Cách Viết Thư Từ Chối Nhà Tuyển Dụng Phải Mỉm Cười, Mẫu Thư Từ Chối Ứng Viên Chuyên Nghiệp, Tinh Tế Update 04/2024

Theo khảo sát các nhà tuyển dụng trên loltruyenky.vn, 99% đều đánh giá cao những ứng viên biết gửi thư từ chối nhận việc tinh tế và khéo léo khi không thể tiếp nhận công việc và tất nhiên họ sẽ muốn giữ mối quan hệ với các ứng viên này cho những cơ hội hợp tác lần sau. Bạn đã từng bị tình huống phải viết thư từ chối nhận việc chưa? Hãy tham khảo những chia sẻ của loltruyenky.vn về một email thư từ chối nhận việc tinh tế và khéo léo, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Đang xem: Cách viết thư từ chối nhà tuyển dụng

1 Thư từ chối nhận việc – Bạn có biết đây cũng là cách tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng?2 Cách viết email thư từ chối nhận việc thông minh tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng2.2 Cách viết nội dung thư từ chối nhận việc tinh tế, thông mình

Trong quá trình đi tìm việc, nhiều vấn đề khiến bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng từ việc chuẩn bị CV xin việc sao cho ấn tượng cho đến việc trả lời phỏng vấn thuyết phục được các nhà tuyển dụng. Nếu bạn là một ứng viên tiềm năng và có nhiều kinh nghiệm làm việc, chắc hẳn sẽ có lúc bạn phải gặp tình huống khó xử khi nhận được cùng một lúc 02 hay nhiều tờ thông báo trúng tuyển từ các công ty khác nhau. Chắc chắn bạn sẽ chỉ lựa chọn một cơ hội việc làm thích hợp nhất cho mình, nhưng bạn sẽ xử lý vấn đề với các công ty còn lại như thế nào. Lúc này, việc viết một bức thư từ chối nhận việc thật khéo léo là điều bạn nên làm.

Trong bất kỳ tình huống nào, nói lời từ chối quả thật chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là đối với một lời mời làm việc trong tình hình cạnh tranh cao của thị trường việc làm hiện nay. Việc bạn được mời nhận việc có nghĩa là nhà tuyển dụng nhận thấy được tiềm năng và năng lực làm việc của bạn. Vậy thì tại sao bạn lại không thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp của mình qua việc viết thư từ chối nhận việc khi bạn không thể tiếp nhận vị trí công việc trúng tuyển.

Một bức thư từ chối nhận việc khéo léo thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với công ty mời bạn làm việc sẽ được đánh giá cao về thái độ cũng như tác phong chuyên nghiệp trong ứng xử. Bên cạnh đó, một lời từ chối nhận việc tinh tế từ bạn còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Hãy luôn suy nghĩ rằng bạn không bao giờ biết khi nào bạn có thể cần đến họ như một liên hệ ở tương lai trong sự nghiệp của bạn.

Tất nhiên bạn sẽ cần thời gian cân nhắc và đắn đo lựa chọn khi nhận được cùng lúc 02 hoặc nhiều lời mời nhận việc. Tuy vậy, cũng đừng để thời gian quá lâu mới có sự phản hồi từ bạn về việc không thể tiếp nhận công việc trúng tuyển nhé.

Đối với bất kỳ ứng viên nào, ít ra trong quá trình tham gia nộp hồ sơ ứng tuyển, bạn cũng đã có sự cân nhắc và lựa chọn về môi trường làm việc nào sẽ thích hợp với mình. Vì thế, cũng không quá khó khăn trong việc cân nhắc lựa chọn nơi làm việc phù hợp cho bạn.

Vì vậy, đừng để mất thời gian quá lâu của nhà tuyển dụng cũng như cơ hội của những ứng viên khác, bạn hãy nhanh chóng đưa ra câu trả lời với nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt khi nhận được thư mời làm việc. Một điều quan trọng nữa là, việc gửi thư từ chối nhận việc nhanh chóng sẽ thể hiện được thái độ lịch sự và tôn trọng của bạn, là cách tốt nhất để giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

Có 02 phương thức để bạn lựa chọn khi gửi thư từ chối nhận việc đến nhà tuyển dụng, hãy so sánh từng phương pháp để bạn lựa chọn được phương thức thích hợp nhất cho mình nhé.

Tiêu chíThư tayEmail
Thời gianThời gian gửi thư lâuViệc gửi nhận thư nhanh chóng, tức thì
Trình bàyCó thể tự trình bày theo phong cách của mình, thể hiện sự chỉnh chu, trình bày đẹp, được đánh giá cao.Giới hạn trong việc trình bày nên cần trình bày thành từng phần rõ ràng để đối tượng nhận thư có thể cảm nhận được sự tôn trọng trong việc gửi email.
Sai sót khi gửi thưHạn chế sai sót về thông tin người nhận thư khi bạn tự viết thông tin tên người nhận và địa chỉ nhận thư.Có thể xảy ra sai sót khiến email không được gửi đến đúng người nhận nếu bạn ghi sai địa chỉ email.

Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ Internet mạnh mẽ như hiện nay, việc gửi thư từ chối nhận việc qua email là phương thức được lựa chọn nhiều nhất vì sự nhanh chóng và tiện lợi của nó.Bạn chỉ cần lưu ý cách trình bày cũng như kiểm tra cẩn thận các thông tin trước khi gửi là bạn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh việc gửi thư từ chối nhận việc qua email. Ngoài ra, cùng với việc gửi email, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp đến nhà tuyển dụng để gửi lời cảm ơn cũng như trả lời về việc không thể tiếp nhận công việc của bạn.

Xem thêm: phần mềm gõ công thức toán học trong word 2010

Cuối cùng, dù với bất kỳ phương thức trả lời nào, bạn cũng cần thể hiện được thái độ trân trọng và tôn trọng với cơ hội việc làm mà doanh nghiệp đó đã dành cho bạn và sự lấy làm tiếc khi không thể làm việc tại công ty họ. Hãy thể hiện mình là người chuyên nghiệp trong cách ứng xử và phong cách làm việc nhé.

Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng khi gửi lời mời làm việc đến ứng viên nhưng ứng viên lại từ chối công việc. Trong tình huống này, họ sẽ đánh giá ứng viên qua cách ứng xử như thế nào? Chắc chắn sẽ liệt kê ứng viên vào blacklist khi không nhận được thông tin phản hồi từ ứng viên hoặc cách trả lời từ chối công việc cẩu thả, thiếu tôn trọng. Bạn có chắc rằng mình sẽ không còn ứng tuyển vào công ty họ trong tương lai? Vậy đừng để ấn tượng xấu với bất kỳ nhà tuyển dụng nào và hãy giữ mối quan hệ tốt với họ nhé.

Bạn lưu ý cần có đầy đủ các nội dung sau trong một email thư từ chối nhận việc gửi đến nhà tuyển dụng:

Tiêu đề thưLời chào đầu thưLời cảm ơn đến nhà tuyển dụngLời từ chối vì không thể tiếp nhận công việc với lý do thật khéo léoLời chào cuối thư

Không cần viết quá dài dòng vì nhà tuyển dụng cũng không có quá nhiều thời gian để đọc một email quá dài, lan man, dàn trải. Một thư từ chối nhận việc ngắn gọn, súc tích, lịch sự và đầy đủ ý với cách viết thể hiện sự tôn trọng sẽ luôn được đánh giá cao. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách viết thư từ chối nhận việc của loltruyenky.vn sau

Bạn là một người mới và chắc chắn nhà tuyển dụng cũng chưa nhớ rõ về thông tin của bạn, nhất là đối với các công ty tuyển dụng nhiều vị trí công việc trong cùng một đợt tuyển dụng. Vì vậy, ngay từ phần tiêu đề thư, hãy viết ngắn gọn về thông tin của bạn cùng với thông tin vị trí công việc mà bạn trúng tuyển để họ dễ dàng định vị được về bạn. Cách viết mẫu có thể sử dụng là:

Ví dụ: “Nguyễn Thị Hoa – Vị trí trúng tuyển Nhân viên Hành chính Nhân sự”

Gửi lời chào trân trọng đến nhà tuyển dụng, có thể đó là họ tên của người đã gửi thư mời phỏng vấn đến bạn và tên đầy đủ của công ty tuyển dụng.

Ví dụ: “Kính gửi Ông/Bà/AnhChị Nguyễn Văn A – Công ty MuaBanNhanh.”

Sau lời chào đầu thư, thông tin lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng cần được viết thể hiện được sự trân trọng với cơ hội việc làm mà họ đã trao cho bạn. Không cần viết quá màu mè, hoa mỹ chỉ cần thể hiện sự chân thành.

Ví dụ: “Tôi là Nguyễn Thị Hoa. Tôi rất vui và cảm ơn rất nhiều vì Công ty MuaBanNhanh đã quan tâm và trao cho tôi cơ hội được làm việc tại quý công ty.”

Hãy thẳng thắn đề cập đến việc từ chối tiếp nhận công việc mà mình được tuyển dụng với một lý do khéo léo và chính đáng nhé. Bạn cũng có thể lịch sự bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể tiếp nhận công việc của công ty tuyển dụng.

Cần tránh những lời khiếm nhã, nhận xét tiêu cực về doanh nghiệp, về vị trí hay bất cứ điều gì bạn không hài lòng về công việc được tuyển dụng trong lý do từ chối. Hãy thông minh đưa ra một lời từ chối nhã nhặn với những lý do ngắn gọn. Đồng thời, bạn cũng có thể đề xuất thông tin của một ứng viên khác có năng lực phù hợp với vị trí công việc để nhà tuyển dụng có thể xem xét tìm người thay thế và không ảnh hưởng đến quá trình công việc của nhà tuyển dụng.

Ví dụ: “Thật sự, vị trí công việc này là cơ hội tuyêt vời để tôi có thể phát huy năng lực bản thân. Tuy nhiên, sau khi xem xét thật cẩn thận, tôi nhận thấy nó chưa thật sự phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của tôi ở hiện tại. Đây là một quyết định khá khó khăn đối với tôi khi không thể tiếp nhận vị trí công việc này.”

Sau khi đã trình bày đầy đủ nội dung cần đề cập đến trong thư từ chối nhận việc, một lời cảm ơn được lặp lại lần nữa và một lời chào trân trọng gửi đến nhà tuyển dụng sẽ là cái kết thư tuyệt vời và hoàn chỉnh cho một email thư từ chối nhận việc. Bạn có thể lưu lại thông tin liên hệ của mình trong phần này để giữ mối quan hệ với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: “Tôi thành thật xin lỗi nếu quyết định của tôi đã gây bất tiện cho công tác tuyển dụng nhân sự của công ty MuaBanNhanh. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn về cơ hội việc làm mà công ty MuaBanNhanh đã dành cho tôi. Tôi hy vọng sau này sẽ có cơ hội hợp tác lâu dài với quý công ty trong một dịp nào đó.

Trân trọng

Thái độ khiêm tốn và tôn trọng: Trong bất kỳ mối quan hệ nào, sự khiêm tốn và tôn trọng lẫn nhau luôn được đánh giá cao và là yếu tố quan trọng để duy trì một mối quan hệ bền vững và tốt đẹp. Điều này càng cần thiết trong mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên tìm việc. Do đó, yếu tố này càng cần được chú trọng khi viết thư từ chối nhận việc, vì bạn cũng không thể chắc được rằng mình có khả năng lại ứng tuyển công việc ở công ty đó lần nữa trong tương lai hay không.Sự kịp thời: Khi bạn đã có quyết định từ chối công việc, hãy nhanh chóng chuẩn bị thư từ chối nhận việc ngay lập tức. Điều này rất cần thiết vì sự chậm trễ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuyển dụng của công ty đó và vô tình đã làm cho hình ảnh của bạn bị xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng. Đó có thể là sự đánh giá về một tác phong ứng xử kém, không chuyên nghiệp.Nội dung thư ngắn gọn, súc tích: Bạn hãy nhớ mọi người đều rất bận rộn và không ai muốn mất quá nhiều thời gian để đọc những email với nội dung dài dòng, kể lể. Cứ chân thành đề cập thẳng vào vấn đề chính của email mà bạn gửi đến họ với cách viết thể hiện sự trân trọng luôn được đánh giá cao.Lý do từ chối: Không cần quá chi tiết dài dòng cho lý do từ chối nhận việc hay bày tỏ cảm xúc thái quá về việc bạn khó khăn thế nào khi đi đến quyết định này. Chỉ cần một lời giải thích cơ bản là đủ. Thông điệp từ chối ngắn gọn, tôn trọng, lịch sự sẽ dễ gây thiện cảm với công ty tuyển dụng hơn.

Xem thêm: Cách Lên Đồ Olaf Mùa 11 : Bảng Ngọc & Cách Chơi Olaf Rừng, Top

Thẳng thắn và không né tránh: Có nhiều ứng viên cư xử thật kém khi họ không thể tiếp nhận công việc nhưng cũng không phản hồi bất kỳ thông tin gì cho công ty tuyển dụng biết. Tất nhiên, khi bạn im lặng, nhà tuyển dụng cũng có thể hiểu bạn không nhận công việc. Nhưng kiểu từ chối im lặng này thật không hay và chỉ thể hiện bạn thiếu sự chuyên nghiệp trong ứng xử.
Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việc. Bài viết thuộc danh mục Góc nghề nghiệp trên loltruyenky.vn
Đánh giá Thư từ chối nhận việc – Cách viết tinh tế thể hiện sự tôn trọng, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Twitter