Cách Chơi Với Bé 3 Tuổi Giúp Phát Triển Trí Tuệ, Bé 3 Tuổi: Hiểu Tâm Lý Trẻ Khi Chơi Đùa Update 01/2025

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

*

Nhóm trò chơi phát triển trí não, sự tập trung và tính kiên nhẫn

Trò chơi nhận biết đồ vật, con vật, hoa quả

Trò chơi này giúp bé có thể nhận biết nhanh chóng những đồ vật xung quanh mình. Đầu tiên, mẹ có thể vừa cho bé quan sát, sờ nắn,… và giải thích với bé về đồ vật đó. Tiếp theo, mẹ có thể cho 5-7 đồ vật vào 1 chiếc thùng có đục 1 chiếc lỗ to ở giữa, nhờ bé lấy cho mẹ đồ vật như mẹ yêu cầu. Khó hơn một chút, mẹ có thể cho bé quan sát 5 đồ vật trên 1 chiếc khay, sau đó mẹ dùng 1 tấm vải phủ lên chiếc khay rồi nhờ bé nhắc lại tên của các đồ vật đó. Các đồ vật xung quanh bé mẹ đều có thể sử dụng làm thành công cụ vừa học vừa chơi như các loại quả, đồ chơi, vật dụng trong gia đình,…

Trò chơi so sánh sự to nhỏ, dài ngắn, ít nhiều

Mẹ có thể đưa ra 1 đồ vật với hai kích thước to/nhỏ hoặc dài/ngắn khác nhau (2 loại quả, 2 cái bát, 2 chú gấu bông,…), chỉ cho bé về sự khác nhau giữa chúng và hỏi lại bé xem vật nào to hơn, vật nào nhỏ hơn… Tương tự, mẹ có thể bày ra 2 nhóm đồ vật có sự khác biệt rõ ràng về số lượng và chỉ cho trẻ xem bên nào nhiều, bên nào ít sau đó yêu cầu bé chọn bên ít, bên nhiều.

Đang xem: Cách chơi với bé 3 tuổi

Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và so sánh. Đồng thời, nâng cao khả năng ghi nhớ tên đồ vật.

Trò chơi xếp hình

Với trò chơi xếp hình, mẹ có thể cho trẻ chơi với nhiều biến thể khác nhau. Mẹ hãy dạy trẻ 1 tuổi chơi từ đơn giản như việc ghép 2 mảnh ghép tương tự vào với nhau. Dần dần, khi bé lớn hơn mẹ có thể tăng độ khó bằng cách ghép nhiều mảnh ghép lại thành 1 bức tranh.

Một biến thể khác của trò chơi là tìm và ghép các nắp chai và nắp hộp tương ứng với chai và hộp đó. Khi ghép thành công, chắc chắn trẻ sẽ rất vui. Nếu trẻ còn chưa thành thạo, mẹ hãy ở bên cạnh để động viên, hướng dẫn và khơi gợi sự nhiệt tình ở trẻ. Trò chơi này có thể giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng như quan sát, kiểm tra và suy đoán. Ngoài ra, kỹ năng cầm nắm và kết hợp giữa các ngón tay cũng được cải thiện tốt hơn.

Xem thêm: Multiplayer Online Battle Arena là gì

Trò chơi truy tìm đồ vật

Đây là trò chơi khá căn bản, có thể áp dụng cho trẻ khoảng 1 tuổi hoặc sớm hơn. Mẹ hãy sử dụng những đồ vật mà bé đã quen như 1 món đồ chơi của bé, chiếc bát của bé, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông,…hoặc bất cứ món đồ nào mà bé thích. Sau đó, giấu món đồ đó ở một nơi và gợi ý cho trẻ các manh mối để tìm kiếm. Trò chơi truy tìm đồ vật này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy và tìm kiếm.

Xem thêm: Phần Mềm Quay Video Đẹp Trên, Top 8 Ứng Dụng Quay Video Đẹp Trên

Trò chơi nhận biết bộ phận trên cơ thể

Mẹ có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác ra những câu hát/câu thơ ngắn về bộ phận của cơ thể người. Sau đó vừa hát/đọc cho bé nghe vừa chỉ vào bộ phận đó trên cơ thể mình để làm mẫu. Ban đầu bé chưa quen, mẹ cần đọc chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé đã nhận biết được, mẹ mới dần tăng tốc độ lên để rèn luyện khả năng phản ứng và nhận biết của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giải thích cho bé về vai trò của từng bộ phận trên cơ thể và đố bé đọc tên từng bộ phận đó.

Nhóm trò chơi phát triển vận động, sự linh hoạt và khéo léo