Cách Tổ Chức Trò Chơi Tìm Mật Thư, Tổ Chức Trò Chơi Tìm Mật Thư Update 11/2024

Tiếng Hy Lạp mật thư có nghĩa là Kryptos (dấu kín, bí mật ) và Gramma nghĩa là bảng văn lá thư .Mật thư có thể hiểu là 1 bản thông tin được viết bằng những ký hiệu bí mật hoặc bằng những ký tự thông thường nnhưng theo một cách sắp xếp bí mật mà chỉ có người gửi và người nhận mới

Đang xem: Cách tổ chức trò chơi tìm mật thư

Sắp đi cắm trại rùi, anh em chuẩn bị tinh thần để giải mật thư trong trò  chơi lớn nha!! Giới thiệu sơ qua cho anh em hiểu: 1/ Định nghĩa về mật thư : Tiếng Hy Lạp mật thư có nghĩa là Kryptos (dấu kín, bí mật ) và Gramma  nghĩa là bảng văn lá thư .Mật thư có thể hiểu là 1 bản thông tin được viết  bằng những ký hiệu bí mật hoặc bằng những ký tự thông thường nnhưng  theo một cách sắp xếp bí mật mà chỉ có người gửi và người nhận mới  hiểu được nhằm giữ kín nội dung cần trao đổi. Các ký hiệu ấy gọi chung  là mât mã. Muốn hiểu được nội dung của bức thư thì phải khám phá bí  mật của ký hiệu và cách sắp xếp. Quá trình khám phá ấy gọi là giải mã. Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và chìa khoá . a/ Hệ thống : Mật thư được mã hoá theo một hệ thống nào đó do người gửi và người  nhận cùng thống nhất Hệ thống này gồm những quy định bất biến, những  bước tiến hành nhất định. Gồm 3 hệ thống cơ bản : ­Hệ thống thay thế ­Hệ thống đổi chỗ ( dời chỗ ) ­Hệ thống ẩn dấu a/ Hệ thống thay thế : trong hệ thống này, mỗi mẫu tự của bản tin được  thay thế bằng một ký hiệu mật mã nào đó ( có thể là chữ cái, chữ số, ký  hiệu đặc biệt nào đó …) b/Hệ thống dời chỗ : Trong hệ thống này không dung ký hiệu mật mã  nhưng mật thư được xác định bằng cách chuyển dịch, xáo trộn trật tự các  tiếng, các ký tự ( chữ cái ) của bản tin. c/ Hệ thống ẩn dấu : Trong đo, trật tự các ký tự của bản tin vẫn giữ ở vị trí  bình thường và không được thay thế bằng các ký hiệu mật mã nhưng lại  được nguỵ trang dưới một hình thức nào đó. Trong thực tế, người ta thường kết hợp cả ba hệ thống trên với nhau để  làm tăng thêm sự phong phú, phức tạp và tính bí mật của mật thư. b/ Chìa khoá : Để nâng cao tính bí mật của mật thư người ta còn tạo ra chìa khoá. Chìa  khoá là mấu chốt của mật thư. Nếu người đọc biết hệ thống nhưng không  biết chìa khoá thì cũng không giải được mật thư. Chìa khoá có nhiều  dạng, có thể là một từ, một nhóm từ, một tiếng, …v.v…. Trong các trò chơi lớn phần lớn đều không sử dụng chìa khoá. Thật ra  những chìa khoá mà chúng ta thường gặp chỉ là 1 gợi ý nhỏ về hệ thống  của mật thư để người chơi dễ giải hơn. 2/ Cách giải mật thư: Người giải mật thư cần phải + Bình tĩnh + Tự tin nhưng không chủ quan + Nghiên cứu khoá giải thật kỹ + Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết + Đối với mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành  nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế ta sẽ tận dụng được hết phẩm chất trí  tuệ của các cá nhân trong đội tránh tình trạng xúm lại chụm đầu vào  tranh nhau 1 tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu. + Cuối cùng nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn ( nội dung của mật  thư sau khi đã giải xong ) cho rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa. 3/ Yêu cầu đối với mật thư trong trò chơi: + Mật thư đưa ra phải phù hợp với trình độ người chơi, tránh tình trạng  quá khó sẽ làm người chơi nản lòng . Tuy nhiên, không nên đưa ra mật  thư quá dễ sẽ làm cho cuộc chơi mất phần thú vị. Người lập mật thư nên  tạo ra những mật thư đòi hỏi người chơi động não, phải nỗ lực tìm kiếm  cách giải. + Mật thư phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của trại sinh.Nội dung của mật  thư cần đảm bảo tính giáo dục.

Xem thêm: Fix Lỗi Office 2016 Vẫn Đầy Lỗi!, Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Lỗi Microsoft Office 365

Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Chỉnh Giọng Hát, Chuyên Nghiệp Trên Máy Tính, Điện Thoại

+ Mật thư phải phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, thời gian của cuộc chơi. + Mật thư đưa ra phải chính xác,rõ ràng . Người viết mật thư phải kiểm tra  kỹ nội dung, chìa khoá trước khi tiến hành trò chơi. 4/ Một số quy ước: Mật thư được viết theo quy ước giữa người gửi và người nhận, cho nên  không thể có quy ước chung cho mọi người. Tuy nhiên trong hoạt động  thanh thiếu nhi, để thống nhất ta nên có một “ quy ước chung “ cơ bản: 1/ Về chữ cái: + Trong 1 số mật thư người ta không dùng dấu được quy ước trong điện  tín mà sử dụng loại mẫu tự Việt gồm 29 chữ cái : A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y Nhưng thông thường vẫn là loại mẫu tự 26 chữ cái : A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z +Mật thư tiếng việt: Dùng quy ước trong điện tín : S : Dấu sắc, F : Dấu huyền , R : Dấu hỏi, J : Dấu nặng, X : Dấu ngã DD : Đ OO : Ô EE : Ê AA : Â AW : Ă OW : Ơ UW : Ư + Về chữ số : sử dụng 26 số từ 1 đến 26 + Ngoài ra có thể áp dụng thêm quy ước: chữ thường dùng để viết bạch  văn, chữ in dùng để viết mật thư *MỘT SỐ MẬT MàTHÔNG DỤNG 1/ HỆ THỐNG THAY THẾ MẬT MàDÙNG CHỮ THAY CHỮ DẠNG CHUẨN: ( còn gọi là mật mã Caesar )  Giải mật thư: SGZHR AHMGE Chìa khóa: H = i  Giải:  + Lập bảng tra: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z B c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z a + Dùng bảng tra vừa thành lập đối chiếu từng ký hiệu mật mã trong mật  thư ta được kết quả: Thais binhf ­­> thái bình  MẬT MàCỘNG TRỪ:  Giải mật thư: ZLP QFK chìa khóa: + 3  EQP ECU PJQT chìa khóa: ­ 2 YRF IK chìa khóa: + 2  ­ 4  Giải:Ta quy ước chiều dương là chiều từ A tới Z và chiều âm là chiều  ngược lại ( từ Z tới A ). Theo đó với mỗi ký hiệu mật mã trong khóa cộng (  + ), ta chuyển dịch theo chiều dương đủ số chữ quy định của chìa  khóa.Trong khóa trừ ta chuyển dịch tương tự nhưng theo chiều âm.  Ví dụ: trong khóa +3 thì B­­> e  n …, trong khóa – 2 thì F ­­>−−, K > d  Trong khóa kép thì các ký hiệu mật mã trong mật thư được tuần tự giải  theo các chìa khóa : +2,­4,+2,­4…. cho đến hết.  Với cách như vậy, nội dung của 3 mật thư trên được giải là: cos tin ( có tin  ), con cas nhỏ ( con cá nhỏ ) , anh em.  BIẾN THỂ CỦA MẬT MàCHỮ THAY CHỮ Giải mật thư: GRVVM SLXQ OVVC SZZFQ SLXQ EZDM Chìa khoá: AB = zy Cách giải: + Lập bảng tra cho chìa khoá : AB = zy A B C D E F G H I z y x w v u t s r J K L M N O P Q R q p o n m l k j i S T U V W X Y Z  h g f e d c b a  + Dùng bảng tra đã lập đối chiếu từng ký hiệu mật mã trong mật thư. + Kết quả : tieen hocj leex haauj hoccj vawn ( tiên học lễ hậu học văn ) GIẢI MẬT THƯ: AE,GI,QY,AE,RT ­ ZD,XD,KQ,IK ­ TX,RX,GK ­ FP,FJ,HV,DF,PT Chìa khoá: AC = b ; BF = d Cách giải: + Nhận xét chìa khoá: AC = b ­­­­> A B C ; BF = d ­­­­> B C D E F Ta thấy mẫu tự thật ở giữa và cách đều 2 mẫu trong ký hiệu mật mã. + Kết quả : chucs banj vui khoer ( chúc bạn vui khoẻ ) MẬT MàDÙNG SỐ THAY CHỮ: Giải mật thư: 17.10.10.19 ­ 9.9.26.2.20.2.19.12.11 Chìa khoá : 16 = k Cách giải: + Lập bảng tra cho chìa khoá 16 = k 1 2 3 4 5 6 7 8 9 v w x y z a b c d 10 11 12 13 14 15 16 17 18 e f g h i j k l m 19 20 21 22 23 24 25 26  n o p q r s t u  + Dùng bảng tra trên đối chiếu từng ký hiệu mật mã trong mật thư. + Kết quả: leen dduwowngf ( lên đường ) Còn nhiều lắm anh em tự tìm thêm nha!( MT cam ranh,chuồng bò,  chuồng bồ câu…..) Làm ví dụ thử: 1. ott:Nhãn hiệu được các nha sĩ tin dùng BV;NNCOD_TTOBU_HHHNA_HRRIA_AIOLT_AR 2. ott:bấc thang lên hỏi ông trời Nhớ đi từng bậc chứ đừng rời nhau Đến nơi chẳng thấy trời đâu Thế là đi xuống song song thẳng hàng BV:IKN_BUO_HYD_CPA_IGN_HCC_HMV_TSD_ONG_AWI_CZN_AHO  _AEC_AAB_TJG_TQN_NVH_HON_RIU_PDN_ORA_UXA_UBL_OLE_I  TC_TFB_AR 3. mt: PNQKSJCB ­ DKYF ­ PDWWJ ­ PDEAAJF ­ DKYF ­ OEJD ­ PEYDO  ­ YQSYF. key: anh bồi bàn dễ thương.  4. khóa: Anh nằm trên quả bóng MT: GPPIH_BDDCV_APBU_FJTC_HDLXH_BDXY_CVJLDLXU  mong anh em góp ý!!!! :15: :15: