Học Cách Từ Chối Khéo Léo Mà Không Để Lại “Sẹo”: Nghệ Thuật Nói Không Update 04/2024

Khi bạn gặp phải những lời đề nghị không mong muốn, thì từ chối để đối phương vẫn vui vẻ là một trong những lời khó nói nhất. Chính vì vậy, bài viết này Góc học tập muốn chia sẻ đến bạn một vài cách từ chối khéo léo để không làm đối phương buồn.

Đang xem: Học cách từ chối khéo

Tại sao chúng ta thường ngại từ chối

– Khi bạn nói những lời từ chối ai đó có nghĩa là bạn đang cảm thấy mình vô cùng xấu xa, ích kỉ và cảm giác này khiến cho bạn vô cùng khó chịu, day dứt về mình, dễ dẫn đến không nỡ nói lời từ chối.

– Sợ làm buồn người đối diện. Đây là lý do phổ biến nhiều người hay mắc phải. Đôi khi bạn sẽ đặt câu hỏi không biết người ấy còn thích mình hay không? Do vậy, chúng ta thường ngại làm cho người khác đau lòng, nên thay vì từ chối ta nhận lời họ.

– Sợ bỏ qua những cơ hội đến với bản thân mình.

*

3 phản ứng thường thấy khi bạn gặp phải lời đề nghị không phù hợp.

– Mặc dù bạn đã nhận lời nhưng thực tế trong thâm tâm bạn lại không muốn chút nào, chính điều này làm bạn khó chịu, dàn vặt bên trong, cảm thấy thất vọng. Vì thế bạn sẽ có 1 trạng thái bực bội dẫn đến làm việc không hiệu quả.

– Từ chối thẳng thừng, tàn nhẫn. Nói một cách dận dữ, chính vì vậy người đối diện nghe rất buồn. mối quan hệ sẽ bị rạn nứt.

– Khi không muốn nhận lời nhưng không biết nên nói thế nào thành ra bạn im lặng và người đối diện cứ chờ đợi.

Những cách nói lời từ chối không làm đối phương buồn.

Xem thêm: Tải Game Ghép Hình : Xếp Gạch Cổ Điển, Hình Ghép Ma Thuật

– Hiểu rõ bản thân mình

Trước tiên, bạn hãy phải hiểu rõ cảm giác của mình cũng như khả năng đáp ứng về yêu cầu hay nhờ vả của người khác. Sau đó, mới đưa ra câu trả lời chính xác, chắc chắn về vấn đề đó.

– Đừng nên cảm thấy mình có lỗi

Bạn nên nhớ, người ta đang nhờ đến sự giúp đỡ của bạn và bạn có quyền từ chối họ. Khi bạn nói “Không” chắc chắn sẽ có người cảm thấy phật ý. Lúc ấy, bạn hãy thật sự bình tĩnh, cần giữ vững lập trường của mình hoặc có thể cáo từ nếu họ quá thô lỗ với bạn. Đây là cách từ chối khéo léo hợp lý nhất dành cho bạn.

– Luôn tỏ thái độ thật lịch sự

Nếu bạn không muốn làm điều đó hay không đủ thời gian để chấp nhận lời yêu cầu đó hãy đưa bạn một câu trả lời thật ngắn gọn nhưng thật lịch sự và nhã nhặn, không nên tỏ ra khó chịu hay thô lỗ đó là cách từ chối khéo léo nhất mà bạn cần làm.

– Giải thích thật rõ ràng

Bạn có quyền được phép từ chối mà không cần giải thích gì nhiều. Bạn có những lý do để từ chối mà không cần phải nói ra. Đôi khi phải từ chối, mà bạn không thể giải thích rõ ràng thì hãy thử một trong những cách dưới đây:

+ Có quá nhiều việc cần phải làm: nếu bạn quá bận rộn, không phải đảm nhận thêm nhiệm vụ mới, bạn có thể lịch sự nói rằng bạn đang kín việc và bạn không thể giúp được gì. Bạn không cần phải đưa thêm thông tin bất cứ chi tiết nào.

+ Giờ không phải lúc: Đôi khi bạn muốn giúp đỡ họ nhưng thời gian không thích hợp. Bạn có thể nói rõ với họ rằng, bạn muốn giúp lắm, nhưng giờ không phải lúc. Hai bạn có thể hẹn một giờ nào đó gặp nhau và bàn lại vấn đề đó cho hợp lý nhất.

+ Mình sẽ trả lời sau: Đôi khi, bạn có thể cần thời gian suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định có đồng ý giúp đỡ họ hay không? Khoảng thời gian này bạn hãy xem lại khả năng của mình có giúp được gì cho họ không?

+ Đưa ra những lựa chọn khác: Nếu bạn không thích hay cảm thấy không thoải mái hoặc cho rằng mình không đủ khả năng lẫn kinh nghiệm để giúp đỡ người khác. Bạn biết một ai khác thích hợp với yêu cầu đó có thể giới thiệu cho người cần giúp đỡ.

Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn tự tin và khéo léo hơn trong các lời từ chối của bản thân, để không làm phật lòng người đối diện.

Xem thêm: Cách Chơi Star War Commander Cho Android 3, Top Game Mobile Phong Cách Star Wars Hay Nhất

“Một lời từ chối xuất phát từ một lời thú tội thật lòng còn tốt và hay hơn một lời chập thuận chỉ để làm vừa ý hay tệ hơn để tránh phiền hà” – Nhà Bác Học Mahatma Gandhi.