Gợi Ý Cách Từ Chối Việc Làm, Cách Từ Chối Khéo Léo Của Ứng Viên Thông Minh Update 01/2025

Tuổi 30 là Trong chuyện công việc, có lẽ điều khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt đó chính là phải nói “không” đối với một yêu cầu hay sự nhờ vả của người khác, nhất là nói không với sếp. Nhưng lại rất cần thiết để bạn làm điều này. Tưởng như cách từ chối nhận thêm việc làm một điều gì đó dễ dàng vì nhận lời một điều gì đó mới khó chứ từ chối thì khó gì. Thế nhưng trong công việc điều đó lại chẳng phải như vậy. Bạn muốn biết tại sao ư?

Việc làm nhanh

Những lý do nên từ chối nhận thêm việc

Thông thường, khi làm một điều gì đó chúng ta không thích thì có thể ngay lập tức từ chối. Việc đó chẳng có gì khó khăn cả. Chẳng hạn như bạn có thể từ chối đi tham gia một buổi liên hoan khi bị ốm. cũng có thể từ chối một lời mời đi ăn cơm, đi xem phim với một người mà bạn không thích nhưng đang theo đuổi bạn,… Tuy nhiên, bạn lại rất khó từ chối một công việc nào đó khi được sếp yêu cầu hoặc đồng nghiệp nhờ vả. Bởi lẽ trong công việc có chứa những giá trị riêng của nó. Nó không còn nằm trong phạm trù thích hay không thích của cảm xúc cá nhân của bạn nữa. Hơn nữa, nhận lời một công việc nào đó lại là một trong những tác phong tốt đẹp ngay từ những buổi đầu bạn vào công ty làm việc để thể hiện bạn là một người nhân viên nhiệt tình với sếp và một người đồng nghiệp hòa đồng tốt bụng với những người khác. Hình ảnh đó chúng ta đã xây dựng trong thời gian dài. Cho đến bây giờ, bỗng bạn từ chối công việc khi được giao phó thêm thay nhờ vả thì quả thực rất kỳ đúng không? Điều quan trọng không chỉ là sự từ chối để không cần phải thực hiện chúng nữa và tập trung vào riêng nhiệm vụ chính của bạn thôi mà quan trọng hơn đó là việc bạn cần làm điều đó thật khéo léo để không gây mất lòng mọi người, để mọi người hiểu rằng thực sự bạn không thể giúp đỡ họ lúc đó dù cho bạn có rất muốn làm điều đó.

Đang xem: Cách từ chối việc làm

Đây chính là nguyên nhân chính khiến bạn nên từ chối nhận thêm việc làm. Ngoài ra, còn một số lý do khác thôi thúc bạn nên làm điều đó. Nếu cứ thường xuyên nhiệt tình nhận thêm việc từ sếp thì sếp của bạn như “mở cờ trong bụng”. Anh ta sẽ chẳng cần biết bạn có vất vả hay không khi phải làm các công việc hành chính văn phòngđược giao phóvà công việc thêm đó. Anh ta chỉ cần biết bạn là người nhiệt tình, bạn luôn nhận và hoàn thành tốt công việc anh ta giao. Vậy là đã có đủ lý do khiến anh ta có cơ sở để làm điều đó. Còn với người đồng nghiệp, khi bạn quá nhiệt tình giúp đỡ họ hoàn thiện công việc thì như một thói quen khó bỏ, đồng nghiệp đó sẽ thường xuyên “dựa “ và ỉ lại vào bạn. Đôi khi họ lười biếng và sẽ nghĩ ngay tới bạn sẽ giúp họ hoàn thành bản báo cáo công việc cuối tuần. Đôi khi họ bận cho buổi hẹn hò, tiệc tùng nào đó mà vội vàng rời khỏi công ty từ sớm và giao phần công việc còn lại cho bạn làm giúp… Và vô vàn những lần khác nữa tương tự như vậy. Liệu bạn có muốn bản thân mình cùng với sự nhiệt tình của mình bỗng nhiên trở thành một thứ công cụ hữu dụng cho người khác mỗi khi họ có một vài vấn đề cá nhân khó chấp nhận được hay không? Đó chính là những lý do chúng tôi khuyến khích bạn nên từ chốinơi công sở khi cần thiết. Để có được cách từ chối nhận thêm việc thật khéo léo, hãy thử áp dụng một vài cách dưới đây xem nhé.

Cần cân nhắc tầm quan trọng của yêu cầu công việc

Trước khi trả lời sếp hay đồng nghiệp về công việc thêm họ muốn gửi tới bạn thì bạn nên dự đoán trước những yêu cầu của họ ở mức độ nào. Đó có thể là một công việc cần gấp, công việc mang tính tương đối trong kết quả hay chỉ là công việc mang tính “sai vặt” hoặc “dựa dẫm”. Nếu là những dạng công việc lặt vặt như phô tô giấy tờ hoặc là đánh máy lại một văn bản nào đó cho sếp thì bạn cũng có thể tùy vào khối lượng công việc của mình mà đưa ra quyết định có nên làm hay là không. Thường thì người ta nghĩ việc nhỏ là một việc chẳng hề làm mất thời gian nên nhiều người không mảy may suy nghĩ vấn đề này. Nhưng quả thực nếu như sếp của bạn cứ thường xuyên muốn bạn làm công việc thêmnhiều lần kiểu như vậy thì nó cũng sẽ làm cho tiến độ công việc của bạn bị chậm lại.

Do vậy mà bạn hãy trình bày một cách rõ ràng về nhiệm vụ công việc mà bạn đang làm với sếp để ông ấy có thể biết được thời gian của bạn không có dư. Và nếu như bạn vẫn nhận công việc ngoài lề thì chắc chắn sẽ không đảm bảo được hiệu suất công việc chính của mình được tốt nhất. Hiểu điều đó, chẳng có vị sếp nào muốn đưa việc cho bạn đâu nhé. Bởi vì dù sao công việc và hiệu suất công việc chuyên môn vẫn sẽ luôn là những công việc được ưu tiên hơn bao giờ hết. Đối với những chuyện nhỏ nhặt như vậy thì có thể dễ dàng hơn để từ chối nhưng nếu như đó là một việc làm mang theo tính chất quan trọng hay là một dự án mới thì bạn sẽ làm gì?

Vậy thì bạn đừng vội vàng từ chối, bởi lẽ rất có thể đó là một cơ hội tốt cho bạn thăng tiến và ghi điểm trong mắt sếp. Cách được khuyến khích lúc này chính là cố gắng lắng nghe hết những lời nói và ý kiến của sếp đối với công việc mà các bạn sắp sửa được giao phó. Đồng thời, bạn cũng nên nhanh chóng kiểm tra lại xem những công việc mà bạn đang phụ trách là những công việc gì. Liệu rằng khi nhận thêm công việc mới thì có gì ảnh hưởng đến khối lượng công việc chính của bạn hay không? Ngoài ra, chúng ta nên đặt ra cho mình câu hỏi về công việc mới đối với sếp để hiểu được những phương án hành động, khoảng thời gian có thể triển khai và số lượng người cộng sự cùng thực hiện dự án để từ đó đưa ra những lời đánh giá sơ bộ nhất về khả năng để có thể đảm nhận được công việc mà sếp muốn giao thêm cho bạn. Có thể ông ấy tim tưởng vào khả năng và trình độ mà bạn có nên mới yên tâm giao cho bạn dự án quan trọng này. Sau khi hoàn thành tốt dự án, biết đâu sếp sẽ cân nhắc bạn lên một vị trí mới.

Việc làm marketing – pr

Lấy “hòa bình” làm tiêu chí cho sự chấp nhận của sếp

Nếu như đã có được mọi điều kiện thuận lợi để cho bạn có thể nhận lời thì có lẽ chẳng còn điều gì cần phải bàn bạc tiếp. Thế nhưng sau khi suy nghĩ kỹ mà bạn vẫn cảm thấy mình không phù hợp hoặc không thể để có thể đảm nhiệm công việc mới đó thì tất nhiên bạn nên đưa ra lời từ chối. Vấn đề quan trọng ở đây là việc bạn nên có cách từ chối nhận thêm việc như thế nào để sếp không hiểu sai rằng bạn là người không có chí tiến thủ, bạn là người thiếu sự nhiệt tình trong công việc và giúp cho sếp không ghét bạn.

Vậy thì bạn hãy trình bày cho sếp nghe những lý do vì sao bạn lại từ chối nhận lời. Những lý do đó nên là lý do khách quan, không mang tính cảm tính, và tuyệt đối không nên nói thẳng với sếp rằng bạn không có thời gian cho những hoạt động nghỉ ngơi hoặc là bạn sẽ bị áp lực công việc nếu như nhận thêm các đầu việc khác. Bởi vì những ý kiến của sếp khi nói tới công việc đó mới chính là cơ sở quan trọng giúp bạn đưa ra được một lời từ chối. Vậy thì chúng nên là một trong những lý do sau đây:

+ Thứ nhất, do khối lượng việc làm của bạn đã chiếm toàn bộ thời gian trong công việc. Và bạn sẽ chỉ có thể lựa chọn, làm một trong hai điều đó, bạn chẳng thể làm tất cả cùng một lúc được. Khi đó bạn cần khéo léo giải thích, và nếu có thể thì hãy để sếp của bạn quyết định xem bạn sẽ thực hiện công việc mới hay là tiếp tục làm công việc cũ.

Xem thêm: Chăm SóC Gà ChọI, Cách Chăm Sóc Gà Chọi Tơ Thành Chiến Kê Dũng Mãnh, Gan Lỳ

+ Thứ hai, dựa vào năng lực của bản thân. Nếu như bạn cảm thấy bản thân mình không thể nào đảm nhận được công việc mới đó bởi vì lý do kinh nghiệm hay là năng lực của bạn có giới hạn thì bạn cũng nên thẳng thắn thừa nhận điều đó. Đồng thời đưa ra những giải pháp cho bản thân bạn như là khi nào bạn sẽ làm được hay là bạn sẽ cố gắng để học hỏi từ những người phụ trách dự án đó.

+ Thứ ba, do kế hoạch cá nhân của bạn. Lý do này chỉ có thể sử dụng khi mà bạn đã có được thông báo từ trước đó rằng bạn sẽ thực hiện công việc nào đó trùng với công việc mới. Hoặc cũng có thể là do bạn đã có lịch nghỉ phép từ trước đó rồi. Còn lại những trường hợp khác đều không nên thực hiện. Nói chung bạn nên đưa ra những lý do thật hợp lý để sếp có thể chấp nhận những lời từ chối của bạn ở trong hòa bình.

Những điều cần nhớ trong cách từ chối nhận thêm việc

Thật sự mà nói thì không có những câu trả lời là “không” nào tuyệt đối cả. Đơn giản đó chỉ là một sự đổi thay về thời gian hoặc là người thực hiện đối với những yêu cầu của sếp. Bởi lẽ khi đi làm thì dù cho bạn làm ở bất cứ vị trí công việc nào thì bạn cũng chẳng thể dễ dàng mở lời nói không đối với toàn bộ những yêu cầu có liên quan đến công việc cả. Điều quan trọng là chúng ta sẽ nói “không” bằng cách nào, với những lý do gì và bằng thái độ như thế nào ở trong tình huống cụ thể để không gây ra những ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ tốt đẹp mà bạn và sếp đã cố gắng gây dựng. Một vài nguyên tắc sau khi từ chối công việc bạn cũng nên ghi nhớ đó là:

– Không từ chối công việc ngay lúc vừa nghe được tên nhiệm vụ

– Không từ chối sau khi vừa có một cuộc tranh cãi với sếp.

– Không từ chối công việc với một thái độ giận dữ.

– Không từ chối bằng việc đưa ra những lý do quá chung chung.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Legion Commander Dota 2 : Legion Commander

Nói chung là những cách từ chối nhận thêm việc mà chúng tôi đã nêu ở trên đây mang tính khả thi khá lớn. Hãy áp dụng chúng ngay khi các bạn không thể đảm nhận công việc mới.