Dota 2: Hướng Dẫn Chơi Ember Siprit Phong Cách Chơi Ember Spirit Dota 1 ) Update 12/2024

(loltruyenky.vn) – Trong bài viết hôm nay, loltruyenky.vn xin giới thiệu tới bạn đọc bài giới thiệu và hướng dẫn chơi Ember Spirit trong DOTA 2.

Ember Spirit (ES) là một hero có bộ skill gần như hoàn hảo nhất trong DotA 2, khả năng dồn damage từ xa rất tốt.

Đang xem: Cách chơi ember spirit dota 1

Dù liên tục bị Valve giảm sức mạnh, thế nhưng Ember Spirit vẫn luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho vị trí mid và thường xuyên xuất hiện trong các trận đấu competitive DotA 2. Đây là một trong những hero đòi hỏi rất nhiều kỹ năng từ phía người chơi. ES sở hữu một bộ skill mạng từ early tới mid game và tới tận late game vẫn cực mạnh.

Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Đứa con của Thần Lửa – Ember Spirit, một hot pick trong tất cả các trận đấu trong DotA 2 hiện nay.

Tên: Ember Spirit

*

Damge:52-56

Giáp: 1.08

Tốc độ di chuyển: 310

Phạm vi tấn công: 128

Tốc độ ra đòn: 0.4/0/3

Tầm nhìn: 1800/800 (sáng/tối)

Tuy chỉ là một hero melee (tay ngắn), nhưng Ember Spirit luôn được chọn nhưng một trong những hero đi mid mạnh nhất hiện nay, khá giống với Magnus hay Timbersaw. Đặc biệt, anh chàng nóng bỏng này luôn có thể sử dùng tele miễn phí với ultimate của mình, khá giống với ultimate của Morphling. Sử dụng tele miễn phí như vậy khiến cho viện đi gank, chạy thoát, bám lane tốt hơn rất nhiều so với các hero khác.

Ưu Điểm:

Mở combat tốt.Gây damage cực lớn trên phạm vi lớn.Đuổi giết hero địch tốt, chạy thoát nhanh.Sở hữu skill disable cực tốt.Đặc biệt, ES có thể tele tới mọi nơi trên bản đồ khi sử dụng ultimate.Có thể gây hiệu ứng (orb effects) như trừ giáp, slow từ EoS lên team địch.

Nhược điểm:

Lượng mana thấpBị silence đồng nghĩa với chết.Không phải là tanker.Không phải là sự lựa chọn hàng đầu cho việc solo 1vs1 với carry team địch.

Hero Skill:

*

Searing Chains

Khoảng cách trói: 400

Thời gian tác dụng: 1/2/2/3s

Damage: 80/120/240/300

Số đơn vị bị trói: 2

Manacost: 110

Ember Spirit phóng ra hai sợ dây trói ngẫu nhiên những kẻ thù xung quanh lại và gây damage theo thời gian trói. Đây là một trong những skill disable khó chịu nhất trong DotA 2, có tác dụng giống như Frostbite của Rylai hoặc skill Entangle gấu con Lone Druid.

Bạn phải luôn nhớ rằng, Searing Chains chọn hai mục tiêu ngẫu nhiên xung quanh ES để trói, vì vậy bạn phải đứng sát một hay hai hero địch hoặc tránh xa nơi có creep. Điều này không phải là quá khó khăn, khi bạn biết kết hợp giữa Searing Chains và Ultimate của ES. Hoặc nếu thao tác tay đủ nhanh, bạn có thể kết hợp Sleight of Fist và sau đó sử dụng Searing Chains trong 0,2 giây.

Bạn nên max Searing Chains càng sớm càng tốt, bởi khi cộng max Searing Chains thì thời gian cooldown giảm, lượng mana tiêu hao vẫn giữ nguyên, một điều khá tốt trong những level đấu khi lượng mana của ES khá ít. Đó là lý do tại sao tôi nói các bạn nên max Searing Chains đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trong trận đấu bạn không gặp trở ngại gì nếu Searing Chains level 3 thì cũng không nên tốn một điểm cộng vào skill này nữa. Thay vào đó hãy cộng vào Sleight of Fist để cơ động hơn trong chiến đấu. Khuyến khích nên max Searing trước level 14.

Sleight of Fist

*

Bán kính nhảy: 250/350/450/550

Tầm cast: 700

Damage giảm với creep: 50%

Manacost: 50

Không phải bàn cãi gì thêm, Sleight of Fist là skill làm nên thương hiệu của ES. Tuy đã bị giảm đi đôi chút sức mạnh ở phiên bản 6.81 nhưng vẫn không giảm đi độ bá đạo của ES trong thời gian gần đây. Minh chứng trong việc nói trên, chúng ta có thể thấy ES luôn là hotpick/hotban trong các trận đấu Competitive trong các giải đấu DotA 2 trên Thế Giới. Nếu đã có đầy đủ items cho mình, ES có thể một mình tiêu diệt toàn bộ hero team địch chỉ với 1-2 cú nhảy Sleight of Fist trước khi combat lớn nổ ra.

Để dễ hình dung hơn về skill này, chúng ta có thể hiểu nó như “đàn em” của Omnislash (Juggernaut’s ultimate), cực kì bá đạo. Sự bá đạo ở đây thể hiện ở chỗ, Sleight of Fist có thể gây damage trực tiếp lên hero đang invisible (tảng hình) và việc khi đang nhảy chém đối phương thì skill đang cooldown. Nếu max Sleight of Fist thì thời gian cooldown chỉ còn 6s ngắn ngủi, trong combat lớn ES nhảy chém đối phương mất 2-3 giây thì bạn chỉ cần đợi từ 4-3 giây nữa là có thể tiếp tục sử dụng skill này.

Sleight of Fist có thể cast ở tầm xa và đặc biệt mang đầy đủ hiện ứng của một đòn đánh bỉnh thường nên có thể kết hợp sử dụng các items như: Desolator, Maelstrom, Orb of Venom, Eye of Skadi… Độ bá đạo của Sleight of Fist chỉ thực sự mạnh ở late game khi mà ES đã có lượng items tăng damage nhất định.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Game Blade And Soul Cơ Bản Và Chi Tiết Cho Tân Thủ

Điểm trừ ở Sleight of Fist là nó bị giảm 50% damage gây với creep, nhưng lại tăng damage gây lên hero đối phương. Như đã nói ở trên, nếu bạn nhanh tay và khôn khéo cộng thêm chút may mắn thì viện sử dụng combo Searing Chains và Sleight of Fist giúp ES có thể trói được hero địch ở khoảng cách rất xa (700).

Một điều những tay chơi DotA 2 nên lưu ý: không nên max Sleight of Fist ở những level đầu, đặc biệt trước level 11.

Flame Guard

*

Bán kính tác dụng: 400

Damage hấp thụ: 50/200/350/500

Thời gian cooldown: 35s

Ember Spirit “tự thiêu” tạo một vòng tròn lửa xung quanh mình, chống damage phép thuật cực tốt, gây damage lên hero đối phương và creep xung quanh mình trong thời gian Flame Guard tồn tại.

Có gì tốt hơn việc tự dưng có một vòng tròn lửa bao bọc quanh hero của mình, gây damage aoe cho đối phương, chống damage phép thuật gây tác dụng lên mình? Với một hero Agi thì đây là một skill được bao anh/chị agi khác thèm muốn có được. Nếu bạn là một tay chơi DotA thì có thể hiểu được nỗi khổ sở của những hero Agi khi gặp những hero có lượng damage phép thuật lớn.

Giống như Rot của Pudge, bạn có thể bật Flame Guard rồi vừa chạy theo đối phương gây damage vừa đánh, dễ dàng kết thúc một hero máu gián hay support của team địch. Kỹ năng này giúp ES có khả năng đì lane cực tốt, farm khỏe, trụ lane khỏe. Điểm trừ duy nhất ở Flame Guard có thể ở phần giới hạn lượng damage hấp thụ, nếu đối phương sử dụng skill gây ra 500 damage phép thuật thì Flame Guard sẽ hết tác dụng. Lúc đấy, Ember Spirit sẽ mỏng manh như một tờ giấy.

Nếu bạn là tay chơi mid-lane thì nên cộng vào Flame Guard ngay ở level 1, bởi nó giúp hero của bạn giành rất nhiều lợi thế trong các pha đối đầu với hero địch tại mid-lane. Vừa có thể chống damage phép thuật, đồng thời gây damage theo thời gian lên đối phương thì đây được coi là skill khó chịu nhất ở những level đầu của hero đi mid.

Active Fire Remnant

*

Số lượng bóng tối đa: 3

Thời gian hồi charge: 35s

Thời gian bóng tồn tại: 45s

Tầm cast: 1500

Gây Damage: 100/150/200

Có thể nói, Active Fire Remnant là sự kết hợp của Replicate và Ball Lightning (Morphling ultimate và Storm ultimate). Bạn có thể tạo ra 3 bóng cùng một lúc, nếu muốn nhảy tới 1 trong 3 bóng thì bạn chỉ cần click vào địa điểm của bóng đó. Khi đó, ES sẽ nhảy tới tất cả hai địa điểm và chỉ dừng lại ở địa điểm bạn click.

Đây được coi là skill chính giúp cho Ember Spirit dễ dàng chạy thoát khỏi sự truy lùng của đối phương, di chuyển cơ động hơn tới các lane để farm, hay tổ chức push trộm và gank lẻ. Bạn có thể gây lượng damage tối đa bằng cách đặt 3 bóng liên tiếp tại vị trí muốn bay đến, dùng Active Fire Remnant khiến Hero đối phương tại vị trí đó nhận 3 lần damage từ skill này.

Hãy luôn luôn nhớ rằng, trong trường hợp bất khả kháng thì không nên sử dụng 3 lần tạo bóng của Active Fire Remnant bởi nó rất tốn mana (mỗi lần bay tới bóng ES mất 150 mana).

Sau khi đã đạt level 6, nếu muốn về nhà regen, bạn nên để lại một bóng Active Fire Remnant tại lane để sau khi regen xong tại Foutain, bạn có thể sử dụng Active Fire Remnant và bay trở lại lane ngay lập tức để tiếp tục farm. Nếu bạn có bottle thì ngay sau khi bay trở lại lane thì hãy sử dụng bottle ngay lập tức, để bottle hồi full khi đang có regen của Foutain.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tải Game Siêu Quậy Miễn Phí Cho Điện Thoại 2020, Siêu Quậy Cầu Trường

Trong bài tiếp theo, loltruyenky.vn sẽ tiếp tục hướng dẫn cách build đồ và sử dụng hero này trong trận đấu.