Luật Và Cách Chơi Bóng Rổ Mới Nhất Năm 2018, Luật Bóng Rổ Cơ Bản Update 01/2025

– Không có quá 12 người có đủ tư cách thi đấu cho những giải mà mỗi đội phải thi đấu hơn 3 trận.

Đang xem: Luật và cách chơi bóng rổ

– Một huấn luyện viên, được thêm một huấn luyện viên phó (nếu cần).

– Một đội trưởng là thành viên của đội có đủ tư cách thi đấu.

2. Trang phục thi đấu

– Áo thun 3 lỗ, phía trước và phía sau lưng phải cùng một màu.

– Áo của mỗi cầu thủ phải được in rõ ràng ở cả sau lưng và trước ngực.

– Số áo sau lưng cao ít nhất 20 cm, số áo trước ngực cao ít nhất 10 cm, chiều rộng của số áo không nhỏ hơn 2 cm.

– Sử dụng số áo từ số 4 đến số 15.

*

Đọc tin tức đáng chú ý khác
Kỹ thuật khống chế và cản phá bóng thuộc kỹ thuật phòng thủ trong Bóng Rổ
Kỹ thuật di chuyển trong kỹ thuật phòng thủ trong môn bóng rổ
Những kỹ thuật đột phá cá nhân trong môn Bóng Rổ
Những kỹ thuật ném bóng vào rổ quan trọng trong môn Bóng Rổ

Quy định về thời gian thi đấu

1. Quy định thời gian thi đấu

– Mỗi một trận đấu bóng rổ bao gồm 4 hiệp mỗi hiệp 10 phút.

– Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, hiệp 3 và hiệp 4, và trước mỗi hiệp phụ là 2 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và 3 là 15 phút.

– Nếu tỉ số điểm hòa nhau khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp 4, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng 1 hoặc nhiều hiệp phụ 5 phút để có kết quả thắng thua. Trong tất cả các hiệp phụ 2 đội sẽ tiếp tục thi đấu theo hướng rổ như hiệp thứ 3 và 4.

2. Quy định thời gian hội ý

– Trong một trận thi đấu bóng rổ, trong 3 hiệp đầu và mỗi hiệp phụ mỗi đội được hội ý một lần cho mỗi hiệp, hiệp thứ 4 mỗi đội được hội ý 2 lần.

– Thời gian của mỗi lần hội ý là 60 giây .

Những điều luật khi thi đấu bóng rổ

1. Luật nhảy tranh nóng

Khi trọng tài tung bóng giữa cầu thủ của hai bên gọi là nhảy tranh bóng.

* Những trường hợp nhảy tranh bóng

– Vào đầu mỗi một hiệp đấu, trọng tài cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân.

– Hai bên cùng giữ bóng, khi có một hoặc nhiều đấu thủ của cả hai đội có một hoặc hai bàn tay giữ chặt bóng mà không có đấu thủ nào giành được.

– Khi cả hai bên cùng phạm lỗi.

– Khi hai trọng tài đưa ra quyết định không đồng nhất.

– Khi bóng sống bị kẹt tại bảng rổ.

* Quy định về nhảy tranh bóng

– Trong khi nhảy tranh bóng hai đấu thủ nhảy tranh bóng sẽ đứng cả hai chân trong nửa vòng tròn gần rổ của đội mình với một chân gầntâm của đường thẳng ở giữa vòng tròn.

– Trọng tài đứng giữa hai đấu thủ tranh bóng tung bóng lên theo đường thẳng đứng và cao hơn độ cao mà hai đấu thủ có thể nhảy tới.

– Bóng được chạm bởi một hoặc nhiều bàn tay của một hoặc hai người nhảy tranh bóng sau khi bóng lên tới điểm cao nhất.

* Những trường hợp nhảy tranh bóng phạm luật

– Khi bóng chưa lên tới điểm cao nhất đã có một trong hai đấu thủ nhảy tranh bóng chạm tay, hoặc ra khỏi vị trí tranh bóng khi bóng chưa ra khỏi vòng tranh bóng.

– Chạm bóng qua hai lần

* Nhảy lên bắt bóng hoặc đấm bóng.

– Có hành động thô bạo hoặc động tác cản trở đến động tác tranh bóng của đối phương: dẫm lên chân đối phương, đẩy người người …

– Khi nhảy tranh bóng dẫm vạch.

Những trường hợp này trọng tài sẽ trao bóng cho đối phương phát bóng biên gần với vị trí phạm luật.

2. Luật bóng ra biên và luật phát bóng biên

– Đấu thủ giữ bóng ở ngoài vạch biên, dẫm vào đường biên.

– Bóng chạm vào đấu thủ đã ra biên hoặc chạm bất cứ người vật trên đường biên, giá đỡ bảng, mặt sau của bóng.

– Bóng ra ngoài biên khi có đấu thủ cuối cùng chạm bóng.

* Xử phạt

Cho đối phương phát bóng bên ở gần nơi phạm luật, không phát bóng biên ở ngay sau bảng rổ.

* Những trường hợp phát bóng biên phạm luật:

– VĐV phát bóng biên dẫm vạch biên.

– VĐV phát bóng biên trực tiếp vào rổ.

– VĐV phát bóng biên quá 5 giây chưa đưa được bóng vào trong sân.

Những trường hợp này trọng tài cho đối phương phát bóng biên tại vị trí gần đó.

3. Luật bóng được tính điểm và giá trị của điểm

– Bóng được tính điểm là khi bóng sống lọt vào rổ từ phía trên và ở trong rổ hoặc lọt qua rổ.

* Đội tấn công ném bóng vào rổ đối phương sẽ được tính điểm như sau:

+ Mỗi một quả phạt được tính 1 điểm.

+ Bóng vào rổ ở trong vòng tròn 6,25 m được tính 2 điểm.

+ Bóng vào rổ ở ngoài vòng tròn 6,25 m được tính 3 điểm.

– Nếu một đấu thủ vô tình ném bóng vào rổ của mình, điểm sẽ được tính cho đội trưởng của đối phương.

– Nếu cố tình ném bóng vào rổ của mình là sẽ bị phạm luật.

4. Luật can thiệp vào bóng

– Khi ném rổ đấu thủ tấn công hoặc phòng thủ không được chạm bóng khi bóng trên đường bay xuống và ở trên hoặc ngang vòng rổ.

– Khi bóng ở trong rổ, đấu thủ phòng thủ không được chạm bóng hoặc chạm rổ.

– Trong ném rổ khi bóng chạm vòng rổ thì đấu thủ phòng thủ hoặc tấn công không chạm rổ hoặc chạm bảng.

• Xử phạt

• Nếu người tấn công vi phạm bóng sẽ không được tính điểm. Cho đối phương phát bóng biên dọc nơi đường ném phạt kéo dài.

• Nếu người phòng thủ vi phạm đội đối phương được tính 2 hoặc 3 điểm tùy theo vị trí khi bóng được ném rổ. Cho đội bị tính điểm được phát bóng biên ngay như là bóng vào rổ.

– Nếu đấu thủ của cả 2 đội vi phạm cùng lúc, bóng không được tính điểm trận đấu tiếp tục bằng nhảy tranh bóng.

5. Luật ném phạt

– Đấu thủ gây lỗi cho người nào, người đó sẽ thực hiện ném một hoặc nhiều quả phạt, không được thay thế người ném phạt. Nếu đấu thủ đó bị thương và phải rời khỏi sân thi đấu thủ vào thay thế được ném phạt, nếu không có người thay thế thì đội trưởng sẽ chỉ định người ném phạt.

– Khi có lỗi kỹ thuật đội trưởng của đội được ném phạt sẽ chỉ định người ném phạt.

* Những quy định về ném phạt

– Đứng sau đường ném phạt và ở giữa trong vòng tròn.

– Có thể dùng mọi kỹ thuật ném rổ nhưng bóng không được chạm mặt sân, bóng vào rổ từ phía trên hoặc bóng chạm vòng rổ .

– Bóng dời khỏi tay trong vòng 5 giây kể từ thời điểm trọng tài trao bóng cho người ném phạt.

– Những đấu thủ trong vị trí ném phạt: Có tối đa 5 cầu thủ (3 phòng thủ và 2 người tấn công) có thể đứng ồ những vị trí ném phạt. Vị trí đầu tiên trên mỗi vạch của khu vực giới hạn là của đối phương của người ném phạt. Các đấu thủ đứng xen kẽ trên những vị trí, các đấu thủ chỉ được đứng trong vị trí mà họ được quyền đứng ,

* Những trường hợp phạm luật

– Khi trọng tài trao bóng cho đối thủ ném phạt và quá 5 giây bóng chưa dời tay người ném.

– Bóng không chạm vào vành rổ hoặc rổ.

– Thực hiện làm giả lần ném phạt.

* Chân dẫm lên đường ném phạt, dẫm lên phía trước đường ném phạt trước khi bóng chạm vòng rổ hoặc vào rổ.

* Các đấu thủ khác chân dẫm vạch khu cấm hoặc xâm phạm khu cấm khi bóng chưa dời tay người ném.

* Xử phạt:

– Nếu người ném phạt và đồng đội của anh ta vi phạm thì bóng không được tính điểm và đối phương được phát bóng biên ở đường ném phạt kéo dài trừ khi có một hoặc nhiều quả phạt khác được thực hiện.

– Nêu phòng thủ vi phạm thì bóng vào rổ được tính điểm còn không vào rổ được ném phạt lại.

6. Luật hay người

– Một đội có thể thay đổi đấu thủ khi có cơ hội thay người.

– Một cơ hội thay ngưòi bắt đầu khi: bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng lại và khi trọng tài làm xong thủ tục báo lỗi cho ban thư ký. Bóng vào rổ trong 2 phút cuối của hiệp thứ 4 hoặc bất kỳ hiệp phụ nào mà đội bị bóng vào rổ có yêu cầu thay người.

– Không được phép thay người khi: Sau một lần vi phạm đội không được quyền phát bóng biên, giữa hoặc sau những quả ném phạt của một lần xử phạt cho đến khi bóng chết lần nữa và đồng hồ thi đấu đã chạy.

Ngoại trừ:

+ Đội phát bóng biên có thay người.

+ Một trong hai đội phạm lỗi.

+ Trọng tài dừng trận đấu.

Các trường hợp phạm luật khi thi đấu bóng rổ

1. Luật dẫn bóng

a. Định nghĩa:

VĐV khi đã không chế được bóng, sau đó tiếp tục làm động tác đập, hất lăn bóng đi sau đó bắt bóng lại, lúc này chỉ được phép chuyền bóng hoặc ném rổ. Nếu tiếp tục dẫn bóng thì phạm luật hai lần dẫn bóng.

* Những trường hợp phạm luật:

– Khi đang dẫn bóng bình thường mà hất bóng liên tục trên không.

Xem thêm: Hướng Dẫn Bạn Cách Chơi Bùa Yêu Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả

– Khi dẫn bóng dùng cả hai tay tiếp xúc bóng một lúc.

– Khi dẫn bóng mà ngửa tay đón bóng rồi lại tiếp tục dẫn.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát bóng biên ồ vị trí gần xảy ra phạm luật, không được phát bóng biên ở ngay sau bảng rổ.

* Những trường hợp không phạm luật :

* Khi dẫn bóng tay không tiếp xúc với bóng thì số bước chạy không quy định.

– Khi ném rổ Hên tục hoặc bắt bóng không chắc.

2. Luật chạy bước

a. Định nghĩa:

– Chạy bước là di chuyển trái luật trong bất kỳ hướng nào của một hoặc cả hai bàn chân vượt quá những giới hạn đã được nói đến trong điều luật này khi cầm bóng sống trên sân.

– Một chân trụ được xác định khi một đấu thủ cầm bóng sống trên sân, bước 1 hoặc nhiều bước về bất cứ hướng nào với cùng một chân trong lúc chân kia được giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sân gọi là chân trụ.

* Hình thành chân trụ:

– Một đấu thủ bắt bóng khi cả hai bàn chân chạm mặt sân thì có thể sử dụng một trong hai bàn chân làm chân trụ, Khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ.

– Một đấu thủ bắt bóng trong khi di chuyển hoặc dẫn bóng có thể dừng lại và hình thành chân trụ: Nếu bàn chân chạm mặt sân thì bàn chân đó là chân trụ trước khi chân còn lại chạm mặt sân.

– Nếu đấu thủ nhảy nên bắt bóng trên không rơi xuống mặt sân: Nếu rơi xuống bằng hai chân cùng một lúc thì có thể lấy chân nào làm trụ cũng được, nếu rơi xuống mặt sân bằng một chân sau đó chân kia chạm mặt sân, như vậy bàn chân chạm mặt sân đầu tiên là chân trụ.

* Di chuyển với bóng:

– Trong một lần chuyển bóng hoặc một lần ném rổ, bàn chân trụ có thể nhấc lên, trước khi chân trụ chạm mặt sân thì bóng phải rời khỏi tay. Nếu chân trụ chạm lại mặt sân mà bóng chưa rời tay thì phạm luật chạy bước.

– Khi bắt đầu dẫn bóng, bàn chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay, nếu chân trụ nhấc lên trước khi bóng rời tay thì phạm luật chạy bước.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát bóng biến gần nơi xảy ra phạm luật, không được phát biên ngay sau bảng rổ.

3. Luật 3 giây

а. Định nghĩa:

Một đấu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân và đồng hồ thi đấu đang chạy không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây. Nếu vi phạm thì phạm luật 3 giây.

Những trường hợp không phạm luật 3 giây :

-Tuân thủ ở trong khu vực giới hạn chưa đến 3 giây được phép dẫn bóng ném rổ.

– Bóng ở trên không sau khi ném rổ.

– Bóng bật bảng trở lại.

– Bóng chết.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ.

4. Đấu thủ bị kèm sát (luật 5 giây)

a. Định nghĩa:

– Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát khi một đối phương có vị trí phòng thủ tích cực với khoảng cách không hơn 1 m .

– Trong vòng 5 giây đấu thủ bị kèm sát phải dẫn chuyền hoặc ném rổ nếu vi phạm sẽ phạm luật.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ.

5. Luật 8 giây

a. Định nghĩa:

Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên phần sân sau của anh ta, trong vòng 8 giây đội của anh ta phải đưa bóng sang phần sân trước. Nếu trái lệ sẽ phạm luật 8 giây.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ.

6. Luật 24 giây

a. Định nghĩa:

Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên sân thì trong vòng 24 giây đó phải ném rổ. Nếu trái lệ sẽ phạm luật 24 giây.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát, bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ.

7. Luật bóng trở lại sân sau

a. Định nghĩa:

Một đấu thủ kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau của đội anh ta. Nếu trái lệ sẽ phạm luật bóng trở lại sân sau.

b. Xử lý của trọng tài:

Cho đối phương phát bóng biên dọc ở giữa sân.

Các trường hợp phạm lỗi cá nhân

Là sự vi phạm những điều luật liên quan đến va chạm cá nhân với đối phương hoặc liên quan đến đạo đức tác phong phản tinh thần thể thao.

1. Lỗi va chạm

a. Định nghĩa:

Là lỗi của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật đối với đối phương kể cả có bóng hoặc không có bóng, bóng sống hay bóng chết. Ví dụ như: Chặn người, đẩy, nắm giữ, đánh tay …

b. Xử lý của trọng tài:

Trong mọi trường hợp một lỗi cá nhân sẽ tính cho người phạm lỗi và:

– Nếu phạm lỗi vào đấu thủ không có động tác ném rổ :+ Trận đấu được tiếp tục bằng phát bóng biên của đội không phạm lỗi ở gần nơi xảy ra phạm lỗi.

+ Nếu xử phạt lỗi đồng đội thì ( lỗi đồng đội- xử phạt ) được ốp dụng.

– Nếu phạm lỗi vào cầu thủ có động tác ném rổ thì :

+ Bóng vào rổ được tính điểm và được ném thêm một quả phạt đền.

+ Nếu bóng không vào rổ thì được ném 2,3 quả phạt đền, tùy theo vị trí ném rổ trước khi bị phạm lỗi.

2. Lỗi phản tinh thần thể thao

a. Định nghĩa:

– Là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định của trọng tài đấu thủ đó đã cố ý phạm lỗi đối với đối phương.

– Một đấu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao thì sẽ bị trục xuất.

b. Xử lý của trọng tài:

– Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi.

– Cho đội không phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát bóng biên, số quả ném phạt được tính như sau :

+ Nếu lỗi phạm vào đấu thủ không có động tác ném rổ thì cho ném hai quả phạt đền.

+ Nếu lỗi phạm vào đầu thì có động tác ném rổ, bóng vào rổ được tính điểm và ném thêm một quả phạt.

+ Nếu lỗi phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ bóng không vào rổ thì tùy theo vị trí ném rổ mà cho ném 2, 3 quả phạt đền.

3. Lỗi hai bên

a. Định nghĩa:

Là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần như cùng một thời điểm.

b. Xử lý của trọng tài:

* Tính một lỗi cá nhân cho mỗi đấu thủ phạm lỗi, không có ném phạt.

– Trận đấu được tiếp tục :

+ Nếu bóng vào rổ cùng thời điểm xảy ra lỗi, bóng được tính điểm. Đối phương được phát bóng biên ở đường cuối sân.

+ Cho đội đang kiểm soát bóng hoặc đội được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên được phát bóng biên gần nơi phạm lỗi.

+ Nếu không có đội nào kiểm soát bóng cũng không được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên thì cho hai đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi phạm lỗi.

4. Lỗi trục xuất

a. Định nghĩa:

Bất cứ đấu thủ. chính thức, đấu thủ dự bị, HLV có hành động phản tinh thần thể thao một cách trắng trợn thì đều bị trục xuất.

b. Xử lý của trọng tài:

– Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi.

– Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. số quả ném phạt được tính như phạt lỗi phản tinh thần thể thao.

5. Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức

а. Định nghĩa:

Khi một đấu thủ chính thức không quan tâm đến những lời nhắc nhở của trọng tài, hoặc sử dụng những thủ đoạn: Thiếu tôn trọng với ban trọng tài, dùng lời nói hành động xúc phạm, kích động khán giả, chọc ghẹo đối phương, trì hoãn trận đấu, thay đổi số áo mà không báo cho thư ký và trọng tài, treo người trên vòng rổ để thể hiện sức mạnh.

b. Xử lý của trọng tài:

– Ghi một lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm lỗi.

* Cho đối phương ném một quả phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc.

6. Đấu thủ phạm 5 lỗi

– Một đấu thủ phạm 5 lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật sẽ được thông báo và phải rời khỏi trận đấu ngay trong vòng 30 giây.

– Đấu thủ phạm 5 lỗi trước đó và phạm thêm một lỗi nữa, lỗi này sẽ tính cho HLV.

Lỗi đồng đội

– Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi bao gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức của đội đó trong một hiệp đấu.

– Tất cả các lỗi đồng đội đã phạm trong thời gian nghỉ của bất kỳ hiệp phụ nào sẽ được tính là một phần của hiệp thứ 4 .

* Xử phạt:

– Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá 4 lỗi) thì tất cả các lỗi cá nhân của đấu thủ chính thức sẽ được cho ném 2 quả phạt, thay vì cho phát bóng biên (kể cả lỗi khi không có động tác ném rổ).

– Nếu một đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống trên sân hoặc đội được quyền phát bóng biên phạm lỗi, như vậy sẽ không cho ném 2 quả phạt.

Hãy Học Bóng rổ cùng trung tâm dạy bóng rổ trẻ em loltruyenky.vn

Trung tâm dạy học bóng rổ Hà Nội cho trẻ ẻm – loltruyenky.vn chuyên nhận đào tạo bóng rổ cho các bé từ 6 – 14 tuổi. Hãy để con em bạn được chắp cánh ước mơ cùng loltruyenky.vn “Gieo niềm tin gặt thành công”. Dưới đây là 15 cụm đào tạo của trung tâm loltruyenky.vn trên khắp địa bàn Hà Nội.

1: Lớp học bóng rổ ở quận Cầu Giấy+ a. Cơ sở Đại học Ngoại Ngữ: Số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.+ b. Cơ sở Everest: Cuối Ngõ 106 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

2: Lớp học bóng rổ ở quận Ba Đình+ a. Cơ sở Vạn Bảo: Khu thể thao Ngoại Giao Đoàn, số 73 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.

3: Lớp học bóng rổ ở quận Đống Đa+ a. Cơ sở Bách Khoa: Sân Vận Động Bách Khoa, ngã 4 Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, Đống Đa, Hà Nội.+ b. Cơ sở Đại học Y: Sân bóng KTX Đại học Y, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

4: Lớp học bóng rổ ở quận Hai Bà Trưng+ a. Cơ sở Times city: Trường tiểu học Vinschool, times city, Hai Bà Trưng, Hà Nội.+ b. Cơ sở Đại La: Trường THCS Nguyễn Phong Sắc 44 Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

5: Lớp học bóng rổ ở quận Tây Hồ+ a. Cơ sở Thụy Khuê: Trường THCS Chu Văn An 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

6: Lớp học bóng rổ ở quận Hoàn Kiếm+ a. Cơ sở Việt – Đức: 47 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

8: Lớp học bóng rổ ở quận Thanh Xuân+ a. Cơ sở Phòng Không Không Quân: Nhà thi đấu Phòng Không Không Quân, đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân.+ b. Cơ sở Hà Nội – Ams: Trường HN – Ams, Số 1 Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội.+ c. Cơ sở tiểu học Ngôi Sao: Lô T1 khu Đô thị Trung Hòa Nhân Chính (đằng sau tòa nhà N3B đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.

Xem thêm: Cách Chơi Đao Khách Thiện Nữ 2: Cách Chơi, Tăng Kỹ Năng Và Kiếm Trang Bị

9: Lớp học bóng rổ ở quận Hà Đông+ a. Cơ sở Hà Đông: 182 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội.