể nói, hô hát Bài chòi đầu Xuân là một trong những nét văn hoá truyền thống dân gian rất độc đáo và mang tính đặc trưng của vùng đất và con người xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Nghệ thuật Bài chòi ở Đà Nẵng mang đậm chất sân khấu nhỏ, đầy tính ngẫu hứng, thể hiện cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương, lưu giữ phương ngữ, phong tục, tập quán trong các câu hô/hát Bài chòi. Sinh hoạt Bài chòi là một hình thức giải trí độc đáo của người dân vào dịp Tết, lễ hội đình làng, lễ cúng tiền hiền hay lễ hội Cầu ngư,… trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân ở khu vực miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Sinh hoạt Bài chòi mang tính cộng đồng cao trong diễn xướng và thưởng thức, góp phần tăng tính đoàn kết, cố kết cộng đồng, đưa con người xích lại gần nhau hơn, góp phần tăng cường sự đoàn kết, ổn định của xã hội. Nghệ thuật Bài Chòi còn thể hiện tính nhân văn ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: tình phụ mẫu, tình thầy trò, chồng vợ, sự hiếu nghĩa…, giáo dục con người về đạo đức, nhân cách sống, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa,… hướng con người đến những giá trị, những chuẩn mực đạo đức cao đẹp.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CHƠI BÀI CHÒI

Muốn đánh bài chòi, người chơi phải đến ban tổ chức để ghi danh và sắp xếp vào Hội bài. Người xem đứng dọc theo các chòi và rạp, làm thành một vòng bao quanh sân khấu. Mỗi ngày cuộc chơi kéo dài từ sáng tới khuya, lúc nào cũng rộn ràng âm thanh kèn trống, lôi cuốn thúc giục.

Sau một hồi trống khai mạc của ban tổ chức vang lên, người chạy bài mời những người chơi bước lên chòi bằng những câu hò:

Mừng ngày Nguyên ĐánDân làng bè bạnKhán giả gần xaVận may có sẵn đây màGhé vô nhận lấy chậm là tuột tayNhanh chân chọn một chòi bàiVận may ta đến hái lộc tài đầu xuân

Sau khi người chơi đã lên đủ ở các chòi, người chạy bài đặt các ống thẻ lên chiếc khay đến từng chòi.

CÁCH CHƠI BÀI CHÒI CHI TIẾT

Trên chòi, người chơi rút ngẫu nhiên số quân bài như quy định của luật chơi và chờ đợi con đi chợ. Người chạy bài sẽ rút một thẻ bài của bất kỳ mà chưa nêu tên con đó ngay mà sẽ dẫn cuộc chơi bằng những câu hát có liên quan đến con bài dán trên thẻ. Chẳng hạn anh ta hô:

Đầu năm ta thử hên xuiLeo lên chòi bắc ta thử vận mayCũng là góp tiếng pháo tayCho hội bài chòi làng được rộn vangMười một chòi đã sẵn sànĐể nghe con sáu tiền mở hàng đầu năm.

Như thế con bài anh ta vừa rút khai cuộc là con sáu tiền, những người chơi bài đã biết trên chòi của mình có những con gì ngay từ ban đầu. Nghe hô “sáu tiền đi chợ”, chòi nào có con sáu tiền thì cốc cốc cốc cho tiếng mõ vang lên báo hiệu.

Người chạy bài chạy đến chiếc chòi có sáu tiền. Người trên chòi sẽ trao cho anh ta con sáu tiền thứ hai mình có và đi kèm theo một con bài khác nữa. Người chạy bài chưa vội công khai ngay tên con bài mới. Anh ta bước ngược, bước xuôi, pha trò những lời lẽ vần điệu có liên quan đến nó. Chẳng hạn đó là con gối anh ta sẽ xướng:

Cổ tay em trắng lại trònĐể cho ai gối mà mòn một bên

Chòi nào có bài trùng với con bài ấy, đáp lại bằng ba tiếng mõ. Anh ta lại bước đến chòi có tiếng mõ và được người trên chòi trao cho con bài đó kèm theo một con bài khác. Anh lại cầm con bài mới đọc, nói… trong sự hồi hộp chờ đợi của mọi người.

Xem thêm: Phần Mềm Nvidia Là Gì – Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Geforce Experience

Khi chòi nào đó có quân bài tới, người chòi đó reo hò sung sướng, tiếng mõ liên hồi cốc cốc vang lên. Từ rạp chỉ huy, Ban tổ chức cho nổi lên hồi trống chầu báo hiệu có người thắng cuộc và xong một ván bài. Lúc này người chạy bài chạy đi các chòi thu hồi thẻ bài, sau đó bưng đến chòi trúng thưởng chiếc khay đựng tiền thưởng (các suất tiền – xuất đặt thẻ bài) đi đến và trân trọng dâng lên cho chiếc chòi có người thắng cuộc. Thông thường phần thưởng chỉ phát từ 8 đến 10 suất, lưu lại một đến hai suất cho ban tổ chức dùng để chi phí và sau đó tiếp tục kẻ bước xuống người bước lên chòi chơi ván khác.