Captain Tsubasa: Dream Team, Captain Tsubasa (Flash Kicker): Dream Team Update 03/2024

*

*

Tìm tòi, khám phá, mắc sai lầm và sửa sai là một trong những giai đoạn thú vị nhất khi bắt đầu một trò chơi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” của sự kiện chào mừng World Cup 2018 đang diễn ra ở Captain Tsubasa: Dream Team, bạn nên xem qua bài viết này để “nhảy cóc” khỏi giai đoạn kể trên, hòng tránh phải hối tiếc về sau.

Đang xem: Captain tsubasa: dream team

*

Captain Tsubasa: Dream Team là một game mobile không quá khó tiếp cận, trò chơi cũng có những hướng dẫn khá dễ nắm bắt ở từng tính năng gameplay. Dù vậy, vẫn có những bài học mà chỉ thời gian, kinh nghiệm hay thậm chí “xương máu” mới đánh đổi được.

Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ có những hướng dẫn, lưu ý cụ thể tương ứng với tuần đầu tiên mà bạn bắt đầu làm quen với trò chơi.

1. Khẩn trương học cách phân biệt cầu thủ

Có 5 cấp bậc cầu thủ trong Captain Tsubasa: Dream Team (CTDT): N, R, SR, SSR và UR, được xếp theo thứ tự sức mạnh tăng dần. N là những thẻ cầu thủ bạn có thể bán ngay lập tức mà không cần phân vân, câu chuyện tương tự cũng diễn ra đối với những thẻ R (trừ một số trường hợp đặc biệt). Đối với thẻ SR, toàn bộ các cầu thủ cấp này đều không có giá trị thực chiến, thay vào đó, chỉ đóng vai trò chuyển skill (Teach) cho những phiên bản cầu thủ cùng tên cao cấp hơn.

*

Câu chuyện bắt đầu trở nên phức tạp với người chơi mới khi họ có những thẻ SSR đầu tiên, cũng là cấp cầu thủ duy nhất có thể tiến hóa (Evolution) lên thẻ UR (mạnh nhất) và là lực lượng nòng cốt tạo nên đội bóng của bạn. Có hai dạng SSR gốc hiện diện trong CTDT: SSR có được từ chuyển nhượng (Transfers) và SSR kiếm được từ hoạt động khác (Raid, quà tặng, event…). Trong đó, dạng SSR thứ hai thường được phân biệt bằng ký hiệu chiếc hộp trên thẻ cầu thủ, và hầu hết sở hữu sức mạnh kém xa dạng SSR có được từ Transfer.

Chẳng hạn như 6 phiên bản của Kalrz ở hàng đầu tiên tấm ảnh trên, phiên bản tốt nhất là SSR số 013 và UR số 037 (nâng cấp từ 013), đây là 2 thẻ duy nhất mà bạn cần phải quan tâm trong số 6 thẻ.

2. Nắm vững chỉ số càng sớm càng tốt

Cầu thủ có 3 nhóm chỉ số chính: Attack, Defence và Physical, tổng điểm của ba chỉ số này chính là cách mà CTDT xếp loại cầu thủ. Dù vậy, không bao giờ nhìn vào chỉ số tổng để đánh giá, thay vào đó, hãy mổ xẻ sâu hơn để thấy được tiềm năng thật sự của họ, nếu không bạn sẽ bỏ qua rất nhiều viên ngọc quý một cách đầy đáng tiếc.

*

Attack cấu thành từ 3 chỉ số là Dribble – quyết định khả năng lừa bóng, Shot – quyết định khả năng sút, và Pass – quyết định khả năng chuyền. Tương tự, Defence cũng bao gồm Tackle – quyết định khả năng tắc bóng, Block – quyết định khả năng cản cú sút, Intercept – quyết định khả năng cắt đường chuyền.

Nhóm chỉ số còn lại là Physical lại có cách tính khá lắt léo và dễ làm người chơi mới hoang mang: Chỉ số Speed sẽ được chia làm đôi và ảnh hưởng đến cả Dribble lẫn Tackle, tương tự, Power ảnh hưởng đến Shot và Block, trong khi Technique là Pass và Intercept.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Tristana Mùa 11, Tristana Mùa 11

Trường hợp của tiền đạo chủ lực tuyển Nhật – Kojiro Hyuga – phiên bản Roaring Thunder ở ảnh trên là một ví dụ minh chứng cho tính quan trọng của việc đọc chỉ số. Dù là một tiền đạo có tổng chỉ số thấp, nhưng với Shot và Power vượt trội, lực sút cộng từ hai chỉ số này đã khiến Kojiro trở thành cầu thủ dứt điểm rất đáng sợ trong CTDT. Dĩ nhiên, anh chàng này hoàn toàn tầm thường ở những khả năng khác ngoài sút.

3. Khóa, khóa và khóa

Khi đã xác định được đâu là cầu thủ mình sẽ đầu tư tài nguyên và là nòng cốt chủ lực của đội, hãy ngay lập tức khóa (Lock) nhân vật này hoặc nếu cần thiết thì đánh dấu yêu thích (Favorite). Hai thao tác này nhằm mục đích bảo vệ cầu thủ này khỏi các thao tác Training hoặc Tech, phòng trường hợp vào một ngày đẹp trời nọ bạn lỡ tay… tống khứ họ – điều mà một số lượng game thủ đông đến ngạc nhiên đã xui xẻo mắc phải.

*

Để làm điều này, vào phần Player List trong mục Players, nhấn và giữ ngón tay trên thẻ cầu thủ của họ, một giao diện chi tiết thông tin cầu thủ sẽ hiện ra, nhấp vào biểu tượng ổ khóa lẫn trái tim.

4. Tận dụng tối đa sự kiện World Cup 2018 (kéo dài đến tháng 7.2018)

Một khi đã nắm vững những kiến thức cơ bản về chỉ số cầu thủ, cũng như mức độ chênh lệch sức mạnh đáng kể giữa thẻ SSR Transfers và các thẻ còn lại, chắc hẳn bạn đang có trong đầu suy nghĩ: vậy làm sao để tôi sở hữu những thẻ SSR “xịn” này?

*

Ở thời điểm bài viết này đăng tải, CTDT đang vận hành loạt sự kiện chào đón World Cup 2018 dự kiến kèo dài đến tận tháng 7. Đây chính là quãng thời gian vàng ngọc để bạn dùng toàn lực kiếm các thẻ SSR chất lượng, đặt biệt là bộ cầu thủ phiên bản World Cup mà game sẽ trình làng trong thời gian tới. Ngoài ra, Klab cũng tặng khá nhiều vật phẩm cũng như ưu đãi dành cho người chơi, nên đây có thể xem là giai đoạn tốt nhất để bắt đầu game và dùng hết tất cả Dream Ball lẫn thẻ Transfers miễn phí nhằm kiếm cầu thủ SSR tốt.

*

5. Đừng ngại bắt đầu lại, nếu được hãy “nuôi” nhiều tài khoản

Như đã đề cập ở mục 4, World Cup 2018 là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để người chơi bắt đầu bước vào thế giới của CTDT. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp may ở những bước khởi đầu, không sở hữu được ít nhất hai nhân vật SSR chủ chốt trong sự kiện World Cup lần này, thì hãy đừng ngại bắt đầu lại cuộc chơi. Khái niệm này được cộng đồng game thủ CTDT gọi là “reroll”.

*

Thậm chí, nếu có điều kiện về thời gian và máy móc, hãy cố gắng khởi tạo không chỉ một mà hai, ba hay thậm chí bốn tài khoản khác nhau và tham gia game. Sau khi tích lũy Dream Ball và bắt đầu chuyển nhượng, hãy chọn tài khoản may mắn nhất, sở hữu nhiều cầu thủ SSR chất lượng nhất làm tài khoản chính của bạn.

Xem thêm: Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Con Trai, Cách Để Từ Chối Tình Cảm Khéo Léo

*

Để thuận tiện cho việc reroll, bạn hãy sử dụng loltruyenky.vn để chơi game trên PC, thay vì sử dụng điện thoại di động. Chạy rất tốt game CTDT, loltruyenky.vn sẽ giúp bạn thuận tiện hơn rất nhiều trong việc reroll và tìm được tài khoản có sự khởi đầu tốt nhất.