Hướng Dẫn Viết Thư Từ Chối Lời Mời Làm Việc Lịch Sự Và Khéo Léo Update 04/2024

Nói lời từ chối là điều chưa bao giờ dễ dàng, nhất là khi phải từ chối lời mời làm việc của công ty mà bạn đã ứng tuyển. Cho dù lý do là gì, thì bạn cũng phải thông báo cho nhà tuyển dụng biết về quyết định của mình. Điều đó không chỉ thể hiện cách ứng xử chuyên nghiệp, mà còn cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với công ty. Hãy tham khảo những gợi ý sau đây để biết cách từ chối khi cần nhé!
Cân nhắc thật kỹ lưỡng

Trước khi gửi lời từ chối đến nhà tuyển dụng, bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về quyết định của mình. Vì trong thời điểm hiện nay, để có được một công việc ổn định quả thật không hề dễ dàng. Bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác mới có thể có được lời mời làm việc của nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn sau khi từ chối rồi, bạn sẽ không hối hận!

Hãy chắc chắn sau khi từ chối rồi, bạn sẽ không hối hận!

Nhanh chóng trả lời khi đã quyết định

Khi bạn đã quyết định từ chối lời mời làm việc, đừng chần chờ phản hồi cho nhà tuyển dụng biết. Như vậy sẽ giúp công ty duy trì quy trình tuyển dụng của họ mà không bị gián đoạn quá lâu. Ngoài ra, trả lời nhanh chóng là điều quan trọng thể hiện thái độ lịch sự và giữ gìn mối quan hệ với công ty bởi biết đâu bạn có thể ứng tuyển vào công ty đó một lần nữa.

Đang xem: Hướng dẫn viết thư từ chối lời mời làm việc

Bày tỏ sự biết ơn

Trước hết, bạn nên cảm ơn người quản lý tuyển dụng vì đã xem xét và dành cho bạn cơ hội làm việc tại công ty. Mặc dù phỏng vấn và xem xét hồ sơ là một phần của quy trình tuyển dụng nhưng họ có thể họ đã dành nhiều thời gian để đọc sơ yếu của bạn để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, một lời cảm ơn chân thành sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng, chẳng hạn như: “Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông/bà/quý công ty đã dành thời gian trao đổi với tôi về công việc và đề nghị tôi vào làm việc tại vị trí… Thật vui khi có cơ hội gặp gỡ các đồng nghiệp tiềm năng cũng như được xem văn phòng làm việc. Tôi rất muốn học hỏi thêm về vị trí… và tôi rất hào hứng khi nhận được lời đề nghị làm việc này”.

Đưa ra lý do đơn giản và ngắn gọn

Đừng quá nhiệt tình đưa ra lời khen ngợi quá mức về công ty hoặc những người bạn đã tương tác. Dù sao đó cũng là một lá thư từ chối. Cách tốt nhất là hãy trình bày lý do ngắn gọn và tôn trọng về việc bạn không chấp nhận vị trí này. Ví dụ: “Đây là một quyết định khó khăn với tôi, nhưng sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi nhận thấy nó không thật sự phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân của bản thân ở thời điểm hiện tại và trong tương lai” hoặc “Mặc dù vị trí này là một cơ hội tuyệt vời, nhưng tôi đã quyết định theo đuổi một vai trò khác sẽ cung cấp cho tôi nhiều cơ hội hơn để theo đuổi sở thích của mình”.

Xem thêm: Bài Catte Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chơi Bài Catte Gioi Bài Catte Là Gì

Cách tốt nhất để từ chối là hãy trình bày lý do ngắn gọn và tôn trọng về việc bạn không chấp nhận vị trí này.

Xem thêm: 15+ Cách Chỉnh Card Màn Hình Nvidia Choi Game Mượt Hơn, Đã Hơn

Mong muốn giữ liên lạc với công ty

Có thể bạn vẫn quan tâm đến công ty nhưng vì vai trò không phù hợp hoặc lý do cá nhân khác, thì bạn nên đề nghị giữ liên lạc và để lại thông tin cá nhân của mình một cách lịch sự. Vì tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng có thể giúp bạn có cơ hội hợp tác với họ trong tương lai hoặc với những người mà họ quen biết. Nếu không, bạn có thể đưa ra một lời chúc tốt đẹp như: “Cảm ơn ông/bà/quý công ty vì đã dành thời gian cho tôi và xin chúc anh/chị mọi điều tốt đẹp nhất” hay là “Thật vui khi được biết ông/bà/quý công ty, hy vọng rằng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội gặp mặt trong thời gian tới”.

Từ chối lời mời việc làm có thể là một quyết định khó khăn, nhất là trong thị trường tìm việc đầy cạnh tranh như hiện nay. Nhưng cũng đừng vì thế mà ngại từ chối khi công việc đó không phù hợp với bạn, vì đó là một phần không thể tránh khỏi trên con đường tìm kiếm một công việc mơ ước cho bản thân. Chúc bạn thành công!