Hệ điều hành là gì? Tìm hiểu chi tiết? Update 11/2024

Hệ điều hành là một khái niệm khá quen thuộc trong môn tin học và là một thuật thường được dùng cho máy tính. Vậy hệ điều hành là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm này nhé.

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (operating system, viết tắt: OS), theo nghĩa chung nhất là phần mềm cho phép người dùng chạy các ứng dụng khác trên một thiết bị máy tính. Thông qua hệ điều hành, người dùng có thể điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm.

Toàn bộ quá trình giao tiếp giữa người và máy tính đều được thực hiện thông qua bước đệm trung gian là hệ điều hành. Nhờ có hệ điều hành mà các ứng dụng có thể tận dụng những common libraries mà không cần quan tâm tới thông số phần cứng cụ thể.

Tính năng của hệ điều hành

  • Một hệ điều hành hoạt động như một giao diện giữa phần mềm và phần cứng máy tính.
  • Hỗ trợ quản lý tài nguyên của hệ thống máy tính, đồng thời ẩn những chi tiết của tài nguyên phần cứng từ người dùng
  • Giúp kiểm soát và giám sát việc thực hiện tất cả các chương trình khác nằm trong máy tính, bao gồm các chương trình ứng dụng và phần mềm hệ thống khác.
  • Là môi trường trung gian giữa phần cứng và người dùng, giúp bạn nhanh chóng truy cập và vận hành những tài nguyên khác.
  • Tăng hiệu quả chia sẻ tài nguyên, đảm bảo sự công bằng giữa người dùng máy tính với các chương trình.

Hệ điều hành quản lý tài nguyên phần cứng của máy tính, bao gồm:

  • Các thiết bị đầu vào như bàn phím và chuột
  • Các thiết bị đầu ra như màn hình hiển thị, máy in và máy quét
  • Các thiết bị mạng như modem, bộ định tuyến và kết nối mạng
  • Các thiết bị lưu trữ như ổ đĩa trong và ngoài

Các thành phần chính của hệ điều hành

Hệ điều hành có các thành phần chính sau:

  • Kernel: Kernel cung cấp các điều khiển mức cơ bản trên tất cả các thiết bị phần cứng máy tính. Các vai trò chính bao gồm: đọc dữ liệu từ bộ nhớ và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, xử lý các lệnh thực hiện, xác định cách dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị như màn hình, bàn phím, chuột và xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.
  • Giao diện người dùng: User Interface cho phép việc tương tác với người dùng thông qua các graphical icons và một desktop hoặc thông qua một command line.
  • Giao diện lập trình ứng dụng: Application Programming Interfaces cho phép các application developers viết modular code.

Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau được dùng để sử dụng cho máy tính, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là window. Dưới đây là một số hệ điều hành thường được sử dụng nhất.

  • Windows: Windows là hệ điều hành hàng đầu của Microsoft, một tiêu chuẩn dành cho máy tính gia đình và doanh nghiệp. Được giới thiệu vào năm 1985, hệ điều hành dựa trên GUI đã được phát hành trong nhiều phiên bản kể từ đó. Windows 95 thân thiện với người dùng phần lớn chịu trách nhiệm cho sự phát triển nhanh chóng của máy tính cá nhân.
  • Mac OS: Mac OS là hệ điều hành cho dòng Macintosh của Apple gồm máy tính cá nhân và workstations. Đây là hệ điều hành dành tiêng cho các dòng máy tính xách tay. Apple OS/ Macintosh nổi tiếng bởi độ mượt mà khi vận hành. Tốc độ thao tác nhanh hơn, sự ổn định gần như tuyệt đối, ít giật lag là những điểm khiến nhiều người yêu thích hệ điều hành này. Tuy nhiên, so với Windows thì Apple OS/ Macintosh lại khó có thể tương thích với các thiết bị ngoại vi. Không chỉ thế, số lượng các phiên bản của hệ điều hành này còn khá ít khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn.
  • Linux: Linux là một hệ điều hành giống Unix được thiết kế để cung cấp cho người dùng máy tính cá nhân một giải pháp miễn phí hoặc chi phí rất thấp. Linux nổi tiếng là một hệ thống hoạt động hiệu quả và nhanh chóng. Hệ điều hành này có tính linh hoạt cao nên dễ dàng vận hành trên hầu hết các server máy tính thông dụng. Khi sử dụng Linux, người tiêu dùng có thể tránh khỏi nguy cơ dính virus hay các phần mềm mã độc nguy hiểm. Hệ điều hành này cũng hỗ trợ nền tảng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí giúp bạn dễ dàng tiếp cận tới mọi tính năng không giới hạn. Hơn nữa, Linux không yêu cầu quá cao về cấu hình nên dễ dàng vận hành trên các thiết bị có cấu hình yếu.

Tham khảo một số hệ điều hành cho di động như:

  • Android: Android là hệ điều hành trên thiêt bị di động có số người sử dụng đông đảo nhất. Hệ điều hành Android dựa trên nền tảng Linux, dành riêng cho các thiết bị smartphone, máy tính bảng. Các dòng smartphone dùng hệ điều hành Android như: Samsung, Xiaomi, Oppo, Nokia, LG, Huawei, Vsmart,…
  • Hệ điều hành iOS: Ios là hệ điều hành chuyên dụng các thiết bị thông minh của Apple như iPhone, iPad, iPod, Macbook
  • Windows Phone: Sự giao thoa giữa iOS và Android
  • Symbian – Đã từng là cú hick mạnh đưa Nokia lên đỉnh cao công nghệ
  • BlackBerry OS: Hệ điều hành có mức độ bảo mật cao nhất 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về hệ điều hành và các thông tin về hệ điều hành. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.