Cách Làm Đồ Chơi Học Tập Cho Trẻ Mầm Non, Tự Làm Đồ Chơi Cho Trẻ Mầm Non Update 01/2025

Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi mầm non Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, thực hiện theo kế hoạch phát động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo năm học 2014-2015 của trường mầm non , nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, trên các lớp phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đã đã đi vào chiều sâu.  ĐỌC THÊM

*

*

Cho trẻ kể chuyện về đặc điểm của hoa mà trẻ có.

Đang xem: Cách làm đồ chơi học tập cho trẻ mầm non

VD : Các bạn biết mình là hoa gì không?

Hoa mình đặc biệt có 5 cánh và nở vào mùa xuânHoa có màu vàng và chỉ nở ở miền Nam nước mình.

Qua đó trẻ có thể kể sáng tạo theo suy nghĩ của mình về một số loại hoa.

VD : Tiết toán với số lượng 5 và chủ đề về các loại hoa.

*

– Hoa sống ở đâu.

– Làm cách nào để chăm sóc cây.

Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ.


Biện pháp 3
: Sưu tầm,sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục.

VD : Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các từ khó như chữ “ v, r “ rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên

Ve vẻ vè ve

Thấy lá vàng rơi

Cùng nhau thi đua

Nhặt lá vàng rơi

Sân trường thêm sạch

Thêm sạch cái mà thêm sạch.

Các bạn ới ời ơi

Cùng nhau thi đua

Tranh tài vẽ đẹp

Xem ai sáng tạo

Được các bạn khen

Được khen cái mà được khen.

VD:Trò chơi bẫy cá : Chơi tập thể với số lượng từ 10 bạn trở lên.

Luật chơi :Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẫy sẽ ngồi xuống , những bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẫy.

Cách chơi : Chia làm hai nhóm, một nhóm làm bẫy và nhóm còn lại làm cá Nhóm làm những con cá thì hai tay chụm lại, lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn còn những bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả hai nhóm đều hát bài hát cá vàng bơi. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai cho nhau.

Với trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các bài hát mà trẻ đã được học và phát triển các cơ cho cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, uốn lượn tay khi chạy đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi.

Thông qua những câu chuyện kể trong lớp cô có thể gợi ý cho trẻ một số hình ảnh trong sân trường và trẻ có thể sáng tạo câu chuyện trong chuyện qua hình ảnh đó.

VD : Chủ đề Mùa xuân, cô kể cho trẻ nghe câu chuyện về cô tiên mùa xuân và khi cô tiên mùa xuân đến thì mọi vật đều xanh tươi , ban cho các loài hoa có nhiều màu sắt đẹp. Khi trẻ quan sát hoa cúc trong vườn chỉ thấy màu vàng thì cô gợi ý cho trẻ sáng tạo về câu chuyện của loài hoa cúc có nhiều màu. Qua đó cũng giúp cho trẻ có trí tưởng tượng và tính sáng tạo phong phú trong nhận thức của trẻ, đồng thời giáo dục cho trẻ tính thẩm mỹ về vẻ đẹp của các loài hoa và ngôn ngữ của trẻ khi dùng từ cũng phong phú hơn.


Biện pháp 4:
Chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên.

– Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình.

VD : Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng trò chuyện với nhau về

lá vàng.

*

Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết.Tại sao lá rụng , quan sát trên cây lúc này như thế nào.Cây cần gì để sống , người ta trồng cây để là gì .Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào.Quan sát xem có bao nhiêu cây cùng giống với loại cây này.

Xem thêm: Cách Chơi Mystic Messenger, Đọc Truyện Mystic Messenger

– Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, cọng rau muống, cỏ… và thay đổ nhiều hình thức cho phong phú.

– Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.

VD : Tạo bức tranh bằng lá cây

Đi nhặt nhiều loại lá khác nhau (Lá tròn, dài, răng cưa, to, nhỏ…), phân loại lá theo đặc điểm.Sau đó tô màu một mặt với nhiều màu sắc khác nhau, rồi dán lên tờ giấy A3 hoặc A4 tạo thành bức tranh rất đẹp.Xâu hạt bằng hạt đậu đã luộc sơ qua mềm.Sỏ vòng bằng cọng rau muốngXếp hình các con vật bằng lá cây…


Biện pháp 5:
Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ.

– Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.

– Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm .

– Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.

– Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.

– Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.

– Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.

2. Hiệu quả ban đầu :

Cháu hứng thú và tích cực hưởng ứng theo hoạt động của trò chơi.

Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy đa số cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhác như : Bé Minh Châu, Vinh Cường, Hạnh Thi, Gia Huy…, đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhác như lúc đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.

Mặt khác những cháu khác trong lớp đã nắm đựơc một số kiến thức khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. Chẳng hạn cháu hiểu được:

Làm thế nào để vườn cây của bé luôn xanh tươi sạch sẽ?Tại sao lại có hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?Trong đất có những gì?Phải nói chuyện như thế nào để vừa lòng người nghe?….

 

3. Kiểm nghiệm (so sánh kết qủa).

*

III .MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

Tích cực :

– Luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều trò chơi mới lạ và thay đổi nhiều hình thức trò chơi để thu hút sự hứng thú của trẻ.

– Học hỏi nhiều kinh nghiệm của các đồng nghiệp qua các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ hứng thú.

– Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.

– Phụ huynh an tâm khi thấy trẻ ham thích đi học.

Hạn chế :

– Cần sưu tầm nhiều trò chơi mới lạ lôi cuốn và hấp dẫn trẻ.

 

IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

– Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệp ở trường đó là một bài học để mình thử nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó ta thấy được những trò chơi nào nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú, thoải mái trong khi chơi.

Xem thêm: tai game ma co rap

– Với đồng nghiệp cùng học hỏi những kinh nghiệm qua những trò chơi dân gian, phương pháp gây hứng thú cho trẻ khi quan sát …

V/ KẾT LUẬN :

Qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Cháu biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời

Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niền vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.