Cây đinh lăng là vị thuốc quý rất thông dụng được dùng để chữa các chứng bệnh mỏi miệng, biếng ăn, thông sữa, căng vú sữa, chữa vết thương hở, suy nhược cơ thể, chữa ho kiết lỵ nặng, chữa sốt… Tuy nhiên đối với một số trường hợp, vị thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng với liều lượng hoặc với những người mẫn cảm với các thành phần của cây thuốc.

Bạn đang xem: Cây đinh lăng trị bệnh gì

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin chi tiết, công dụng và hướng dẫn cách chữa bệnh từ đinh lăng.

Giới thiệu vềcây đinh lăng

Đinh lăng là loài thực vật có hoa có nhiều tên khoa học như: Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq., Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig., thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. Trong dân gian thường gọi loài cây này là cây gỏi cá, nam dương lâm…

Ngày nay người ta sử dụng đinh lăng để làm thuốc chữa bệnh và chế biến một số món ăn, thức uống hàng ngày như: ăn đinh lăng cùng gỏi cá, nước uống từ lá đinh lăng…

Mô tả chi tiết về đinh lăng

*

Hình ảnh cây đinh lăng

Là loài cây nhỏ mọc thẳng đứng, thân khá nhẵn, cây trưởng thành cao tới 1.5m.

Lá kép 3 lần xẻ lông chim, có thùy, dài khoảng 20-40cm, cuống lá chét dài 3-10mm, phiến lá có hình răng cưa, lá có mùi thơm nhẹ. Cụm hoa hình chùy và ngăn từ 7-18mm gồm nhiều tán, nhiều hoa nhỏ, thường có 5 cánh hoa nhỏ Quả dẹt dài khoảng 3-4mm, dày 1mm có vòi. Rễ có hình trụ và dài, có màu nâu vàng thường phân nhánh, có vị đắng kèm ngọt và nhầy.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, làm thuốc rất phổ biến tại nhiều vùng, đặc biệt các vùng quê nước ta. Cây thường được thu hái quanh năm nếu chỉ sử dụng lá, còn nếu dùng rễ cây thì tuổi thọ cây tối thiểu phải 3 năm thì thu hoạch, vào mùa thu hoặc mùa đông là tốt nhất bởi khi đó rễ cây mềm và dược tính nhiều hơn.

Xem thêm: Hospitality Là Gì – Tìm Hiểu Về Hospitality Management

Rễ cây sau khi thu hoạch đem phơi khô thái nhỏ Hoa được thu hoạch vào khi vừa nở nụ, đem phơi khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học đinh lăng

Theo tài liệu được công bố của GS.TS Đỗ Tất Lợi (đạt giải thưởng Hồ Chí Minh), trong cây đinh lăng đã tìm thấy các thành phần như sau:

Alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể. Các axit amin trong đó có lyzin, xystei, methionin

Cây đinh lăng có tác dụng gì

*

Cây đinh lăng có tác dụng gì

Về mặt dược lý, theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì đinh lăng có những tác dụng chủ yếu như sau:

Nước sắc đinh lăng có tác dụng làm tăng sức deo dai cho cơ thể, tương tự nhân sâm (được sử dụng nhiều cho bộ đội, vận động viên thể dục thể thao, những người có thường xuyên luyện tập ở cường độ cao) Với liều lượng lớn có thể giảm hoạt động của cơ thể người lần động vật Với liều lượng nhất định có thể làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa dẫn đến tim ngừng đập Tăng cường hô hấp về biên độ và tần số, giúp hạ huyết áp một cách nhanh chóng Tăng tiết niệu gấp 5 lần so với bình thường Ít độc, ít hơn cả nhân sâm Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần, kéo dài sự sống Tác dụng tốt đối với cơ thể trong môi trường không trọng lực (các nhà du hành vũ trụ) Tăng thể lực, kích thích não bộ, hết lo, chống oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch

Như vậy có thể thấy cây đinh thực sự rất hữu ích đối với sức khỏe con người, tuy nhiên tác hại của đinh lăng có thể xẩy ra với trường hợp sử dụng với liều lượng lớn. Vì vậy cần cẩn trọng tìm hiểu thông tin trước khi sử dụng để tránh các biến chứng có thể xẩy ra.

Cây đinh lăng trị bệnh gì

Trước đây đinh lăng ít được sử dụng để làm thuốc, tuy nhiên thời gian gần đây con người đã nghiên cứu và áp dụng cây thuốc để chữa bệnh rất hiệu quả. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết một số phương pháp chữa bệnh hiệu quả từ đinh lăng qua các bài thuốc như sau:

Đinh lăng trị bệnh mỏi mệt và biếng ăn cho trẻ

Bài thuốc:

Rễ đinh lăng khô 0.5g đem thái mỏng và 100ml nước Đun sôi khoảng 15 phút Dùng uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ cực kỳ hiệu quả

Cây đinh lăng giúp lợi sữa,thông sữa, căng vú sữa đối với phụ nữ nuôi con nhỏ

Bài thuốc:

Rễ đinh lăng 30-40g và 500ml nước Sắc cho đến khi lượng nước còn một nửa thì nhắc ra uống nóng Chia ra uống từ 2-3 ngày thì vú hết nhức và chảy sữa bình thường

Chữa vết thương hở bằng lá đinh lăng

Giống vớixuyến chi, lá đinh lăng được sử dụng chữa lành vết lương với các trường hợp bị thương chảy máu, vết xước ngoài da…

1 nhúm lá đinh lăng vừa phải với vết thương Rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương hở Giúp cầm máu, kháng khuẩn, dịu và lành vết thương

Cây đinh lăng ngâm rượu giúp tăng sức dẻo dai

*

Đinh lăng ngâm rượu giúp tăng sức dẻo dai

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị 0.23g đến 0.5g bột đinh lăng, 200ml nước Sắc đặc uống mỗi ngày

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị 0.23g đến 0.5g đinh lăng khô, thái nhỏ, rượu nếp khoảng 30° Ngâm với rượu uống mỗi ngày 1 chén

Hai bài thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng sức dẻo dai cho cơ thể.

Chữa ho, ho ra máu bằng lá đinh lăng

Bài thuốc:

Chuẩn bị: 1 nhúm nhỏ lá đinh lăng khô và 2 lít nước Rang vàng hạ thổ lá, rồi sắc cùng nước Uống hàng ngày sẽ trị ho hiệu quả

Giúp lợi tiểu, chữa đau thận

Bài thuốc:

Chuẩn bị: lá đinh lăng khô 10g, xa tiền thảo 10g, kim tiền thảo 10g, liên tiền thảo 10g Trộn đều cách thứ nấu cùng với nước Có thể sử dụng thay nước hàng ngày để giúp lợi tiểu hoặc điều trị chứng đau thận

Cây đinh lăng chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc:

Chuẩn bị: 1 nhúm lá đinh lăng tươi rửa sạch, 1 ít muối tinh vừa đủ Giã nát lá cây, trộn cùng muối, hơ nong nóng rồi cuốn bằng băng gạt, đắp lên vùng xương khớp bị đau Áp dụng phương pháp này cho đến khi triệu chứng khỏi hẳn, thường khoảng 1 tuần sẽ có tác dụng.

Cây đinh lăng nấu nước uống hàng ngày

Sử dụng đinh lăng khô nấu nước uống hàng ngày để bồi bổ, tăng sức đề kháng, dẻo dai cho cơ thể.

Xem thêm: Flywheel Là Gì – Inbound Marketing Trong Mô Hình Mới

Cây đinh lăng có mấy loại

Đinh lăng lá răng: còn gọi là cây đinh lăng bonsai, cây đinh lăng cảnh…thường được dùng làm cảnh, trang trí. Cây đinh lăng lá kim: hay còn gọi là cây đinh lăng lá nhuyễn, lá mảnh và nhỏ, ít phiến và không rõ. Cây này ít được dùng làm thuốc. Cây đinh lăng viền bạc: dùng làm cảnh, cây có hình dạng khá đẹp. Cây đinh lăng lá tròn: cây có thân nhỏ, lá hình tròn, thường dùng làm cảnh Cây đinh lăng lá to: hay còn gọi là đinh lăng tẻ, khá hiếm gặp và ít được dùng làm thuốc Cây đinh lăng lá nhỏ: còn gọi là cây đinh lăng nếp, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Sản phẩm chiết xuất từ cây đinh lăng

*

Thuốc hướng thần kinh Cebraton của hãng dược phẩm Traphaco

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm được sản xuất/chế biến từ đinh lăng, phổ biến như:

Cao đinh lăng: thường được làm từ rễ và củ cây thuốc, hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 180.000 vnđ/ 1 hộp 100g Trà đinh lăng: được làm từ lá cây, được bán với giá khoảng 60.000 vnđ/ 1 hộp 30 túi Rễ cây đinh lăng: Hiện giá rễ cây khô được bán với giá khoảng 180.000 vnđ/1kg

Mua cây đinh lăng ở đâu?

Mua cây đinh lăng giống: Hiện nay cây giống được bán tại các chợ cây thuốc, cây cảnh trên toàn quốc. Rễ đinh lăng khô: Rễ đinh lăng khô được bán phổ biến ở các cửa hàng thuốc đông y trên toàn quốc hoặc các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki…Để mua được sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến sạch, chất lượng tốt, bạn cần lưu ý lựa chọn những cửa hàng uy tín về kinh doanh dược liệu. Bạn có thể tìm mua rễ đinh lăng khô thương hiệu Búp Xanh, đây là cửa hàng kinh doanh dược liệu đáng tin cậy được nhiều người dùng đánh giá cao.

Trên đây incontinet.cthienmaonline.vn đã mang đến bạn đọc toàn bộ thông tin về cây đinh lăng cũng như hướng dẫn phương pháp chữa bệnh từ cây thuốc này. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu thêm và có cách sử dung cây thuốc một cách hiệu quả nhất.

Chuyên mục: Sức Khỏe