Từ lâu, công dụng của cây mật gấu đã được vận dụng vào đời sống hàng ngày, dưới đây là những công dụng và cách dùng của cây mật gấu mà bạn có thể áp dụng.
Bạn đang xem: Cây mật gấu chữa bệnh gì
1. Thành phần hoá học:
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).
Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
Các thành phần hóa học lá cây mật gấu
2. Tác dụng dược học:
Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.
Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
3. Độc tính:
Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,
Trọng lượng cơ thể,
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.
4. Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:
Đái tháo đường type 2,
Rối loạn lipid máu,
Tăng huyết áp,
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Những đối tượng nên dùng cây mật gấu
– Bệnh nhân men gan cao, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
– Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
Xem thêm: Whitepaper Là Gì – Những Nội Dung Cần Có Trong Whitepaper
– Người bệnh sỏi mật.
– Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, sưng đau khớp.
– Người bị bệnh béo phì.
– Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.
– Người bị ho lao, khạc ra máu.
– Người hay bị mất ngủ, đau nhức nửa đêm.
– Người hay bị đi ngoài, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ. Người bị mụn trứng cá, mụn nhọt.
Cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh hiệu quả
– Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).
– Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
– Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.
Cách ngâm rượu cây mật gấu
– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu
– Cách thực hiện:
Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.
Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.
Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…
Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).
Xem thêm: Theo Hồ Chí Minh, Ưu Điểm Lớn Nhất Của Chủ Nghĩa Mác Là Gì? Bài 1: Chủ Nghĩa Mác
Trên đây là những công dụng và cách dùng cây mật gấu đúng đắn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Chuyên mục: Sức Khỏe