Orianna là một pháp sư rất mạnh mẽ trong combat tổng, những pha xoáy chiêu cuối đẹp của cô hoàn toàn có thể quyết định thắng lợi của cả một trận đấu. Vậy sau đây mời bạn tham khảo bài viết cách chơi Orianna mùa 10 toàn tập từ A-Z, bảng ngọc và cách lên đồ Orianna nhé !!!
Cách cộng bảng ngọc Orianna mùa 10
Bảng ngọc Orianna dồn sát thương với Sốc Điện
Nếu bạn muốn dồn sát thương nhanh nhất với Orianna, bạn hãy lựa chọn Ngọc Siêu Cấp là Sốc Điện ở hệ Áp Đảo, đây cũng chính là cách chọn ngọc mà Faker thường xuyên sử dụng. Orianna có thể kích nổ Sốc Điện rất đơn giản với combo Lệnh: Tấn Công (Q) + Lệnh: Phát Sóng (W) và đánh tay thêm 1 cái.
Đang xem: Cách chơi orianna mùa 6
Còn 3 viên ngọc nhỏ ở hệ Chuẩn Xác bạn nên chọn là:
Phát Bắn Đơn Giản giúp gây thêm sát thương chuẩn lên tướng địch bị hạn chế di chuyển bởi kỹ năng Lệnh: Phát Sóng (W) và Lệnh: Sóng Âm (R) . Thu Thập Nhãn Cầu giúp tăng thêm một lượng nhỏ SMPT khi tham gia hạ gục. Thợ Săn Tối Thượng giúp giảm thời gian hồi chiêu cuối khi tham gia hạ gục, nó rất quan trọng khi chơi Orianna.
Tiếp theo bên hệ ngọc phụ bạn nên chọn 2 viên nhỏ ở hệ Pháp Thuật là:
Dải Băng Năng Lượng giúp tăng 250 năng lượng tối đa và tăng khả năng hồi năng lượng. Rất phù hợp với tường pháp sư như Orianna, đặc biệt là với những trận đấu gặp thằng rừng trẻ trâu không nhường cho bạn Bùa Xanh. Thiêu Rụi giúp các kỹ năng đầu tiên trúng tướng địch mỗi 10 giây gây thêm sát thương phép, cấu rỉa tốt hơn khi đi đường.
Bảng ngọc Orianna cấu rỉa với Triệu Hồi Aery
Còn nếu bạn muốn chơi Orianna theo cách cấu rỉa đối phương và bảo kê đồng đội nhiều hơn, hãy lựa chọn Ngọc Siêu Cấp là Triệu Hồi Aery ở hệ Pháp Thuật. Giúp các kỹ nang cấu máu và tạo lá chắn của Orianna mạnh mẽ hơn với trợ giúp của Aery. Còn các viên ngọc nhỏ bạn lựa chọn tương tự như bảng ngọc bên trên.
Tiếp theo bên hệ ngọc phụ bạn nên chọn 2 viên nhỏ ở hệ Cảm Hứng là:
Thấu Thị Vũ Trụ nhận thêm 5% Giảm hồi chiêu tối đa nữa. Thời Điểm Hoàn Hảo giúp nhận thêm miễn phí mảnh Đồng Hồ Ngưng Đọng, qua đó sớm hoàn thành trang bị Đồng Hồ Cát Zhonya. Rất phù hợp khi bạn phải đối đầu với các tướng sát thủ nguy hiểm như Zed, Talon, Fizz,…
Tốc Biến là phép bổ trợ rất quan trọng khi chơi Akali. Bạn sẽ cần nó để thoát các pha gank sớm của rừng đối phương khi chưa có được cấp độ 6, và quan trọng hơn là để tự tin hơn khi lao vào team địch bắt các mục tiêu quan trọng.
Phép bổ trợ thứ hai bạn cân nhắc:
Lựa chọn Dịch Chuyển nếu bạn muốn chơi Orianna theo cách Teamwork hơn, bộ kỹ năng của Orianna có thể phối hợp rất tốt với đồng đội trong giao tranh. Lựa chọn Lá Chắn để chơi an toàn hơn, Lá Chắn có thời gian hồi thấp và dùng để chống lại các tướng mang Thiêu Đốt rất hiệu quả. Lựa chọn Thanh Tẩy khi phải đối đầu với các tướng có kỹ năng khống chế nguy hiểm như Annie, Lissandra, Sejuani,… Cuối cùng, lựa chọn Thiêu Đốt để tăng sát thương kết liễu mục tiêu tốt hơn, đặc biệt Thiêu Đốt rất hiệu quả với các tướng có khả năng hồi máu mạnh mẽ như Swain, Vlardimir, Dr. Mundo,…
Cách lên đồ Orianna mùa 10
(#1) Cách lên đồ Orianna VS AP
(#2) Cách lên đồ Orianna VS AD
(#3) Cách lên đồ Orianna VS Tank
Nhu yếu phẩm cho Orianna
Ở đây chúng tôi sẽ liệt những nhu yếu phẩm mà phần lớn người chơi đều lựa chọn khi chơi Orianna. Bạn lưu ý đây chỉ là danh sách mang tích chất tham khảo nên bạn hoàn toàn không nhất thiết phải làm theo nếu cách lên đồ Orianna của riêng bạn hiệu quả và phù hợp hơn.
Vọng Âm của Luden
Vọng Âm của Luden là món đồ lớn mà bạn nên mua đầu tiên cho Orianna, trang bị này tăng một lượng SMPT, hồi chiêu và năng lượng ổn. Quan trọng nhất là nội tại bắn thêm các tia sát thương phép lên thêm 4 mục tiêu xung quanh khi dùng kỹ năng, giúp Orianna dọn lính rất nhanh và gây được nhiều sát thương trong giao tranh đông người.
Mặt Nạ Đọa Đầy Liandry
Mặt Nạ Đọa Đầy Liandry rất phù hợp khi bạn phải đối đầu với một đội hình trâu bò như Renekton, Cho’Gath, Nasus (hay Susan 0175),…. Nội tại của trang bị này là gây thêm 2% sát thương mỗi giây giao tranh với tướng địch (lên tối đa 10%) và các kỹ năng thiêu đốt đối thủ trong 3 giây, gây sát thương phép bằng 1,5% máu tối da mỗi giây, tăng lên 2,5% với các mục tiêu bị hạn chế di chuyển.
Đồng Hồ Cát Zhonya
Đồng Hồ Cát Zhonya là một trang bị phòng thủ tuyệt vời dành cho Orianna. Khả năng “Hóa vàng” tướng trở nên bất khả xâm phạm trong 2,5 giây rất cần thiết khi Orianna thường xuyên là mục tiêu nhắm đến của cả đội hình địch trong giao tranh… Sống sót được để gây sát thương còn hiệu quả hơn nhiều lần so với việc sở hữu nhiều SMPT mà lại phải lên bảng sớm đúng không nào. Hơn nữa, Đồng Hồ Cát Zhonya còn giúp bạn tránh khỏi nhiều kỹ năng nguy hiểm khác trong trận đấu như Triệu Hồi Thủy Quái (R) của Fizz, Vụ Nổ Vũ Trụ (R) của Veigar hay Khúc Cầu Hồn (R) vét máng của thằng Karthus,…
Mũ Phù Thủy Rabadon
Mũ Phù Thủy Rabadon nên là món đồ lớn thứ 3 hoặc thứ 4 của Orianna vì trang bị này khá đắt, và sẽ hiệu quả hơn khi bạn đã sở hữu một số trang bị tăng SMPT trước đó rồi. Mũ Phù Thủy Rabadon cộng tới 120 SMPT và nội tại gia tăng thêm 40% trên tổng SMPT nữa.
Lên đồ cho Orianna theo tình huống
Quỷ Thư Morello
Quỷ Thư Morello với nội tại mỗi khi gây sát thương phép lên tướng địch sẽ làm mục tiêu bị dính Vết Thương Sâu trong 3 giây, rất phù hợp khi bạn phải đối đầu với các đối thủ có khả năng hồi phục mạnh mẽ như Vladimir, Soraka, Swain,…
Dây Chuyền Chữ Thập
Dây Chuyền Chữ Thập là một lựa chọn trang bị phòng thủ tuyệt vời khác cho Orianna. Nội tại tạo khiên phép chặn kỹ năng của kẻ địch và được hồi lại nếu không phải chịu sát thương từ tướng địch trong 40 giây. Bạn hãy lên Dây Chuyền Chữ Thập nếu ngại những pháp sư có khả năng dồn sát thương nhanh như Annie, LeBlanc, Zoe,…
Và quan trọng nhất là lên Dây Chuyền Chữ Thập còn để tránh các kỹ năng khống chế rất nguy hiểm trong combat như Không Thể Cản Phá (R) cục xúc của thằng Malphite, Bàn Tay Hỏa Tiễn (Q) của thằng Blitzcrank hay Tốc Biến + Khúc Cao Trào (R) của Sona,… Các kỹ năng này đều rất nhanh và bất ngờ nên nhiều khi chúng ta sẽ không thể phản xạ mà bấm Đồng Hồ Cát Zhonya cho kịp.
Trượng Hư Vô
Trượng Hư Vô cũng là món đồ thiết yếu cho mọi pháp sư. Nội tại +40% Xuyên kháng phép đặc biệt hiệu quả và giai đoạn sau của trận đấu khi team địch đã sở hữu nhiều trang bị khảng phép.
Giày Pháp Sư
Giày Pháp Sư với +18 Xuyên kháng phép là đôi giày mà hầu hết người chơi lựa chọn lên cho Orianna. Cô cần rất nhiều sát thương để có những pha xoáy chiêu cuối bay màu đội hình địch.
Giày Thủy Ngân
Giày Thủy Ngân cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn có cách chơi Orianna theo kiểu an toàn hơn. Giày tăng cho bạn +25 Kháng phép và nội tại giảm thời gian khống chế đi 30%. Phù hợp khi bạn phải đối đầu với các tướng vừa có sát thương phép cao vừa có CC mạnh như LeBlanc, Fiddlesticks, Elise,…
Cách cộng kỹ năng Orianna mùa 10
Bảng thứ tự cộng điểm kỹ năng cho Orianna
Bạn cộng mỗi kỹ năng của Orianna lấy 1 điểm rồi sau đó cộng max theo đúng thứ tự Lệnh: Tấn Công (Q) > Lệnh: Phát Sóng (W) > Lệnh: Bảo Vệ (E) . Chiêu cuối Lệnh: Sóng Âm (R) bạn lấy đúng theo cấp độ 6, 11, 16.
Bạn nâng cấp tối đa kỹ năng Lệnh: Tấn Công (Q) đầu tiên vì bạn sẽ sử dụng nó là chủ yếu trong giai đoạn đi đường, kỹ năng này tiêu tốn rất ít năng lượng và hồi chiêu nhanh. Hơn nữa, vị trí của quả cầu điều khiển bởi Lệnh: Tấn Công (Q) là tiền đề để các kỹ năng khác của Orianna có thể trúng mục tiêu.
Tiếp theo là cộng max kỹ năng Lệnh: Phát Sóng (W) , tuy nó rất mạnh nhưng lại tốn năng lượng nên không phù hợp sử dụng nhiều vào đầu game.
Bạn nâng cấp tối đa kỹ năng Lệnh: Bảo Vệ (E) cuối cùng, vì kỹ năng này chỉ đơn giản chỉ để một chút lá chắn, giáp, kháng phép và phối hợp với đồng đội mà thôi.
Bộ kỹ năng của Orianna
Ưu và nhược điểm của Orianna
Các mẹo khi chơi Orianna
1. Khi quả cầu của Orianna ở xa cô, bạn có thể gọi nó về bằng kỹ năng Lệnh: Bảo Vệ (E) sẽ nhanh hơn nhiều so với kỹ năng Lệnh: Tấn Công (Q) .
2. Bán kính ảnh hưởng tính từ tâm quả cầu của chiêu cuối Lệnh: Sóng Âm (R) lớn hơn khá nhiều so với kỹ năng Lệnh: Phát Sóng (W) . Vì vậy bạn có thể dùng chiêu cuối hút các mục tiêu lại trước rồi bồi thêm kỹ năng Lệnh: Phát Sóng (W) thì sẽ chắc chắn trúng.
3. Orianna rất mạnh khi giao tranh trong các khu vực chật hẹp như trong ở trong rừng, ở hang Rồng, hang Baron.
4. Trong giao tranh tổng, bạn có thể đặt quả cầu để khoanh vùng, chia cắt tuyến trước và tuyến sau của team địch. Kể cả khi quả cầu chỉ nằm đấy không gây sát thương thì nó vẫn có một áp lực rất lớn.
Xem thêm: Phần Mềm Chuyển Giới Tính” Faceapp Tiềm Ẩn Rủi Ro Bảo Mật Gì?
5. Vì chiêu cuối của Orianna rất nguy hiểm nên các đối thủ sẽ luôn để ý tới vị trí quả cầu và né tránh nó. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể giấu quả cầu trong các bức tường hoặc móng trụ đã nổ để có những pha điều cầu rồi xoáy chiêu cuối bất ngờ.
6. Orianna kết hợp rất tốt với những vị tướng có khả năng càn vào mạnh mẽ như Malphite, Sion, Rengar,… hãy gắn quả cầu lên đầu họ để có những pha xoáy chiêu cuối thật đẹp.
7. Hãy luôn để ý khoảng cách giữa bạn và đồng đội bạn gắn cầu trước khi nhấn chiêu cuối nếu bạn không muốn bị đứt cầu và có những pha xoáy mù mắt.
8. Bộ kỹ năng của Orianna có thể dùng ngay cả khi di chuyển, vì vậy hãy vừa tấn công đối phương vừa để ý né các kỹ năng định hướng giúp trao đổi chiêu thức có lời hơn.
9. Orianna thả diều đối phương rất tốt với combo Lệnh: Tấn Công (Q) + Lệnh: Phát Sóng (W) , chạy, lặp lại.
10. Đừng quên kỹ năng Lệnh: Phát Sóng (W) ngoài làm chậm các tướng địch trúng phải, nó còn giúp tăng tốc cho chính Orianna và các đồng đội khi đi qua.
Cách combo Orianna hiệu quả
Combo #1: (Q) + (W) + Đánh thường
Đây là combo cơ bản sử dụng trong giai đoạn đi đường của Orianna để trao đổi chiêu thức với đối phương. Ngay sau khi bạn điều quả cầu bằng Lệnh: Tấn Công (Q) trúng mục tiêu thì lập tức bồi thêm Lệnh: Phát Sóng (W) và một đòn đánh thường là có thể kích hoạt được thêm Sốc Điện.
Combo #2: (Q) + (R) + (W) + (E)
Khi không phối hợp với đồng đội thì đây là combo gây nhiều sát thương nhất của Orianna. Đầu tiên bạn dùng Lệnh: Tấn Công (Q) đưa quả cầu đến chỗ đối phương, dùng chiêu cuối Lệnh: Sóng Âm (R) hút lại và bồi ngay thêm một phát Lệnh: Phát Sóng (W) , cuối cùng dùng Lệnh: Bảo Vệ (E) lái quả cầu về sao cho trúng mục tiêu.
Combo #3: (E) + (R) + (W) + (Q)
Combo này cũng tương tự như combo #2, chỉ khác là bạn bắt đầu kỹ năng Lệnh: Bảo Vệ (E) gắn cầu lên người đồng đội thì kết thúc sẽ là một chiêu Lệnh: Tấn Công (Q) mà thôi. Bạn lưu ý là những đòn đánh tay với nội tại Lên Dây Cót (P)
của Orianna cũng rất đau, nên bất cứ khi nào có thể hãy bồi thêm các đòn đánh thường.
Cách chơi Orianna mùa 10
Giai đoạn đi đường
Với tầm đánh xa và đòn đánh tay được cộng thêm sát thương phép từ nội tại, Orianna khá dễ dàng để last hit quân lính trong giai đoạn đi đường. Ở những cấp độ đầu tiên, có thể nói Orianna không quá mạnh nhưng cũng chẳng hề yếu để bị chèn ép. Khi đạt cấp độ 3 với đủ kỹ năng QWE, bạn hoàn toàn có thể trao đổi chiêu thức sòng phẳng với đối phương.
Orianna có khả năng dọn dẹp đợt lính ngoài đường rất nhanh, vì thế hãy tranh thủ để vào ăn thêm các bãi quái rừng để có chỉ số farm cháy máy, với lá chắn từ kỹ năng Lệnh: Bảo Vệ (E) bạn sẽ ăn quái rừng mà không tốn chút máu nào. Tuy nhiên, Orianna sẽ cần rất nhiều năng lượng nên hãy kêu gọi người đi rừng nhường Bùa Xanh cho bạn.
Giai đoạn giữa game
Giai đoạn giữa game thì với chiêu cuối Lệnh: Sống Âm (R) , Orianna sẽ hiệu quả nhất khi giao tranh cùng đồng đội chứ không phải là solo 1vs1 trực tiếp với đối thủ cùng đường. Vì vậy bạn hãy tích cực kiểm soát lại tầm nhìn 2 bên sông và đảo đường lấy lợi thế cho các đường khác, hay kết hợp với người đi rừng để xâm lăng sang bên rừng đối phương.
Giai đoạn cuối game
Vào giai đoạn cuối game chính là lúc Orianna tỏa sáng nhất, ảnh hưởng của cô tới trận đấu là rất lớn. Hãy chắc chắn giữ vị trí thật tốt ở tuyến sau vì lúc này bạn sẽ là mục tiêu bị nhắm đến hàng đầu của cả team địch. Và trong một pha giao tranh tổng với nhiều các kỹ năng hỗn loạn, việc luôn để ý tới vị trí của quả cầu là rất quan trọng khi chơi Orianna.
Khi phải đối đầu với Orianna, thường thì team địch họ cũng sẽ biết đứng tách nhau ra trong giao tranh. Vì vậy đừng quá áp lực việc phải xoáy chiêu cuối trúng nhiều người, bạn có thể canh xoáy chiêu cuối vào các mục tiêu quan trọng như AD, AP đối phương cũng rất hiệu quả.
Khi nào nên lựa chọn chơi Orianna
Chúng tôi sẽ liệt ra danh sách 5 tướng có thể gây khó khăn cho Orianna cùng 5 tướng có thể phối hợp tốt với cô. Bạn lưu ý đây chỉ là danh sách chủ quan, hoàn toàn chỉ mang tích chất tham khảo.
Gây khó khăn
Nhìn chung, một mẫu tướng kém cơ động như Orianna sẽ ngại phải đối đầu với những sát thủ mạnh rất mạnh đầu game như Zed, Fizz, Akali, Ahri,… Đặc biệt là Dấu Ấn Tử Thần (R) của Zed và Tung Tăng / Nhảy Múa (E) của Fizz dễ dàng outplay hoàn toàn được chiêu cuối của Orianna.
Và khi gặp một tướng có nhiều sát thương và khả năng khống chế như Irelia cũng rất khó cho Orianna. Bạn sẽ luôn phải farm lính trong lo sợ mà không biết khi nào cũng có thể bị đối phương lao vào khô máu với mình.
Xem thêm: Thêm Một Cách Kiếm Vàng Trong Võ Lâm Truyền Kỳ 2: Hướng Dẫn 7 Nhiệm Vụ Tân Thủ
Phối hợp tốt
Orianna sẽ phối hợp tốt với các đồng đội có khả năng càn lướt mạnh mẽ và có nhiều hiệu ứng khống chế diện rộng, để có thể giúp gom các mục tiêu lại cho Orianna xoáy chiêu cuối đưa cả team địch lên bảng. Ví dụ như Malphite, Amumu, Jarvan IV,…
Và Orianna cũng rất hiệu quả với chiến thuật tàu ngầm, gắn quả cầu vào các đồng đội có khả năng tàng hình để có những pha xoáy chiêu cuối cực kỳ bất ngờ. Ví dụ như Rengar, Shaco,…
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý hay hơn về nội dung bài viết “Cách chơi Orianna mùa 10 – Bảng ngọc và Lên đồ Orianna (2020)”, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.