Chăm SóC Gà ChọI, Cách Chăm Sóc Gà Chọi Tơ Thành Chiến Kê Dũng Mãnh, Gan Lỳ Update 11/2024

Bài viết hướng dẫn các bạn cách nuôi gà chọi tơ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi từ chế độ dinh dưỡng, cách cắt tai, tích, cách tỉa lông đến chế độ tập luyện, xoay xổ, vần vỗ… Các bạn chú ý đọc kỹ bài viết để tham khảo nhé!

*

Cách nuôi gà chọi tơ

Phải nói là khi bước vào tháng thứ sáu trở đi, gà chọi ít nhiều mang cái nét của con gà tơ hơn là con gà giò choai choai chỉ biết chạy quanh sân để kiếm ăn. Gà chọi tơ bắt đầu học gáy từ tháng thứ 6 trở đi nhưng cũng có nhiều con học gáy sớm hơn. Thường những con gà chọi tơ học gáy vào 4 hay 5 tháng tuổi chỉ biết gáy vài tiếng “te… te…” mà thôi và hầu hết là gà “anh hoa phát tiết” trước tuổi nên thường bị “đẹt” và nhỏ chặng. Một khi học gáy, gà chọi tơ nhìn rất hùng dũng oai phong khác hẳn thời còn là gà con ngổ ngáo. Lông mã trên lưng nó bắt đầu lởm chởm mọc ra. Ở cái tuổi “trổ mã” này nếu không có con gà trống gốc đi lại trong sân thì con gà tơ bắt đầu trổ mòi hung hăng rượt mấy ả gà mái chạy “sút” lông đuôi. Tùy theo giòng gà có dữ hay không nhưng thường là gà tơ vào tuổi này bắt đầu “gây hấn” với anh em trong nhà. Nhất là những trang trại rộng gà thả đi ăn rong, nhiều khi chỉ sau một trận mưa làm uớt lông mặt hay bị xình lầy bôi bẩn là hai con gà tơ cùng bầy thấy lạ mặt nhau xông vào quần thảo liền. Người viết còn nhớ lúc nuôi gà chọi trong ruộng. Tối khi gà lên chuồng đi kiểm kê đám gà choai choai thấy mất 2 con bèn xách đèn pin ra mấy vồng khoai lang khoai mì tìm thì thấy 2 con gà con đang đá “lịch bịch” từ hồi nào không biết và nằm chèm nhẹp dưới bùn xình. Dân chơi gà gọi là đá “tách bầy” và phân chia thứ vị cao thấp trong bầy.

Đang xem: Cách chăm sóc gà chọi tơ

*

Gà tơ 6 tháng tại FC Cafe

Nếu gà chọi tơ đá tách bầy mà chủ kê không biết để bắt ra thì nhiều khi gà bị dập dạp hư lông non và bị thương tích nặng. Đây là lúc chủ kê bắt đầu tách gà nuôi riêng một mình nó nếu có sân hay vườn rộng, còn không phải lấy lồng bội (bu) chụp và nuôi riêng ở một nơi. Mặc dù gà chọi rất dạn dĩ với người, rất dễ bắt và bồng lên vô tay nhưng chủ kê hay sư kê phải cận kề với con gà mình nuôi để con gà mến tay chủ. Trong hai đến 4 tuần lễ đầu sau khi được nuôi riêng con gà tơ sẽ rất sung lực và có nhiều bộ tịch rất ngộ nghĩnh. Chẳng hạn như nó “giựt le” với người chủ bằng cách đứng dáng điệu kên kên, mắt ngó nghiêng và sẵn sàng điệu “múa” với bên cánh thả xệ xuống và dè dè nếu chủ kê lấy tay búng “tróc tróc…” quanh mình nó. Đôi khi nó buông thấp hai cánh xuống ngang đùi, cúi xuống mổ đất và túc liên hồi mỗi lần thấy chủ kê lại gần hay rít lên trong họng khi được chủ kê bồng ra khỏi bội gà săn sóc và vuốt ve. Trông con gà chọi tơ đang học đòi cung cách lịch lãm và hào hoa của chàng gà tơ “háu đá” rất là vui mắt và là phần thưởng thích thú.

1. Nước Nuôi & Dinh dưỡng:

*

Một khi gà đã được nhốt riêng để nuôi là chủ kê có thể bắt đầu chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Thức ăn không thay đổi nhiều lắm nhưng phải biết cho gà ăn đúng giờ giấc. Vào thời kỳ này gà bắt đầu thay lông gà con để có bộ lông chính thức của con gà trưởng thành nên thức ăn nên tăng nhiều chất bổ dưỡng của đạm từ thực phẩm tươi sống như thịt, cá, lươn, trứng và hột đậu nành (ngâm cho nứt mầm như giá).Bữa ăn được chia ra làm 4 bữa chính như sau:

– Buổi sáng vào khỏang 8 – 9 giờ cho gà ăn lúa, ngũ cốc

– Buổi trưa vào khỏang 12 giờ cho gà ăn thực phẩm tươi có nhiều chất đạm và rau trái.

– Buổi chiều vào khỏang 4 giờ chiều cho gà ăn lúa, ngũ cốc

– Vào ban đêm vào khỏang 8 giờ tối cho gà ăn thêm lúa và ngũ cốc rồi cho gà uống nước (3 vắt từ khăn làm nước) trước khi cho gà đi ngủ. (Chú ý: Cái này có cũng thì càng tốt nhưng không có thời gian thì bỏ bước này đi cũng không sao)

Thức ăn đựng trong máng không nên cho nhiều quá để tránh tình trạng gà ăn dầm dề và nghịch tung vãi ra chuồng. Sau khi đã biết sức ăn của gà sau vài lần quan sát mức độ chủ kê sẽ cho gà ăn đúng liều lượng và đúng mức vừa no của nó. Đừng bao giờ cho gà ăn no “cành hông” và vác bầu diều đi đứng nặng nề gà sẽ làm biếng kiếm chỗ ngủ, kém đi lại và chậm chạp. Gà chỉ cần cho ăn vừa no tới – lấy tay thăm bầu diều vừa tròn và hơi căng là đủ, sẽ mau tiêu hóa và nhanh nhẹn đi lại trong chuồng. Nguồn nước uống luôn được giữ cho sạch trong ngày. Đây là thời kỳ gà đang phát triển về vóc dáng thể lực và bộ lông nên việc ăn và uống nước thêm cử ban đêm rất quan trọng. Nó giúp cho gà có nhiều dinh dưỡng để phát triển bộ lông và tăng trưởng thành con gà đúng niên kỷ. Sau bốn tuần nuôi như cách hướng dẫn trên con gà sẽ phát triển rất mau, tăng trọng lượng và bộ lông sẽ hòan tòan mọc đều ra trong 3 đến 4 tuần. Nếu gà vẫn còn “lông máu” trên cánh, đuôi và lông mã ở đầu thì không nên đem gà ra xoay xổ mà tiếp tục nuôi cho đến khi gà hòan tất việc mọc lông mùa đầu tiên. Khi ôm gà lên tay mà thấy gà nặng chình chịch như thỏi sắt nguội và khi lắc gà trên tay thấy gà chắc và trụ lại không thấy thân và chân gà đung đưa theo chiều lắc của tay thì biết rằng nuôi đúng cách.

Từ 8 tháng tuổi trở đi là gà đã hòan tất việc thay lông và nhìn ra dáng vẻ con nhà chọi và có nét oai phong tuy vậy gà chưa được cứng cáp cho lắm.. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc xổ gà để cắt tai tích. Tai là hai miếng da mọc phía sau gò má gần lỗ tai gà, có sách viết gà có phấn màu trắng bạc trên tai là gà có pha lai không thuần chủng là gà chọi, điều này không lấy gì làm chắc chắn vì không ai biết gà chọi rặt 100% ngày xưa thế nào ? Tích gà là hai miếng da nhỏ mọc hai bên ở mỏ dưới của gà. Một vài sách viết rằng gà chọi chánh gốc là gà không có tích mà chỉ có “hầu bò” mà thôi. Hầu bò mà miếng da của cổ họng mọc từ hàm dưới dài khỏang 5 hay 6cm đưa ra ở dưới cổ. Gà chọi thường có hầu bò nhưng nếu dựa vào tai, tích và hầu bò để đóan là gà đòn rặt giòng hay không thì chưa ai có chứng minh nào xác thực mà chỉ võ đóan mà thôi. Trước khi cắt tai tích cho gà chủ kê thường kiếm một con gà tơ khác đồng chạng trong vùng quanh đó hay là gà nhà (nếu có) cho xổ thử để coi chân và nết đá ra sao. Trận xổ này kéo dài 1 hiệp – khỏang 15 phút. Sau trận xổ gà được vỗ hen, lau lót cho khô xong xuôi và sư kê bắt đầu dao kéo để cắt tai tích gà.

2. Cắt Tai Tích & Tỉa Lông:

*

Cắt tai cho gà chọi tơ

Cắt tai tích gà phải cần ngừơi sư kê hay người đã quen làm và dạn tay, nếu chưa quen làm có thể gây vết cắt quá sâu làm gà mất nhiều máu. Có hai cách cắt đó là dùng dao lam hay dùng kéo. Người cắt quen tay thì thích dùng dao lam mới và bén để rạch cắt và lạng cho sạch những chỗ da còn lùng nhùng. Người thì thích dùng kéo bén để cắt cho mau, tựu trung thì dùng dao hay kéo tùy thuộc vào cách làm và quen tay của người cắt mà thôi. Một mẹo vặt trước khi cắt tai gà là lấy hai ngón tay cái và ngón trỏ cầm lấy tai và tích gà bóp và day vài lần từ nhẹ tới mạnh. Làm như vậy để con gà quen dần như bị đối phưong cắn và khi cắt con gà không bị đau thốn hay vùng vẫy nhảy dựng khi bị “giải phẫu”. Nếu cắt đúng thì chỉ có lớp da ngòai bị hớt đi, lớp da non bên trong và các niêm mạc vẫn còn nguyên, chỉ có vài giọt máu rướm ra do các mạch máu nhỏ li ti bị cắt đứt. Muốn cho gà cầm máu các sư kê thường lấy lông tơ trong nách gà hay “lọ ghẹ”dưới đít nồi trét lên vết cắt cho mau lành. Phương pháp cắt tai tích ngày nay là làm sao cho vết cắt đừng bị nhiễm trùng bằng cách khử trùng dao kéo và vùng da trước khi cắt. Sau đó thoa một lớp mỡ mát (vaseline) để cho gà khỏi rát gió trên vết thương là xong. Chừng vài ngày sau vết cắt sẽ khô đóng mày và hơn 1 tuần sau là vết cắt kéo da non và lành hẳn. Tuy nhiên không nên xoay xổ ngay sau đó vì vết cắt mới lành dễ bị rách lại. Tốt hơn hết là đợi chừng 1 tháng sau cho lớp da non nơi bị cắt được dầy dặn trở lại. Kinh nghiệm cho biết đem gà xổ lại sớm khi vết cắt tai tích mới lành, nếu bị rách lại ngay vết cắt cũ sẽ rất lâu lành.

Sau khi gà đã lành vết cắt xong là sư kê chuẩn bị đến màn hớt và tỉa lông cho gà. Nếu vạch chân lông xem thấy đã nhỏ lại và khô đi không còn ướt chân (lông máu) thì nên bắt đầu việc tỉa lông. Ngày nay trên thị trường có bán các bộ kéo tỉa và kìm bấm móng tay, cắt da (đồ nghề làm đẹp của mấy bà) rất tiện lợi và đa dụng cho việc hớt lông và tỉa lông gà chọi. Mặc dù gà chọi là lọai gà ít lông nhưng lông gà vẫn mọc nhiều ở những nơi như cổ và trong thân gà, không tiện cho việc lau lót và làm nước. Việc tỉa và hớt lông gà cần thì giờ và nhiều kiên nhẫn, không nên dùng tay hay nhíp để nhổ lông ào ào cho lẹ vì lông sẽ mọc lại “táp nham” như cánh rừng thưa trông nham nhở mất mỹ thuật và trông “bẩn gà”.

a. Tỉa lông ở đầu và cổ: Thường thì không nên hớt những lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ và mọc dài xuống tới chân sọ (nơi giáp với xương cổ) mà chỉ bắt đầu tỉa lông từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống. Hớt lông gáy và hai bên xuống cho đến sợi giây chằng dính vào lưng (gà cổ đôi) hay cuối cần cổ. Khi tỉa nên cầm lấy từng cọng “nhóm lên” cho căng rồi cắt sát ở chân lông – nên khi thả ra chân lông bị cắt gọn rút lại vào trong da không thấy bờm xơm như hớt bằng kéo theo như kiểu “xắp lông”. Phía trước hầu nên để lông gà che từ cần non trở xuống cho đến ngực.

b. Tỉa lông nách non & hông: khỏang da lớn để giảm nhiệt cho gà mau lẹ trong khi đá là nách non và hai bên hông gà, nài nước thường phun nước và dùng khăn lau hai bên nách và hông gà để gà bớt thở. Trong trận đấu mà gà không thóat nhiệt được sẽ bị “hóc” và đứng kéo họng thở, gà quá mệt nên không còn sức để ra đòn. Sư kê chỉ tỉa lông non từ nách non ra và chạy xuống cho đến phao câu. Lông mã và lông trên lưng không tỉa. Nếu lấy chỗ xương hông nhô ra làm chuẩn thì đó là đường mực tưởng tượng chạy dài từ trong nách xuống đến phao câu gà để theo đó mà tỉa lông cho gọn và đẹp.

c. Tỉa lông đùi: Phần lông bên đùi tiếp giáp hông cần được tỉa cho gọn và chỉ cần giữ phần lông bao quanh đùi gà từ gối tính lên vào khỏang 5cm. Phía trước của đùi cũng được tỉa cho gọn. Riêng phần đùi non, phía trong của đùi gà có thể tỉa cả phần lông bao quanh gối để cho sư kê dễ vuốt khăn nước và phun hậu.

d. Tỉa lông bụng dưới lườn: Phần lông ngực được giữ lại cho đến phần tiếp giáp của đùi để tránh cho ngực gà bị vết cào của móng đối phương trong phần xạ nạp. Lông từ phía đùi sau ra tới hậu môn cần được tỉa sạch và gọn để giúp cho việc hạ sức nóng từ thân gà được mau lẹ. Một số sư kê cẩn thận cho rằng nơi gần hậu môn gà phải để lại chùm lông khỏang chừng 5 hay 6 cái như lá chắn không cho gà bị gió độc nhập vào trong mình qua cửa hậu.

3. Nước Luyện tập & Xoay xổ:

Nên nhớ trong thời hạn dưới 1 niên tuổi, gà chọi vẫn còn tăng trưởng nên không nên xoay xổ nhiều và vào nghệ và bóp thuốc sớm. Nếu xoay xổ nhiều gây cho gà còn non xương cốt dễ bị “rêm” xương. Tẩm thuốc gà quá sớm làm cho da gà săn và gà “thun” lại chậm phát triển. Vì gà còn đang lớn cho nên tốt hơn hết là nên để cho gà phát triển trong môi trường tự nhiên qua dinh dưỡng. Phần tập luyện sau đây sẽ giúp cho gà dần dần phát triển thể lực tốt.

*

Vần gà

a. Vần hơi: Gà xổ theo phương pháp này rất tốt cho việc phát triển thể lực cũng như tìm cách ra đòn phá thế do gà bị đeo miếng da (như rọ) khớp miệng nên không cắn mổ được mà chỉ chạy xoay tròn. Con gà nào biết sinh thế sẽ ra đá chân không và đá liên cước rất độc hại. Nếu có gà để tập vần hơi thường xuyên (cách 2 tuần 1 lần) thì không cần cho gà tập theo cách “Chạy Lồng”.

b. Dầm cán: Bài thuốc tẩm gà được pha thêm với nước tiểu (hay nước muối nếu sợ mùi khai) cho lõang và chứa trong một cái sô hay chậu nhỏ để dùng ngâm chân gà hằng ngày rất tốt. Mỗi lần cho gà ăn đêm hay buổi sáng sau khi quần sương xong là cho gà đứng ngâm chân vào dung dịch đó ngập ngang gối chừng 10 phút. Còn không thì dùng Bài thuốc Tẩm gà và thoa vào chân gà cho thấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) cũng đạt yêu cầu.

c. Quần sương: Sáng sớm bắt gà từ chuồng ra và thả cho gà đi lại trong sân (nếu chỉ có một mình nó) hay trong vùng đất quây sẵn khỏang hơn 1 thước vuông để gà đập cánh gáy sáng và tắm sương buổi sớm.

Xem thêm: Cách Chơi 2 Người Trong Chicken Invaders 4, Hướng Dẫn Chơi Bắn Gà Chicken Invaders 5

d. Phun rượu & Om gà: Trong miền Nam thường không xử dụng cách “om gà” bằng nước chè xanh và lá ngải cứu nấu trong nồi nước và lau cho gà mỗi sáng như các sư kê ở miền Bắc thường làm. Khi mặt trời bắt đầu mọc mà các sư kê trong Nam thường “phun rượu” đế và thoa bóp cho gà dẫn máu. Giờ trưa khi cho gà phơi nắng, gà cũng được phun rượu và sau đó là tắm gà bằng nước lạnh. Sau khi phơi cho khô lông gà được phun rượu một lần nữa để giúp cho da gà được thắm màu đỏ.

d. Chắc gối: để giúp gà vững chân khi nhảy đá và đáp xuống sư kê thường bỏ ra mỗi ngày chừng 5 hay 10 phút để tập cho gà theo cách này. Chọn một vùng đất mềm hơi ẩm để tránh cho gà không bị chai bàn chậu, ở hải ngọai có thể dùng miếng thảm (lót nhà) cũ để cho gà tập nhảy rất tốt. Đây cũng là cách tập cho gà lông nhưng thay vì tung gà lông lên cao để cho gà đập cánh bay đáp xuống thì đối với gà đòn chỉ nên đưa tay vào lườn và tung cao hổng mặt đất chừng 20 đến 30cm. Cách tập luyện này sẽ giúp gà chắc gân đùi và cứng gối để đứng nước khua không mỏi và giúp gà “thể dục” đôi cánh để tập các bắp thịt ở vai và đầu cánh cho khỏe.

4. Thuốc Bổ Cho Gà Tơ

Ở thời điểm hiện tại thì việc bổ sung thuốc bổ cho gà tơ là điều hết sức cần thiết. Các nước có phong trào gà chọi phát triển như Thái Lan, Trung Quốc thì họ đã áp dụng thuốc bổ cho gà tơ từ rất lâu rồi. Tuy nhiên ở Việt Nam thì mình thấy nhiều sư kê vẫn còn nuôi theo dạng cổ điển, không chịu bắt kịp xu thế, nhiều người vẫn còn bảo thủ… Chính vì thế mà con gà phát triển không được bằng nước họ, xương sức cũng kém hơn rất nhiều. Mình là người chịu khó tìm tòi và học hỏi nên đã sử dụng thuốc cho gà tơ từ nhiều năm nay và thấy kết quả rất tốt, gà đẹp hơn, phát triển nhanh, xương sức tốt và gân gối cũng tốt hơn nhiều so với những con không được dùng thuốc. Qua nhiều năm đúc rút kinh nghiệm, đã thử qua rất nhiều loại thuốc cho gà tơ nhưng mình thấy những loại thuốc sau tương đối rẻ mà hiệu quả cao, khuyến khích anh em nên dùng thử để trải nghiệm.

THUỐC BỔ NỘI TẠNG CỦA THAILAND

*

Thuốc bổ nội tạng có tác dụng bổ máu, bổ não, rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp gà tiêu hóa thức ăn nhanh không bị đầy bụng, gà ỉa phân đẹp hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Trong quá trình nuôi nếu gà được sử dụng thuốc này liên tục thì gà có nội lực tốt hơn, đứng được sâu khuya hơn, khi đá xong gà nhanh hồi sức.

Đối với gà nuôi hàng ngày, mỗi ngày anh em cho uống 1 viên. Gà sau khi đi vần hoặc đá về anh em cho uống ngày 2 viên chia làm 2 lần, sáng – tối.

THUỐC TĂNG CƠ BẮP CỦA THAILAND

*

Tác dụng tăng thể lực cho gà, dùng cho gà bị gày yếu thiếu vitamin, giúp gà có được đôi chân cứng cáp, đôi cánh khoe mạnh, sức bật tốt hơn.

Đây là một loại thuốc nuôi hàng ngày rất tốt cho gà chọi, đặc biệt là gà tơ, giúp cho gà phát triển hệ cơ và có một cơ bắp săn chắc khỏe mạnh.

Mỗi ngày 1 viên, trước khi đi đá hoặc đi vần 5 – 7 ngày các co vợ tăng liều lượng lên thành mỗi ngày 2 viên (sáng 1 viên, chiều tối 1 viên)

THUỐC BỔ XƯƠNG THAILAND

*

Cái này nó có 2 loại 1 loại là bổ xương bio, một loại bổ xương gân gối Superstar có tác dụng như nhau, giá cũng như nhau, nói chung cái Superstar nôm na nó là bản nâng cấp.

+ Thuốc bổ sung canxin rất tốt cho việc phát triển xương, giúp gà cứng chân đứng vững

+ Bổ gân giúp gân gà cứng cáp dẻo dai.

+ Bổ xương cốt, giúp xương chắc khỏe, xương gẫy mau lành.

+ Ngoài ra còn có thể chữa mất gân cho gà.

Với lọ thuốc này thì anh em nên sử dụng như sau:

+ Với gà yếu gân, yếu xương, mất gân cho uống ngày từ 2-3 viên

+ Với gà sức khỏe bình thường nhưng muốn gân, xương tốt hơn thì cho uống hằng ngày mỗi ngày 1 viên

Chú ý: Đây là 3 loại thuốc bổ có xuất xứ từ Thái Lan mình khuyên anh em nên đầu tư khi nuôi gà chọi, kể cả gà chọi tơ và gà chọi chiến uống đều rất tốt.

Xem thêm: Cách Chơi Minecraft Cho Người Mới Bắt Đầu, Tìm Hiểu Phím Tắt, Cách Phá

Trên đây là bài viết khá dài về cách nuôi gà chọi tơ, hi vọng sau khi đọc xong bài này anh em sẽ có cách nuôi gà tơ hiệu quả, nếu anh em có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại comment hoặc gọi điện trực tiếp cho mình nhé.