Cách Chơi Với Trẻ 1 Tuổi Phát Triển Toàn Diện, Top 5 Trò Chơi Luyện Phản Xạ Nhanh Cho Bé 1 Tuổi Update 04/2024

Bước vào giai đoạn 1-2 tuổi, nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ rất mạnh mẽ. Đối với Montessori, “thuốc thử của phương pháp dạy đúng đắn chính là hạnh phúc của trẻ”. Vậy cha mẹ cần làm gì để vừa có thểgiúp hình thành nhân cách, trang bị những kỹ năng làm chủ cuộc sống sau này mà trẻ vẫn vui vẻ, được tự do làm điều trẻ thích?

Dưới đây là 4 phương pháp giáo dục theo Montessori cho trẻ giai đoạn từ 1-2 tuổi mà cha mẹ có thể áp dụng.

Đang xem: Cách chơi với trẻ 1 tuổi

1. Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ

Trong giai đoạn 1-2 tuổi này, có 3 kỹ năng quan trọng nhất ở trẻ cần phát triển. Đó là 1- Đi 2- Nói 3- Kỹ năng cầm nắm đồ đơn giản.

Ban nghiên cứu giáo dục trẻ nhũ nhi thuộc đại học Havard- Mỹ đã nghiên cứu nhiều trẻ em dưới 6 tuổi và biết được rằng, trẻ nhỏ có khả năng phát triển kỹ năng cao trong giai đoạn từ sau sinh 1 năm tới 3 năm (tức là độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi).

*

Trong thời kỳ này, mọi hành động của trẻ đều thể hiện niềm vui thích khi làm thử gì đó, hãy để trẻ được thoả mãn niềm vui này, và đừng quên quan sát trẻ.

Hãy quan sát xem, hướng ném của trẻ thế nào, trẻ cầm tay nào để ném? Tay phải hay tay trái? Tư thế ném của trẻ có thay đổi qua từng lần ném không? Độ mạnh yếu của mỗi lần ném có khác nhau không?

Qua những cách chơi như vậy, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn được thỏa mãn lòng thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được tiếp xúc với sự vật bên ngoài.

3. Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác

Nếu cha mẹ luôn luôn cấm đoán “Không được thế này! Không được thế nọ” thì con trẻ sẽ ra sao?

Trẻ trở nên cực kì tiêu cực, cái tính tự tin của trẻ không lớn lên được. Khi trẻ lớn hơn chút, dễ mắc vào các vấn đề phức tạp. Nghĩa là, khi bị cấm đoán làm những việc trẻ muốn, trong lòng trẻ nảy sinh tính phản kháng, khiến trẻ có cái tính nóng nảy hay cáu.

Nếu như trẻ kéo khăn trải bàn làm rơi vỡ cốc chén, có lẽ trẻ sẽ làm lại việc đó lần nữa. Trẻ muốn biết xem kết quả có giống như với lần trước không.

Khi đó, cha mẹ khéo léo cho trẻ được thử nghiệm hiện tượng khác gần giống như thế. Trải một cái khăn trước mặt trẻ, cho vài đồ chơi mà trẻ thích lên đó, quan sát xem trẻ định làm gì. Trẻ có kéo cái khăn đó không? Có lẽ là có đấy!

Vậy thì, bỏ hết đồ chơi trên khăn ra và chỉ để lại cái khăn. Trẻ có kéo cái khăn đó không? Lần đầu tiên trẻ kéo, nhưng lần thứ hai thì có lẽ sẽ không kéo nữa đâu. Khi đó, trẻ đã học được điều gì đó về mối liên hệ giữa cái khăn và các món đồ chơi để trên rồi.

Hoặc là, một ví dụ khác. Đặt món đồ chơi mà trẻ thích lên ở một nơi mà trẻ với không tới. Để một cái gậy ở chỗ trong tầm với của trẻ xem trẻ sẽ làm gì. Có lẽ là trẻ sẽ cầm cái gậy đó làm dụng cụ để lấy món đồ chơi đấy!

Với trẻ đã đi vững, hãy thử làm thử nghiệm sau đây. Để cái bánh cái kẹo ở một nơi hơi cao hơn trẻ một chút. Bên cạnh đó đặt một cái sọt rác để có thể dùng làm bệ đứng lên nếu lật úp cái sọt xuống. Trẻ có lật úp cái sọt rác xuống rồi đứng lên đó để với lấy bánh kẹo chứ? Nếu trẻ làm được vậy, chứng tỏ trí tuệ của trẻ rất phát triển, khả năng tư duy cũng rất giỏi đó!

Với thời kỳ đón nhận va chạm từ bên ngoài là quan trọng, thì câu cấm đoán “không được thế” sẽ không giúp trẻ khôn lớn được. Câu nói đó làm triệt tiêu tố chất trẻ em ghê gớm hơn tất thảy.

Câu nói “không được thế” chỉ được dùng khi trẻ gần kề với nguy hiểm. Hoặc trong trường hợp có ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách của trẻ mà thôi.

Xem thêm: Top 4 Download Phần Mềm Luyện Cờ Tướng On The App Store, ‎Sw Phần Mềm Cờ Tướng On The App Store

*
*

Trong thời kỳ này, việc đọc sách cũng là bí quyết để giúp trẻ nuôi dưỡng niềm yêu thích sách và phát triển vốn từ phong phú hơn.

Thời kỳ này mà đọc thật nhiều sách cho trẻ, sẽ là bí quyết để biến trẻ thành một người yêu thích sách. Đồng thời trí tuệ của trẻ cũng vì thế mà tiến bộ không ngừng. Thời kỳ này, số lượng từ mà trẻ nghe được càng nhiều thì khoảng sau sinh nhật 2 tuổi, trẻ sẽ có một vốn từ cực kỳ phong phú.

Có một sự hiểu lầm rất lớn về ngôn ngữ của trẻ thời kỳ này. Đó là cách suy nghĩ rằng chả cần phải dạy trẻ từ ngữ gì mà tự nhiên tới lúc đó trẻ sẽ tự biết nói.

Ví dụ, tiếng La tinh hiện nay đang là ngôn ngữ bị diệt vong. Vì vậy, chỉ còn một số ít học giả còn nói được lưu loát ngôn ngữ này. Nhưng ngày xưa, từ gã vô học tới nông dân bách tính ở Rôm đều nói trôi chảy ngôn ngữ này được. Đến cả con trẻ 2, 3 tuổi ở Rôm lúc đó cũng dễ dàng nói hiểu cái thứ tiếng khó nghe này.

Khi đó nảy sinh quan điểm, và thần bí là ở chỗ, ngôn ngữ, không phải là thứ để học và nhớ, mà là cái thứ con người buột ra từ bên trong cơ thể. Từ đó, nảy sinh tiếp một quan điểm sai lầm cho rằng, việc giáo dục ngôn ngữ (dạy nói) không phải là việc của các cha xứ nữa. Loài người tiến hóa theo quá trình tự nhiên. Ngôn ngữ của trẻ nhỏ không phải bắt đầu từ việc nghe, mà học một cách tự nhiên từ môi trường bên ngoài.

Thế nhưng, trong khi trẻ em ở các nước đang phát triển chỉ học một số lượng ít ỏi từ ngữ, thì các trẻ em sống trong môi trường văn hóa cao lại có thể sử dụng chính xác rất nhiều từ ngữ khó gấp nhiều lần. Cái gọi là môi trường văn hóa cao, thực ra là để chỉ một môi trường giàu ngôn ngữ.

Nhìn vào đây ta thấy, khả năng ngôn ngữ của trẻ thực sự là tùy thuộc vào môi trường.

Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng, càng nhập dữ liệu vào đầu cho trẻ càng nhiều từ ngữ, thì lượng từ trẻ nói ra được mới phong phú.

Học giả Chom Skii nói “Việc trẻ nhỏ nhớ từ ngữ, cũng như việc người lớn học ngoại ngữ, không chỉ dựa vào kí ức để nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ, nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng hợp bằng một bộ máy computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra.”. Trước đây, tôi đã đề cập tới việc, trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh. Năng lực tiềm tài nơi trẻ nhỏ mới chỉ được sử dụng chút ít, còn lại tới gần 100% nên trẻ có thể tinh thông được với cả những từ rất khó. Người lớn đã mất dần năng lực này, chỉ còn có thể sử dụng 5% đó thôi.

Xem thêm: tai phan mem lop 5

Chính vì vậy, khi khả tiềm tàng còn tới gần như 100% này, phải tận dụng dạy cho trẻ được càng nhiều từ càng tốt. Càng dạy nhiều từ ngữ cho trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh.