cách chơi rubik nhắm mắt Update 01/2025

Giải được một khối Rubik đã là rất tuyệt vời rồi đúng không ? Bởi vì ít người có thể giải nó nếu như không chăm chỉ tập luyện cả. Một khi bạn đã giải được một khối Rubik, bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn, và mong muốn có những thử thách mới. Giải thêm các khối lớn hơn như 4×4, 5×5, 6×6 hoặc bạn có thể chọn cho mình cách giải Rubik Bịt mắt. Thoạt tiên, ai cũng nghĩ việc này sẽ khó lắm đây, nhưng một khi bạn quyết tâm chắc chắn sẽ làm được. Hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu về cách giải Rubik Bịt mắt nhé !

Đang xem: Cách chơi rubik nhắm mắt

Xem thêm: Top 3 Phần Mềm Khôi Phục Dữ Liệu Tốt Nhất 2018, Top 3 Phần Mềm Phục Hồi Dữ Liệu Tốt Nhất

Xem thêm: Cách Tạo Ổ Đĩa Ảo Với Ultraiso Chơi Game, Cài Phần Mềm Win 7, 8

Giải Rubik Bịt mắt, có tên tiếng Anh là Blindfolded Cubing hay BLD, là một cách giải Rubik, mà  người giải KHÔNG NHÌN VÀO KHỐI RUBIK trong suốt thời gian giải. Tuy nhiên trước khi bắt đầu giải, người giải Rubik sẽ có thời gian nghiên cứu (study) khối Rubik trước, học thuộc các hoán vị và bước giải, sau đó khi đã bắt đầu giải, sẽ không nhìn vào khối Rubik nữa (thông thường sử dụng một miếng bịt mắt để che).

Giải Rubik Bịt mắt đã được làm một trong số những phần thi đấu chính thức trong các giải thi đấu chính thức, cũng có nhiều người chỉ chơi cho vui. Không có gì tuyệt vời hơn việc cởi bỏ Bịt mắt và nhìn ngắm khối Rubik đã được giải xong trong sự tán dương của mọi người xung quanh phải không nào ?

*

(R U R” U”) R” F R2 (U” R” U” R) U R” F”

 

Hoán vị Ja

*

y2 L’ U2 L U L’ U2 R U’ L U R’ y2

 

Hoán vị Y

*

y’ L U2 L’ U2 L F’ L’ U’ L U L F L2 U y

 

2. Ghi nhớ Rubik

Việc học về cách kí hiệu này rất quan trọng khi giải Rubik Bịt mắt, vì bạn cần biết nơi mà các mảnh Rubik cần phải ở trong khi không nhìn thấy khối Rubik. Để ghi nhớ Rubik, bạn thực hiện hai bước sau đây.

– Trước tiên, chọn định hướng khối Rubik.

Thông thường, nên chọn Mặt trên U là màu vàng, Mặt trước F là Cam. Ngoài ra bạn có thể định hướng khác tùy thuộc vào thói quen của mình được.

 

– Đánh dấu nhãn

Với BLD, chúng ta cần ghi nhớ Rubik theo các nhãn dán thay vì ghi nhớ các mảnh của Rubik theo cách thông thường như UB ( Up Back là mảnh Trên đằng sau )… Khi giải một mảnh Rubik, nó cần phải đúng cả hướng, vì vậy chỉ cần nhớ vị trí của mảnh đó là không đủ, vì có khả năng mảnh sẽ bị lật ở vị trí của nó. Do đó, mỗi nhãn dán trên mặt sẽ được gắn một chữ cái (trừ nhãn dán trung tâm).

Sơ đồ dưới đây thể hiện cách đánh dấu cho một Rubik có Mặt U màu vàng, Mặt trước màu Cam. Nguyên tắc như sau:

+ Góc và cạnh được giải quyết riêng biệt nên có thể sử dụng cùng một chữ cái cho góc và cạnh. 

+ Các chữ cái được viết lần lượt theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ phía trên bên trái trên một mặt. Và bắt đầu từ các mặt theo thứ tự: từ mặt U đến mặt F, R, B, L, D. Như vậy, chúng ta sẽ sử dụng lần lượt các chữ cái từ A đến W.

Ví dụ: viên góc FRU có 3 mặt là C, I, F.

*

3. Buffer- Bộ Đệm

Để giải Rubik Bịt mắt bằng Old Pockman, bạn cần dựa vào Buffer – Bộ đệm. Buffer được sử dụng làm Điểm khởi đầu để  từ đó ” bắn” các viên Rubik tới vị trí chính xác của chúng. Cách sử dụng Bộ Đệm sẽ được nói kĩ hơn ở phần bên dưới.

– Để giải cạnh, Buffer sẽ là viên cạnh UR ( viên cạnh Mặt trên, bên Phải).

– Để giải góc, Buffer sẽ là viên góc ULB. ( viên góc giao giữa Mặt trên, Mặt sau, và Mặt Trái).

 

Hãy tập luyện và ghi nhớ kĩ 3 kiến thức cơ bản trên trước khi giải Rubik Bịt mắt nhé. Nếu bạn cảm thấy mình khá ổn. Thì hãy tiếp tục đến với phần giải thực tế.