Hướng Dẫn Cách Chơi Bóng Chuyền Hơi Nữ, Luật Bóng Chuyền Hơi Việt Nam Mới Nhất Năm 2020 Update 01/2025

Đối với bất kì một môn thể thao nào, kỹ thuật là một phần không thể thiếu và cần phải học ngay từ lúc bắt đầu. Trong môn bóng chuyền hơi cũng không ngoại lệ. Vậy những kỹ thuật bóng chuyền hơi cơ bản nào cần phải biết đối với người mới bắt đầu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 5 kỹ thuật bóng chuyền hơi cơ bản cho người mới bắt đầu.

Đang xem: Cách chơi bóng chuyền hơi nữ

*

Học kỹ thuật là một phần nhưng dụng cụ là không thể thiếu đặc biệt là quả bóng chuyền…

1. Kỹ thuật bóng chuyền hơi – phát bóng

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ trận đấu tuy nhiên phát bóng là một kỹ thuật bóng chuyền hơi quan trọng, quyết định đến việc ăn điểm của đội. Phát bóng hiệu quả thì khả năng dành điểm càng lớn, thậm chí phát bóng tốt, đối thủ không chắn được cũng có thể dành điểm. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ thuât này rất cần thiết. 1. Phát bóng xoáy

Phát bóng xoáy là kỹ thuật phát bóng mà bóng trong thời gian bay sẽ quay quanh trục của nó do cách tác dụng lực của vận động viên khi phát bóng. Kỹ thuật này đòi hỏi kĩ năng cao và sức khỏe tốt. Những người mới chơi thường rất khó để sử dụng kỹ thuật này.

2. Phát bóng thấp tay trước mặt

Khác với bóng chuyền da, kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong giao lưu và thi đấu bóng chuyền hơi. Giai đoạn chuẩn bị: người phát bóng đứng mặt hướng lưới, hai chân rộng bằng vai, một chân bước lên trước khoảng nửa bước. Thân người hơi lao về trước, tay cầm bóng gập ở khớp khuỷu, để bóng về phí trước ở độ cao ngang thắt lưng.

Sau khi tung bóng, tay đánh bóng đưa ra sau để lấy đà, trọng tâm thân thể chuyển sang chân sau.

Giai đoạn đánh bóng: Trong khi bóng rơi, tay đánh bóng chuyển động từ sau ra trước, trọng tâm thân thể chuyển qua chân trước và dùng cùi tay đánh vào một phần ba phía dưới và phía sau của bóng ở tầm cao ngang thắt lưng.

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh vào bóng, chân bước lên trước, mắt quan sát đường bay của bóng và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị thích hợp cho phòng thủ.

Kỹ thuật này không quá khó khăn như phát bóng xoáy tuy nhiên nó đòi hỏi sự chính xác và sức mạnh của người đánh.

*

3.3. Phát bóng cao tay chính diện

Phát bóng cao tay là kỹ thuật bóng chuyền hơi được sử dụng phổ biến trong thi đấu hiện nay. Giai đoạn chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị giống như ở phát bóng thấp tay chính diện. Sau khi chuẩn bị xong, người chơi sẽ thực hiện động tác tung bóng,

Giai đoạn đánh bóng : Khi bóng tung đạt độ cao nhất, tay đánh bóng chuyển động về trước để đánh bóng (đồng thời chân chống đạp thẳng), tay duỗi thẳng để lợi nhất về tầm cao. đánh bóng vào phần dưới của bàn tay để tự nhiên, các ngón tay bao lấy bóng và gân cứng. Tốc độ bóng bay sẽ tăng lên nếu như động tác phát bóng có biên độ vận động lớn và động tác gập cổ tay tích cực. Để đạt được mục đích này, nhiều người đã thực hiện động tác phát bóng với đà, bà tay trượt trên bóng từ dưới – phía sau lên cao và ra trước để tạo cho bóng có độ xoáy nhất định.

Giai đoạn kết thúc: Kết thúc bằng động tác gập chân người tích cực và sau đó theo đà chân sau bước lên trước tiến vào vị trí nhanh chóng ổn định tư thế phòng thủ.

Để thực hiện tốt kỹ thuật này, bạn cần có động tác chuẩn bị tốt, động tác tay chuẩn.

4. Phát bóng cao tay nghiêng mình (bổ nghiêng)

Phát bóng tay nghiêng mình là một kỹ thuật bóng chuyền hơi được sử dụng nhiều trong thi đấu. Kỹ thuật này đòi hỏi người chơi phải có sức mạnh tay lớn để tạo ra những đường phát bóng mạnh và nhanh.

*

Giai đoạn chuẩn bị: người phát bóng đứng vai hướng lưới giống như phát bóng thấp tay nghiêng mình, đứng thoải mái, thả lỏng. Trong khi tung bóng với độ cao 120-150cm, tay đánh bóng chuyển động vòng ra sau, xuống thấp, đồng thời chuyển trọng tâm thân thể sang bên phải (nếu tay phải đánh bóng).

Giai đoạn đánh bóng: Khi tung bóng đến tầm cao nhất và bắt đầu rơi người phát bóng vươn thẳng chân chống đỡ và thân, phối hợp với động tác tích cực của tay đánh bóng chuyển động thành vòng cung từ dưới lên cao ra trước và đánh bóng bằng phần dưới của bà tay để tự nhiên ở tầm bóng cao nhất. Tay không đánh bóng phải tăng nhanh trong giai đoạn đánh bóng. Có thể tăng lực của bóng nhờ vào sự tăng biên độ động tác và thực hiện động tác với đà.

Kỹ thuật này đòi hỏi kỹ năng cao vì thế bạn nên tập luyện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Bigo Live Là Gì? Cách Chơi Bigo Live Trên Điện Thoại Trên Bigo Live

2. Kĩ thuật đập bóng

Kỹ thuật đập bóng là một trong những kỹ thuật bóng chuyền hơi khó và cần sự tập luyện, kết hợp ăn ý giữa đồng đội với nhau Thông thường để thực hiện được kỹ thuật này, đội hình được tổ chức thành từng cặp một: một chuyền, một đập. Trọng tâm chú ý là động tác đưa tay sau lấy đà và động tác đánh vào bóng. Có hai tư loại kỹ thuật đập bóng bao gồm:

Khi bóng nâng xa lưới:

Điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để người gần bóng hơn, thân người ngả ra sau nhiều hơn bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Phải gập bụng trước gập tay. Khi gập bụng không được cúi xuống, mà chỉ co mạnh các bắp thịt bụng, cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút, như vậy bóng ít va vào lưới.

*

Khi bóng nâng gần lưới:

Góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại. Khi đập bóng chủ yếu phải dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít. Như vậy mới tránh được lỗi chạm lưới.

Với những người mới học thì kỹ thuật này tương đối khó thực hiện cần phải có một sự tập luyện chăm chỉ và kết hợp với đồng đội để thực hiện tốt nhất kĩ thuật bóng chuyền hơi này.

3. Kĩ thuật phòng thủ

Sau khi đối phương phát bóng, người chơi phải đứng ở tư thế sẵn sàng để chắn bóng. Vị trí tốt nhất để chắn bóng là đứng đối diện với hướng mà bóng di chuyển tới. Vì vậy, người chơi phải đoán được chính xác hướng bóng để có thể chắn bóng hiệu quả nhất. Nhảy và chắn bóng: Cú nhảy bóng sẽ phụ thuộc vào tầm bóng cao hay thấp, đối với những tầm bóng cao, bạn có thể nhảy chậm, còn tầm bóng thấp thì nên nhảy cao. Người chơi cần phải điều chỉnh thời gian nhảy chắn bóng để đạt được kết quả tốt nhất.

*

Khi nhảy chắn bóng bạn phải lưu ý rằng tay chắn bóng cần phải mở rộng, ngửa về phía sau và thực hiện lên gân tay để khi bóng của đối phương chạm tay bạn, bóng sẽ tự động bật bổng lên quay ngược trở lại sân của đối thủ.

Điểm lưu ý cần phải nhớ của kỹ thuật này là việc đoán chính xác hướng bóng và căn chỉnh thời gian hợp lý nhất để chắn bóng đạt hiệu quả.

4. Kĩ thuật đệm bóng

Đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) là kỹ thuật bóng chuyền hơi sử dụng cẳng tay, bàn tay dể chuyền bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó hạn chế được phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai tiếng …Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng.

Đệm bóng trong bóng chuyền có tác dụng :

Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang.

Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người.

Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi hơn kĩ thuật chuyền bóng cao tay.

*

Đệm bóng gồm 3 kỹ thuật chính:

Đệm bằng hai tay.

Đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng.

Ngoài ra còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Bom Lắc Bằng Hình Ảnh, Cách Chơi Bom Lắc Vô Cùng Đơn Giản Bạn Nên Biết

5. Kĩ thuật búng bóng chuyền hơi

Trên đây là 5 kỹ thuật bóng chuyền hơi cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Để có thể chơi tốt môn bóng chuyền hơi, bạn cần phải nắm rõ các kỹ thuật cơ bản này từ khi mới bắt đầu tập luyện.