Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị, đại diện Ban đại diện cư dân không giấu nổi bức xúc: “Chủ đầu tư không đối thoại với cư dân chúng tôi nhưng lại liên tục cắt điện, nước sinh hoạt, làm nhiều hộ dân hoang mang. Lý do Ban quản lý tòa nhà (BQL) đưa ra là do các hộ dân chưa chịu đóng phí dịch vụ, nên BQL phải dùng biện pháp tạm ngừng cung cấp điện nước để gây sức ép lên các hộ dân.

Bạn đang xem: Chất lượng goldmark city

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu sa là do phía chủ đầu tư đã đơn phương đưa ra phí dịch vụ với mức giá “cắt cổ” tương đương với “5 sao” là 12.688 đồng/m2 (giai đoạn trước mắt tạm thu 9.900 đồng/m2, bao gồm cả phí VAT), trong khi đó chất lượng dịch vụ lại chỉ tầm 3 sao, thậm chí kém hơn.

Theo Ban đại diện cư dân, căn cứ Điều 106 Luật Nhà ở 2014, điều 30 Thông tư 02/2016/TT-BXD và đặc biệt là Điều 2 Thông tư 37/2009/TT-BXD về Hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư, thì chung cư Goldmark City chưa có BQT nên CĐT phải đạt được sự đồng thuận của trên 50% cư dân mới được đưa ra mức phí dịch vụ.
“Thực tế đến nay, chủ đầu tư chưa hề có một cuộc họp nào để thống nhất mức phí dịch vụ với cư dân, mà đã đơn phương thông báo, mức phí dịch vụ là 12.688 đồng/m2 và trước mắt tạm thu 9.9000 đồng/m2. Bức xúc trước hành động đó, các cư dân chúng tôi đã đồng loạt không đóng phí dịch vụ, mà chỉ đóng phí điện, nước, phí trông giữ xe máy…”, vị đại diện Ban đại diện cư dân nói.
Cũng theo vị đại diện này, cùng với bất bình vì sự việc này và nhiều sự việc bức xúc khác, cư dân 2 tòa S1 và S4 đã nhiều lần gửi yêu cầu được đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư, song hết lần này đến lần khác, chủ đầu tư là công ty Việt Hân đều tránh né, phớt lờ không đối thoại trực tiếp với cư dân. Sau đó, gần 500 hộ dân ở 2 tòa đã đồng ký đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng đề nghị được đối thoại về tất cả các vấn đề còn bức xúc giữa cư dân và chủ đầu tư.

Xem thêm: Compass Là Gì – Nghĩa Của Từ Compass Trong Tiếng Việt

Đến ngày 25/7, UBND phường Phú Diễn đã tổ chức cuộc họp 3 bên giữa: Chính quyền – cư dân – chủ đầu tư, song công ty Việt Hân vẫn cố tình không cử người có thẩm quyền đến dự họp. Cuộc họp kết thúc, UBND phường đã lập biên bản yêu cầu công ty Việt Hân phải tổ chức đối thoại với cư dân trước ngày 15/8.
Tuy nhiên, quá thời hạn trên, công ty Việt Hân vẫn không có động thái phản hồi gì, khiến hàng trăm cư dân đã buộc phải tổ chức treo băng rôn phản đối và yêu cầu chủ đầu tư phải đối thoại với cư dân để giải quyết.
Phản ánh với phóng viên, cư dân 2 tòa S1 và S4 – khu đô thị TNR Goldmark City cho biết, chưa dừng lại ở “chiêu bài” cắt điện, nước, công ty Việt Hân còn “giữ sổ đỏ” và “không trả tiền chênh lệch diện tích căn hộ” để ép cư dân phải đóng phí dịch vụ, dù trong hợp đồng mua bán căn hộ, không có điều khoản nào quy định: Phải nộp phí dịch vụ, mới được nhận sổ đỏ; hay phải nộp phí dịch vụ mới nhận lại được tiền chênh lệch diện tích.
“Cứ ngỡ mua nhà của dự án TNR Goldmark City chất lượng cuộc sống của gia đình sẽ lên nấc thang mới. Ai dè lại mua cục tức vào người, chủ đầu tư là công ty Việt Hân vẫn chọn giải pháp im lặng, không đối thoại, coi thường ý kiến cư dân. Gia đình chúng tôi cũng vì ấm ức mà mất hòa khí…”, một cư dân tòa S1 chia sẻ.

Xem thêm: Cyber Game Là Gì – Làm Thế Nào Để Đạt Tiêu Chuẩn Cyber Game

Liên quan đến những bức xúc của cư dân tại dự án này, trước đó, ngày 29/3, báo Kinh tế & Đô thị cũng đã có bài “Có hay không việc vỡ bể phốt ở Goldmark City”. Trong bài viết này, đại diện chủ đầu tư cũng đã chia sẻ về vấn đề lắp đặt hàng rào tại tòa S4. Theo lý giải của đại diện chủ đầu tư khi đó, do bàn giao sau nên vừa qua giai đoạn lấy ý kiến cư dân về phương án thiết kế và chuẩn bị bước sang giai đoạn lựa chọn nhà thầu.

*

TAG: TNR Goldmark City căng băng rôn cư dân phản đối chủ đầu tư công ty Việt Hân TNR Holdings TNR bất động sản dự án
Liên hệ RSS

*
*
*

Lên đầu trang

*

*

Chuyên mục: BĐS