Một số người cho rằng họ bị hôi miệng dù mùi hơi thở của họ hoàn toàn bình thường. Số khác lại có mùi hơi thở không được thân thiện với người đối diện lắm. Nếu bạn lo lắng vì chưa biết được nguyên nhân vì sao chứng hôi miệng lại tìm đến mình thì bài viết sau có thể đưa ra giải đáp giúp bạn.
Bạn đang xem: Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì
Bệnh răng miệng và tình trạng hôi miệng
90% trường hợp hôi miệng đến từ việc protein bị phá vỡ trong khoang miệng. Nếu bạn bị hôi miệng do vấn đề răng miệng gây ra, hơi thở sẽ có mùi trứng thối. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Hiếm gặp hơn, tình trạng miệng hôi có thể mang mùi rất khó ngửi, xuất phát từ nướu hoặc bề mặt lưỡi. Tình trạng này do sự mất cân bằng trong miệng hoặc quá trình phân hủy protein trên mô nướu hoặc lưỡi gây ra.
Nếu miệng có mùi hôi, bước đầu tiên bạn cần làm là đến nha sĩ để khám răng và thực hiện chu trình chăm sócrăng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên, vì sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng có liên kết với nhau, do đó những dạng mùi hôi miệng cũng sẽ cho bạn biết về các vấn đề khác đang diễn ra trong cơ thể.
Các dạng mùi hôi miệng thường gặp
Việc có thể xác định được loại mùi hôi miệng mà bạn đang gặp phải thường sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm ra nguyên nhân.
Dưới đây là các loại mùi khác nhau của chứng miệng hôi:
Mùiphô mai cho thấy nguyên nhân xuất phát từ mũiMùi hôi của trái cây cho thấy dấu hiệu của bệnh đái tháo đườngMùi tanh cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về thậnMùi axit có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc xơ nangMùi amoniac có thể chỉ ra các vấn đề về thậnMùi mốc có thể báo hiệu bệnh xơ ganMùi phân có thể báo hiệu tình trạng tắc ruột.
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Ngoài việc tìm hiểu và xác định các dạng mùi hôi miệng, bạn cũng đừng bỏ qua 11 loại hôi miệng do nhiều bệnh lý trong cơ thể gây ra, bao gồm:
1. Hôi miệng do sỏi amidan
Tình trạng viêm amidan có thể là nguyên nhân khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Đôi khi tình trạng vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, tế bào chết, chất nhầy bị mắc kẹt trong các nếp gấp ở amidan, sau đó tích tụ và cuối cùng vôi hóa, tạo thành sỏi amidan. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị viêm amidan mạn tính hoặc viêm amidan tái phát nhiều lần.
Bệnh nhân có vấn đề mũi sau thường sẽ ho ra những viên sỏi nhỏ, màu trắng. Những viên sỏi trên cùng với chất nhầy cổ họng là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề về mũi có nguy cơ gây ra tình trạng hơi thở có mùi.
Dấu hiệu của sỏi viêm amidan bao gồm:
Đau đầuMất giọngHôi miệngĐau tai hoặc nhiễm trùngCác nốt mủ trắng hoặc vàng.Biện pháp khắc phục và điều trị sỏi amidanKhông điều trị: Nhiều trường hợp mắc phải sỏi amidan không có triệu chứng sẽ không cần phải điều trị đặc biệt.
2. Hôi miệng do nhiễm trùng xoang
Tình trạng hơi thở có mùi đôi khi xuất phát từ từ sự tăng trưởng của vi khuẩn hoặc nhiễm trùng xoang, được chia thành 2 dạng như sau:
Polyp mũi: Polyp mũi là các mô mềm phát triển quá mức của niêm mạc xoang. Chúng có thể chặn đường thở, dẫn đến nhiễm trùng xoang và gây hôi miệng do nước phía sau mũi chảy xuống cổ họng.Hội chứng chảy dịch mũi sau: Hệ thống hô hấp của bạn tạo ra một chất bôi trơn gọi là chất nhầy. Chất nhầy có tác dụng làm ẩm hệ thống hô hấp, giúp bẫy và tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus trước khi chúng gây nhiễm trùng.
Xem thêm: ruin là gì
Viêm xoang, polyp mũi và chảy dịch mũi sau đều có thể gây hôi miệng vì chúng thúc đẩy sự tích tụ của vi khuẩn, dị vật và các chất chuyển hóa khiến hơi thở có mùi.
Các triệu chứng của hôi miệng do viêm xoang, polyp mũi sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chúng có thể bao gồm:
Mệt mỏiĐau răngKhó thở khi ngủMiệng có mùi vị khó chịuMất khứu giác hoặc vị giácChất nhầy đặc, màu xanh lá cây hoặc màu vàng trải dài từ mũi, xuống phía sau cổ họng.
3. Hôi miệng do các bệnh liên quan đến phổi
Nếu miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu, nguyên nhân đôi khi xuất phát từ bệnh nhiễm trùng phổi và các tình trạng khác như viêm phế quản, áp xe phổi, lao, khí phế thũng và viêm phổi. Các loại nhiễm trùng phổi bao gồm:
CúmViêm phổiViêm phế quản
Viêm thanh khí phế quản cấp.Ung thư phổi thường gây ra hôi miệng rõ rệt và hiện tượng này còn được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Ngoài ra, nếu nhiễm trùng đường hô hấp có biểu hiện tăng sản xuất chất nhầy thì sẽ khó xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Thật không may, ngoài việc điều trị nguồn lây nhiễm, loại hôi miệng này vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để.
4. Hôi miệng do ruột
Không ít trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng răng miệng có mùi là do hệ tiêu hóa gây ra. Bất kỳ tình trạng nào khiến không khí từ dạ dày di chuyển lên thực quản và khoang miệng cũng đều gây ra chứng hôi miệng. Tuy nhiên, miệng hôi do đường ruột thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng chung trong hệ thống tiêu hóa.
Các nguyên nhân bao gồm:
Đầy hơi và ợ hơi: Bất kỳ tình trạng nào khiến bạn thực hiện hành động ợ cũng tăng nguy cơ hơi thở có mùi, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, không dung nạp thực phẩm hoặc tiêu thụ đường cao.Tắc ruột hoặc táo bón: Khi cơ thể bạn không tiêu hóa được thức ăn, một tác dụng phụ khác có thể xuất hiện là mùi hơi thở rất nồng.
Xem thêm: Informatics Certificate Level B Là Gì, Tien Vo Thi Thuy
5. Hôi miệng do hệ chuyển hóa
Hơi thở có mùi do quá trình trao đổi chất gây ra sẽ bao gồm 2 nguyên nhân sau đây:
Chế độ ăn keto, ăn kiêng
Việc thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb hoặc keto có thể buộc cơ thể bạn đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Điều này tạo ra các hóa chất có tên ketone, chúng sẽ được giải phóng trong hơi thở và khiến khoang miệng nhiễm mùi. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi cơ thể bạn điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo.
Chuyên mục: Sức Khỏe