Trong khi nhiều trung tâm thương mại (TTTM) phải đóng cửa hoặc chật vật tìm khách thuê, thì vẫn có không ít TTTM tấp nập khách hàng, như Royal City Mega Mall. Phân khúc mặt bằng bán lẻ đang chứng kiến sự phân hoá mạnh giữa các dự án.
Bạn đang xem: Mặt bằng trung tâm thương mại royal city
Theo đánh giá của Công ty Tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, giá thuê cao cùng với lượng khách mua sắm hạn chế, hiện là 2 trở ngại lớn nhất với những doanh nghiệp thuê mặt bằng bán lẻ. Tại TP.HCM, các dự án bán lẻ lớn đang gặp khó khăn trong việc giữ chân khách thuê và có tỷ lệ trống lớn.
Đìu hiu tại Trung tâm thương mại MIPEC
Tại Hà Nội, giá thuê trung bình của TTTM và sảnh bán lẻ đều giảm theo quý.
Trong quý II/2013, giá thuê TTTM ở khu vực trung tâm và ngoài trung tâm giảm tương ứng là 3,7% và 3,8% so với quý I/2013.
Đặc biệt, giá thuê TTTM ở khu vực trung tâm giảm nhẹ (0,8%), còn ở khu vực ngoài trung tâm giảm mạnh (13,1%) so với quý IV/2012.
Công suất thuê của các TTTM tại Hà Nội quý II/2013 cũng giảm 2,7% so với quý I/2013 và giảm 1,8% so với quý IV/2012.
Trong quý II/2013, CBRE Việt Nam ghi nhận có 62 cửa hàng mở mới, trong khi có 60 cửa hàng đóng cửa trong TTTM (con số này trong quý I/2013 lần lượt là 121 và 172).
Xem thêm: Afd Là Gì – Skip To Content Vi Giới Thiệu Cổng Tt Sơ Đồ
Những chỉ số trên phản ánh sự phát triển khá phức tạp của thị trường bán lẻ tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam thời gian gần đây. Đó là sự phân hoá giữa các TTTM quy mô lớn.
Có những TTTM được đầu tư có chiều sâu, có nghiên cứu tâm lý và thị hiếu khách hàng kỹ lưỡng đạt hiệu suất cho thuê mặt bằng khá cao, trong khi cũng có không ít TTTM phải đóng cửa hoặc có tỷ lệ trống lớn.
Tại TP.HCM, trong khi một số TTTM có tỷ lệ trống lớn, thì vẫn có những TTTM có công suất cho thuê cao, như Diamond Plaza (tỷ lệ trống dưới 10%) và Icon 68 (dưới 5%).
Royal City Mega Mall có tỷ lệ lấp đầy đáng kinh ngạc, với gần 90%diện tích mặt bằng được cho thuê
Theo CBRE Việt Nam, thị trường bán lẻ TP.HCM chưa được khai thác tốt so với các thị trường khác tại châu Á và vẫn có tiềm năng phát triển, đòi hỏi sự tăng trưởng tương thích và thu nhập bình quân đầu người. Ẩm thực, giải trí và các mặt hàng thiết yếu được dự báo tiếp tục thu hút một lượng lớn khách thuê.
Tại Hà Nội, có những TTTM tiếp tục phải đóng cửa sau nhiều quý thua lỗ liên tiếp (như Hàng Da Galleria), tiếp tục tái cơ cấu (Grand Plaza), lùi thời hạn khai trương (TTTM Chợ Mơ), hoặc chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới (Mipec Mall)…
Trong khi đó, với diện tích “khủng” lên đến hơn 230.000 m2, được khai trương đầu quý III/2013, Royal City Mega Mall lại có tỷ lệ lấp đầy đáng kinh ngạc, với gần 90% diện tích mặt bằng được cho thuê sau ngày khai trương. Một số chủ cửa hàng bán lẻ tại Royal City Mega Mall cho biết, cho dù tiền thuê mặt bằng tại đây khá cao, nhưng bù lại, doanh số bán hàng hiện khá tốt.
Với việc khai trương Ocean Mart quận Hà Đông, Ocean Mall tại Làng quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy và Ocean Mall tại Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Ocean Group là một cái tên mới gia nhập đội ngũ bán lẻ tại Hà Nội trong quý II/2013. Dự kiến, trong những tháng cuối năm 2013, Ocean Group sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ với việc lập kế hoạch Dự án Star City Center với diện tích lên đến 180.000 m2. “Ocean Group sẽ phiêu lưu đến đâu trong lĩnh vực này?” là sự phân vân của các nhà bán lẻ nội địa.
Xem thêm: Xán Lạn Là Gì – Nghĩa Của Từ Xán Lạn Trong Tiếng Việt
Vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh mặt bằng bán lẻ hiện tại là việc phải đối mặt với lựa chọn phân bổ khách thuê (đứng ra quản lý và cho thuê từng phần hay cho những nhà bán lẻ chuyên nghiệp thuê toàn bộ). Trong khi đó, các TTTM cũng sẽ phải đối mặt với một khó khăn khác là sự đổi mới và cải tiến của các cửa hàng mặt phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh áp lực cho thuê, đặc biệt là các TTTM ngoài khu vực trung tâm.
Chuyên mục: BĐS