MARKETING là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh. Nó có vai trò quan trọng, giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đem lại doanh thu cao và thúc đẩy kinh tế phát triển. Để hiểu hơn về khái niệm MARKETING là gì? Cụ thể về marketing và Marketer trong kinh doanh, các bạn có thể tham khảo ngay bài viết bên dưới.
Marketing là gì?
Định nghĩa – Khái niệm Marketing là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa ( khái niệm) của marketing. Tuy nhiên về mặc bản chất và ý nghĩa chúng đều giống nhau. Theo quan điểm của Philip Kotler – vị giáo sư người Mỹ được xem là “cha đẻ” của ngành marketing, định nghĩa về marketing được hiểu là: “Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt được tất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến, và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ” (Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit)
Theo E.J McCarthy thì ” Marketing chính là quá trình thực hiện các hoạt động với mục đích đạt được những mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng để điều khiển các dòng hàng hoá dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất đến khách hàng hay người tiêu dùng.”
Ngoài ra, Wikipedia cũng trích dẫn định nghĩa về marketing của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA – American Marketing Association). Theo đó, “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức, là một tập hợp các tiến trình để tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, đồng thời nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng các cách khác nhau và đem về giá trị lợi ích cho tổ chức cũng như các thành viên hội đồng cổ đông”.
Vậy chính xác, Marketing là gì? Hiểu một cách đơn giản, Marketing là tiếp thị, quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo dựng giá trị cho cá nhân, doanh nghiệp. Đây được xem như một hình thức quản lý mang tính xã hội cực kỳ phổ biến nhằm kết nối, trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo dựng giá trị và mối quan hệ vững chắc với khách hàng nhằm thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu hiểu nôn na theo một cách nữa thì Marketing là hình thức tiếp thị. Giúp ta kết nối được với nhiều khách hàng. Thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng, biết và tìm hiểu đến thương hiệu của mình. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ với họ.
Phân loại marketing
Marketing được phân thành hai loại sau:
- Marketing truyền thống (cổ điển): Các hoạt động Marketing chỉ xảy ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing chính là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó là trên các kênh truyền thông. Về bản chất thì Marketing cổ điển chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh những hàng hoá và dịch vụ mà không chú trọng đến khách hàng. Tồn tại trong điều kiện cạnh tranh quá gay gắt nếu chỉ cần quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủ mà cần phải quan tâm đến tính đồng bộ của cà hệ thống. Vì thế việc thay đổi Marketing truyền thống bằng một loại Marketing khác là điều cần thiết.
- Marketing hiện đại: Sau khi Marketing hiện đại ra đời thì nó đã góp phần to lớn vào việc khắc phục các tình trạng khủng hoảng thừa thải và nâng cao việc thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Marketting hiện đại đã chú ý tới khách hàng nhiều hơn và nhắm đến thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất hàng hoá. Lúc này nhu cầu của khách hàng là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, vì việc chú ý đến tính đồng bộ của các hệ thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo nên sức mạnh lớn để đáp ứng mạnh nhất nhu cầu của khách hàng. Marketing có mục tiêu chính là tối đa hoá các lợi nhuận nhưng nó chính là các mục tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn chính là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu của khách hàng.
Vai trò của marketing
Hoạt động marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết, góp phần giúp tăng doanh thu và thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. Dưới đây là một số vai trò chính của marketing trong doanh nghiệp:
Marketing giúp gia tăng doanh thu
Mục tiêu chính của các hoạt động marketing đó là phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Các chiến lược marketing thường được thực hiện để giúp nâng cao nhận thức thương hiệu của sản phẩm đối với khách hàng, khiến họ nhớ đến và hiểu rõ ràng hơn về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nếu một chiến lược marketing gây được thiện cảm đối với người dùng thì chắc chắn khả năng người dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của thương hiệu một cách lâu dài là rất cao.
Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự tin tưởng bấy nhiêu. Với marketing, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ phổ biến hơn trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài.
Marketing giúp phát triển doanh nghiệp
Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, hàng trăm thương hiệu, hàng ngàn sản phẩm tương tự xuất hiện dày đặt, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Nếu không sử dụng marketing thì doanh nghiệp bạn sẽ không trụ vững được lâu dài trên thị trường, khách hàng sẽ chọn những thương hiệu mới, nổi tiếng với những lời quảng cáo hấp dẫn, được nhiều người tin dùng và rồi chẳng một ai nhớ tới thương hiệu của bạn. Chính vì thế hoạt động marketing sẽ giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn rất hiệu quả. Đặc biệt với một chiến lược marketing hiệu quả sẽ đem đến cho doanh nghiệp những bước phát triển vượt bậc.
Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt, sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing ấy có đang hiệu quả hay không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm năng.
Chức năng chính của marketing đối với doanh nghiệp
Thu thập và phân tích thông tin thị trường để thích ứng với nhu cầu của khách hàng
Thu thập và phân tích thông tin thị trường là một chức năng tối quan trọng của marketing. Bởi vậy, để thực sự hiểu rõ người tiêu dùng, là một marketer, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
(a) Khách hàng muốn gì?
(b) Với số lượng bao nhiêu?
(c) Tại mức giá nào?
(d) Khi nào thì họ muốn sản phẩm/ dịch vụ của bạn?
(e) Khách hàng thích loại quảng cáo nào?
(f) Khách hàng muốn sản phẩm/ dịch vụ của bạn xuất hiện ở đâu? Khách hàng thích loại hình phân phối nào?
Chức năng này cho phép bạn tạo ra và thu thập các thông tin liên quan đến thị trường mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng và phát triển sản phẩm hiệu quả để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của thị trường này. Tất cả các thông tin liên quan về người tiêu dùng từ hành vi tiêu dùng và sở thích cần phải được thu thập và phân tích. Trên cơ sở phân tích, chúng ta sẽ tìm hiểu xem sản phẩm nào có cơ hội phát triển tốt nhất trên thị trường này.
Ngoài ra hiểu được sở thích và hành vi mua hàng của khách hàng thông qua hoạt động marketing sẽ giúp bạn nâng cao được tính hấp dẫn của sản phẩm hiện tại từ kỹ thuật, tiêu chuẩn của sản phẩm và nghiên cứu thị trường các xí nghiệp như bao bì, nhãn hiệu, từ đó gây được thiện cảm đối với khách hàng, thoả mãn được nhu cầu sử dụng của sản phẩm.
Bạn có thể thu thập thông tin bằng cách xem xét các báo cáo nghiên cứu thị trường, yêu cầu đội ngũ bán hàng phản hồi hoặc thực hiện một cuộc khảo sát bằng cách sử dụng một công ty nghiên cứu thị trường. Bạn cũng nên theo dõi các trang web đánh giá sản phẩm và các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như Facebook và Twitter, nơi bạn có thể tìm thông tin về nhu cầu và thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Chức năng phát triển và thiết kế sản phẩm
Phát triển sản phẩm là một chức năng quan trọng của marketing, cũng là nhiệm vụ của bộ phận marketing để xác định những gì thị trường cần hoặc muốn, sau đó tiến hành thiết kế sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn của thị trường. Việc phát triển sản phẩm sẽ được các marketer thực hiện và trải qua một số giai đoạn cơ bản nhằm phát triển một sản phẩm riêng biệt nhắm đúng vào thị trường mục tiêu. Sản phẩm/ dịch vụ cũng nên được quản lý dựa trên việc đánh giá kết quả kinh doanh, từ đó thay đổi sản phẩm/ dịch vụ để phù hợp hơn với xu hướng thị trường hiện tại.
Công đoạn thiết kế sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc bán được sản phẩm ra thị trường. Công ty có sản phẩm được thiết kế tốt và hấp dẫn hơn có thể bán được nhiều hơn một công ty có sản phẩm thiết kế yếu và không hấp dẫn.
Do vậy, có thể nói rằng việc sở hữu một thiết kế đặc biệt sẽ đem lại một lợi thế cạnh tranh cho công ty. Điều quan trọng bạn cần nhớ là, thiết kế một sản phẩm thôi là chưa đủ, quan trọng là phải liên tục phát triển nó.
Chức năng tiêu chuẩn hoá và định phẩm cấp
Tiêu chuẩn hóa đề cập đến việc xác định các tiêu chuẩn liên quan đến kích thước, chất lượng, thiết kế, trọng lượng, màu sắc, nguyên liệu được sử dụng, vv, cho một sản phẩm cụ thể. Bằng cách đó, nhà sản xuất sẽ đảm bảo được rằng các sản phẩm làm ra sẽ đáp ứng một số quy chuẩn và đặc thù nhất định.
Các sản phẩm có cùng đặc điểm (hoặc tiêu chuẩn) sẽ được xếp vào cùng một loại hoặc cùng một cấp độ nhất định. Việc này được gọi là xếp hạng sản phẩm. Xếp hạng – là khi bạn sắp xếp và phân loại sản phẩm của mình theo các kích thước hoặc số lượng để phục cho các phân đoạn thị trường khác nhau trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn của sản phẩm. Ví dụ: một công ty sản xuất sản phẩm X, có ba cấp độ cụ thể là A, B và C, đại diện lần lượt cho ba mức chất lượng; tốt nhất, trung bình và bình thường.
Những khách hàng muốn các sản phẩm chất lượng tốt nhất sẽ được tiếp cận với sản phẩm cấp ‘A’. Bằng cách này, khách hàng sẽ không nghi ngờ về việc công ty mang một sản phẩm cấp thấp đến trước mặt anh ta. Do đó, việc xếp hạng này giúp quá trình mua bán trở nên dễ dàng hơn. Chức năng này chủ yếu được thực hiện với các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, bông, thuốc lá, táo, xoài, v.v.
Chức năng phân phối
Đây là một chức năng bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hoá từ giai đoạn kết thúc quá trình sản xuất cho đến lúc nó được giao đến các cửa hàng bán lẻ hay giao trực tiếp cho người sử dụng. Với chức năng này, các nhà tiếp thị sẽ phải tính đến việc hàng hóa được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ như thế nào. Để thực hiện nhiệm vụ này, marketer sẽ phải ra các quyết định liên quan đến bốn yếu tố.
Đó là: Vận tải, Hàng tồn kho, Kho bãi và Xử lý đơn đặt hàng. Chức năng phân phối của Marketing phải đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được di chuyển một cách dễ dàng và hiệu quả từ nơi sản xuất đến thị trường mục tiêu. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng hệ thống giao thông nào – đường bộ, đường sắt, đường hàng không, hay đường thuỷ và phải đảm bảo rằng sản phẩm có thể đến tay khách hàng một cách dễ dàng nhất. Là một Marketer, bạn cũng nên quan tâm đến những bên trung gian tham gia vào quá trình phân phối, những lợi ích và động cơ của họ, v.v.
Chức năng tạo dựng thương hiệu
Mọi nhà sản xuất hay người bán đều muốn sản phẩm của mình phải có một bản sắc riêng trên thị trường. Để thực hiện điều đó, họ phải đặt tên cho sản phẩm của mình, làm thương hiệu cho nó và khiến nó thật khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Vì lẽ đó, mục tiêu quan trong xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở mức tạo ra sản phẩm đẹp, thương hiệu ấn tượng mà là khiến cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt giữa các sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, và từ đó tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu và sản phẩm của công ty.
Chức năng xúc tiến bán hàng
Marketing sẽ hỗ trợ cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ được thoả mãn tốt hơn khi nhu cầu khách hàng chính là công cụ cạnh tranh hiệu quả trong khi việc tối ưu hoá chi phí khó để cạnh tranh bằng giá. Chúng ta có thể biết các hoạt động yểm trợ như sau: quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng, hội chợ, triển lãm và các dịch vụ khác ngành.
Chức năng hố trợ khách hàng
Khách hàng luôn được coi là thượng đế. Vì vậy, hoạt động hỗ trợ/ chăm sóc khách hàng là một trong những chức năng chính của Marketing, nhằm cung cấp những hỗ trợ cho khách hàng bất cứ khi nào họ cần. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng thường sẽ bao gồm các hạng mục sau:
+ Dịch vụ sau bán hàng
+ Xử lý khiếu nại của khách hàng
+ Hỗ trợ kỹ thuật
+ Dịch vụ cung cấp tín dụng (như hỗ trợ mua trả góp, hỗ trợ hình thức thanh toán, …)
+ Dịch vụ bảo trì
Dịch vụ Hỗ trợ/ chăm sóc sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, sự hài lòng hay thỏa mãn của khách hàng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Nó làm tăng sự gắn bó của khách hàng với một sản phẩm cụ thể và họ sẽ tiếp tục quay lại mua sản phẩm vào những lần sau.
Chức năng định giá sản phẩm
Đây là chức năng quan trọng nhất của người quản lý marketing để đặt một mức giá cho sản phẩm. Giá của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chi phí sản xuất, tỷ suất lợi nhuận, giá sản phẩm cạnh tranh, chính sách của chính phủ,… Một marketer có thể thực hiện chức năng định giá cho hàng hóa của công ty mình bằng cách thiết kế những hệ thống định giá dựa trên các giai đoạn hay vòng đời của sản phẩm. Giá cả là giá trị thực tế mà người tiêu dùng nhận thức được về sản phẩm của bạn. Giá cả của một sản phẩm phải được quy định sao cho không quá cao nhưng đồng thời cũng phải đem lại đủ lợi nhuận cho tổ chức.
Chức năng đo lường rủi ro
Quá trình một sản phẩm hoàn thiện đi từ nơi sản xuất đến khi tiêu thụ ẩn chứa rất nhiều rủi ro, như việc sản phẩm bị hư hỏng hay bị mất cắp. Để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình này, các doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống đóng gói sản phẩm thật sự hiệu quả để bảo vệ sản phẩm, một dịch vụ kho bãi đảm bảo cho việc lưu trữ hay một hệ thống giao vận đủ nhanh để đảm bảo sản phẩm được phân phối đến tay người tiêu dùng kịp lúc.
Marketer là gì?
Đây là những người làm việc trong lĩnh vực marketing. Với nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, lên chiến lược về sản phẩm, dịch vụ. Cung cấp những dịch vụ và sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng.
Các kỹ năng cần có của Marketer
- Quan sát và lắng nghe ý kiến
- Có khả năng thích nghi và phải linh hoạt trong công việc
- Tư duy sáng tạo, nhiệt tình
- Có kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng sale ( bán hàng )
Trên đây là những kiến thức cơ bản và quan trọng về marketing trong doanh nghiệp, định nghĩa ( khái niệm ) marketing là gì? Cụ thể về marketing và marketer là gì?. Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi 35express để cập nhập những thông tin bổ ích.