Cách Từ Chối Khéo Léo Của Nhà Tuyển Dụng, Thư Từ Chối Nhận Việc Update 03/2024

Thật may mắn khi trong giai đoạn thị trường lao động thắt chặt như hiện nay, bạn nhận được một lời đề nghị công việc. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng chấp nhận tất cả những đề nghị được đưa ra.

Đang xem: Cách từ chối khéo léo của nhà tuyển dụng

*

Hình ảnh minh họa

Sau một khoảng thời gian tìm việc, cuối cùng điều bạn mong đợi nhất đã đến: nhận được Thư mời làm việc chính thức. Tuy nhiên, khi mọi vui mừng tạm lắng xuống, bạn lại thấy đắn đo về sự lựa chọn của mình. Và nếu đến phút chót, bạn thay đổi quyết định, không muốn nhận công việc này nữa, bạn phải làm gì đây? Cách nào sẽ giúp bạn từ chối mà không làm phật lòng nhà tuyển dụng (NTD)? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết ổn thoả cho tình huống trên.

Bạn không phải là ứng viên duy nhất trên đời rơi vào hoàn cảnh “từ chối một lời mời làm việc”. Vì vậy, vấn đề chỉ còn là cách từ chối như thế nào để NTD không có ấn tượng xấu về bạn và sau này họ không thẳng tay “loại” tên bạn ra khỏi danh sách ứng viên nếu lỡ bạn muốn ứng tuyển tiếp vào công ty đó. Và một khi bạn đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay với NTD để họ còn kịp thời gian tìm một ứng viên khác.

Từ chối nhà tuyển dụng đòi hỏi sự khéo léo, chuyên nghiệp chứ không phải đơn giản chỉ vẻn vẹn nói rằng: “Tôi không chấp nhận lời đề nghị công việc này”. Nếu từ chối một cách thiếu lịch sự như nói thẳng rằng công ty trả lương quá thấp, danh tiếng nghề nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ không còn cơ hội làm việc cho công ty này trong tương lai. Hơn thế nữa, các công ty trong lĩnh vực có thể kết nối với nhau và lan truyền về một ứng viên như bạn, dẫn tới khả năng tìm được việc của bạn càng khó khăn hơn.

Có nhiều lý do để ứng viên dù mất công nộp hồ sơ, vượt qua vòng phỏng vấn nhưng vẫn quyết định từ chối lời đề nghị công việc. Có thể trong quá trình phỏng vấn, bạn phát hiện ra rằng đây không phải là công việc trong mơ của mình. Có thể bạn cảm thấy mình không thể hoà hợp được với sếp và đồng nghiệp đã từng gặp qua, vì môi trường làm việc không phù hợp với tính cách, con người bạn. Hoặc có thể bạn nhận được một lời đề nghị khác với những điều khoản hấp dẫn hơn.

Dù lý do là gì, bạn không nhất thiết phải giải thích cụ thể, tỉ mỉ, như công ty A trả cho tôi nhiều hơn 2 triệu đồng, trợ cấp cao hơn, thời gian nghỉ phép dài hơn… Những lý do liên quan tới tiền bạc sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn thiếu thiện cảm với bạn và có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ sau này. Biết đâu trong tương lai, bạn sẽ gặp lại nhà tuyển dụng với tư cách khác như đối tác, khách hàng của công ty bạn. Và sẽ thật khó xử nếu bạn không có mối quan hệ tốt với họ. Những lý do từ chối dễ được nhà tuyển dụng thông cảm và chấp nhận hơn là: Bạn muốn một công việc nhiều thử thách và cơ hội hơn, bạn đã nhận lời một công ty khác…

Thời điểm thông báo cho nhà tuyển dụng biết lời từ chối cũng rất quan trọng. Hãy gọi điện báo càng sớm càng tốt để họ không mất thời gian và tìm người thay thế. Ngay sau cuộc điện thoại này, hãy viết email thể hiện sự tiếc nuối của bạn khi không thể làm việc tại công ty, giải thích ngắn gọn lý do từ chối và nguyện vọng có cơ hội hợp tác, làm việc với nhau trong tương lai. Làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ lưu lại hồ sơ của bạn và liên lạc khi có vị trí phù hợp hơn thay vì ném vào thùng rác.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chơi Yorick Đường Trên

Cũng có trường hợp ứng viên sau khi đã chấp nhận lời đề nghị nhưng lại thay đổi ý định vào phút chót. Đó có thể là do bạn mới nhận được lời đề nghị tốt hơn hoặc sau khi đánh giá lại công việc, bạn thấy mình không thực sự phù hợp.

Nhiều NTD than phiền một số ứng viên ngày nay không biết cách từ chối lịch sự. NTD đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tuyển được ứng viên, nhưng đến khi gửi thư mời làm việc thì không hề nhận được phúc đáp nào từ ứng viên này. Gọi điện thoại liên lạc nhiều lần cũng không gặp được. Hoặc khá hơn thì sau đó nhiều ngày ứng viên liên lạc lại và báo … đã tìm được việc khác! Lại có trường hợp, ứng viên chấp nhận về làm việc, nhưng được 1-2 ngày thì lại xin nghỉ phép và rồi “lặn” mất tăm. Những cách ứng xử như trên không khác gì tự ghi tên mình vào “sổ bìa đen” của NTD.

Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng, một khi muốn từ chối một công việc, hãy sớm báo với NTD và giải thích (một cách lịch sự) tại sao bạn không nhận việc này. Giữ được mối quan hệ tốt với NTD sẽ giúp ích rất nhiều cho đường tìm việc của bạn sau này. Hơn nữa, những NTD thường quen biết lẫn nhau, do đó bạn cần giữ, tránh gây “tì vết” trên tên tuổi của mình.

Bạn nên từ chối qua thư, cho NTD biết bạn rất cảm kích vì họ đã dành thời gian và cơ hội việc làm này cho bạn và nêu rõ lý do tại sao mình không thể nhận công việc như thế vào lúc này. Bạn có thể nói rằng công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi công tác trong khi bạn phải quán xuyến nhiều việc gia đình. Dù bạn nêu lý do gì, cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng, lịch sự.

Tốt hơn nữa, nếu bạn có người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp NTD thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.

Xem thêm: Xayah Tốc Chiến: Bảng Ngọc, Cách Chơi Xayda Lol, Xayah Mùa 11: Bảng Ngọc Bổ Trợ, Cách Lên Đồ

Qua bài viết này, một lần nữa khẳng định thái độ, cung cách ứng xử của bạn là yếu tố giúp định hình thành công trong tương lai. Ngay cả khi bạn từ chối, nhưng với cách trả lời nhẹ nhàng, lịch thiệp, bạn sẽ luôn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của mình trong mắt NTD. Ngược lại, một thái độ im lặng, mập mờ sẽ khiến bạn có nguy cơ mất đi những cơ hội mới trong tương lai không xa.

Hãy thực hiện như các bước trên nhưng phải nhớ thông báo lại ngay cho nhà tuyển dụng. Và trong tương lai, đừng lặp lại tình huống này. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chấp nhận hay từ chối lời đề nghị công việc của nhà tuyển dụng.