cách chơi megaman zx Update 01/2025

Mega Man Zero/ZX Legacy Collection là bộ sưu tầm gồm 6 tựa game spin-off của series Mega Man từng được phát hành lần đầu trên hai hệ máy cầm tay GameBoy Advance và Nintendo DS vào những năm 2000. Sau hơn 20 năm ra mắt, đến nay thì thế hệ người chơi mới cũng đã được trải nghiệm những cái tên vang bóng một thời này.

Đang xem: Cách chơi megaman zx

Lớn lên với Mega Man từ những cái tên Rockman thời đại 8 bit ngày xưa, tôi khá nhạy cảm với những phần chơi cũ được “tái sinh” trên các nền tảng chơi game hiện đại. Gọi là “fan cứng” cũng không hẳn nhưng kỳ thực, tôi từng có một tuổi thơ khá tuyệt vời với các tựa game Rockman kinh điển ngày xưa. Thời đó, băng NES rất đắt đỏ nên các anh chị em trong họ hàng phải chia ra chơi ké vào những buổi tụ tập chủ nhật hàng tuần. Sau này, vì biến cố trong gia đình mà tôi đã bỏ qua nhiều tựa game Mega Man, đặc biệt là các bản spin-off trên GameBoy Advance và Nintendo DS. Chính vì thế, Mega Man Zero/ZX Legacy Collection khiến tôi rất háo hức.

Như cái tựa đã gợi ý, bộ sưu tầm này gồm tất cả các game trong series Mega Man Zero và Mega Man ZX từng phát hành trước đây. Đáng chú ý, Mega Man Zero khi mới phát hành từng khiến “fan cứng” của series này “dậy sóng” vì độ khó khá cao, hệ thống save game bất cập do khoảng cách quá xa, dễ khiến mọi công sức của người chơi “đổ sông đổ biển” khi sơ suất. Chưa kể, đây không phải lần đầu series Mega Man Zero ra mắt. Trước đây, bên cạnh hai phần chơi Mega Man ZX dành riêng, series nói trên từng phát hành thành bộ sưu tầm trên nền tảng Nintendo DS. Với lần tái phát hành mới, Mega Man Zero/ZX Legacy Collection đã giải quyết các vấn đề trên một cách “hợp tình hợp lý”.

Series Mega Man Zero lấy bối cảnh 100 năm sau các sự kiện trong series Mega Man X. Mọi chuyện bắt đầu với cuộc chiến của quân đội kháng chiến, cố gắng bảo vệ nhân vật nữ Ciel chạy thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù, đẩy mọi người đến với phòng thí nghiệm bị bỏ hoang lâu năm và phát hiện Zero bị rỉ sét, đang quỳ bất động giữa khung cảnh đổ nát. Bị kẻ thù dồn đến đường cùng, Ciel không còn lựa chọn nào khác ngoài đánh thức Zero và nhờ đến sự giúp đỡ của Maverick Hunter huyền thoại này. Lịch sử tiếp tục lặp lại cuộc chiến giữa loài người và những người máy gọi là reploid, trải dài trong suốt bốn phần chơi Mega Man Zero.

Tiếp nối 200 năm sau các sự kiện trong series Mega Man Zero, người chơi bắt đầu Mega Man ZX vào thời điểm năm 25XX, con người và reploid nay đã chung sống hòa bình với nhau nhưng không lâu sau, đôi bên lại gây nên xung đột mới chia năm xẻ bảy cả thế giới. Mega Man ZX là tựa game đầu tiên trong series này cho phép người chơi lựa chọn giữa nhân vật nam hoặc nữ. Cả hai cùng có chung thân phận, mở đầu với cuộc đột kích chuyến hàng của Giro Express, dẫn đến Mega Man Model X “tái sinh”. Điểm nhấn của series Mega Man ZX là là hệ thống Cyber Elf và thiết kế màn chơi sandbox, trao cho người chơi sự tự do hơn trong trải nghiệm khám phá và chiến đấu dù vẫn giữ lối chơi đi cảnh 2D quen thuộc.

*

Nếu đã từng trải nghiệm một trong hai bộ Mega Man X Legacy Collection trước đây, bạn sẽ thấy hào hứng khi biết Mega Man Zero/ZX Legacy Collection được trình bày rất đẹp. Từ menu bóng bẩy, thiết kế hiện đại cho tới các lựa chọn về bộ lọc hình ảnh, cùng nhiều artwork rất đẹp làm hình nền trang trí cho trải nghiệm. Phần mềm giả lập sáu tựa game trong bộ sưu tầm này đều mang cảm giác trau chuốt hơn hẳn so với bộ sưu tầm Mega Man X nói trên khi mới phát hành. Tuy nhiên, cũng có khả năng do phần cứng “nhỏ mà có võ” của máy GBA và DS vốn “không phải đối thủ” so với “sức mạnh hủy diệt” trên PS4 Pro. Kỳ thực, trải nghiệm tuy khá tốt và có tốc độ khung hình cực mượt, nhưng vẫn mang cảm giác sai sai mà tôi sẽ đề cập đến sau.

Xem thêm: phần mềm nháy đèn flash khi có cuộc gọi đến

Với các tựa game trong series Mega Man Zero, người chơi còn có thể chọn lựa giữa hai bản tiếng Anh và tiếng Nhật, khác biệt chủ yếu là các chi tiết kiểm duyệt nội dung do chính sách khắc nghiệt của riêng Nintendo of America ngày xưa. Trong khi đó, series Mega Man ZX được ưu ái hơn. Không những có nhiều lựa chọn hơn về các phiên bản trong từng tựa game ngoài lựa chọn tiếng Anh và tiếng Nhật, mà còn có một số ngôn ngữ ở các nước châu Âu. Chưa hết, bạn còn có thêm lựa chọn giữa phần lồng tiếng gốc và remastered mà các tựa game Mega Man Zero không hề có. Không những thế, chất lượng âm thanh tiếng động giữa hai series này cũng có sự khác biệt khá rõ, nghe hơi rè và vỡ tiếng trong trải nghiệm các game Mega Man Zero.

Vẫn biết vấn đề này xuất phát từ hạn chế phần cứng của máy GameBoy Advance ngày xưa, nhưng chất lượng âm thanh tiếng động chênh lệch quá lớn giữa hai series Mega Man Zero và Mega Man ZX trong cùng bộ sưu tầm khiến tôi hơi thất vọng. Đáng chú ý nhất là tính năng Save Assist và Casual Scenario Mode giúp giảm độ khó khá cao của các tựa game handheld kinh điển này, nhất là series Mega Man Zero. Save Assist bổ sung thêm các checkpoint mới vốn không có trong phiên bản gốc của các phần chơi series Mega Man Zero và Mega Man ZX, như trước khi đánh boss hay vị trí giữa các điểm save game chính thức. Trong khi đó, Casual Scenario Mode giúp trải nghiệm liền mạch hơn mỗi khi nhân vật thiệt mạng, đi kèm các tinh chỉnh khiến mọi thứ “dễ thở” hơn.

Ở góc độ người chơi, Save Assist và Casual Scenario Mode là thiết kế tốt hơn hẳn so với save state trong Disney Afternoon Collection hay Mega Man Legacy Collection vài năm về trước. Nó vừa giữ trải nghiệm game ở mức thử thách vừa phải, vừa hạn chế được tình trạng “gian lận” không tránh khỏi khi người chơi lạm dụng hệ thống save state. Đó là chưa nói đến hai tính năng này đòi hỏi nhà phát triển phải can thiệp sâu hơn vào phiên bản gốc trò chơi để tinh chỉnh, mod đủ thứ, cho thấy công sức bỏ ra nhiều hơn nếu không nói là mang cảm giác chăm chút tốt hơn. Đặc biệt, đây là hai tính năng mang tính tùy chọn, nghĩa là bạn không nhất thiết phải sử dụng nó nếu không muốn.

*

Chưa kể, những ai thích thử thách cũng không bị “đứng ngoài cuộc chơi” với chế độ chơi Z Chaser mới. Chế độ chơi này đòi hỏi nhiều ở kỹ năng của người chơi so với X Challenge trước đó trong hai bộ Mega Man X Legacy Collection. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng nó để “rèn” lại kỹ năng trải nghiệm hai series Mega Man Zero và Mega Man ZX trong trường hợp này nếu có kiên nhẫn. Z Chaser chia làm nhiều “đẳng cấp” (rank) khác nhau với hai mức độ thử thách Normal và Hard cho mỗi game trong Mega Man Zero/ZX Legacy Collection. Mục tiêu chủ yếu xoay quanh speedrun trên bảng xếp hạng thế giới hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể so tài với một người chơi khác.

Tất nhiên, Mega Man Zero/ZX Legacy Collection cũng không phải là bộ sưu tầm hoàn hảo, nhưng phần nhiều ý kiến trái chiều trong đó có lẽ thiên về cảm nhận cá nhân nhiều hơn. Ở góc độ người chơi, tôi cảm thấy bộ sưu tầm này phù hợp với trải nghiệm cơ động trên Nintendo Switch hơn là những cỗ máy chơi game cồng kềnh như Xbox One hay PlayStation 4. Cả sáu tựa game đều xuất phát từ các máy handheld cũ với rất nhiều hạn chế về phần cứng và độ phân giải hiển thị. Mặc dù đã có bộ lọc giúp giải quyết vấn đề chất lượng hình ảnh, nhưng ngoài việc đưa trải nghiệm game về khung hình nhỏ nhất có thể để duy trì cảm giác hoài cổ, cá nhân tôi đều không hài lòng với bất kỳ tùy chọn “remaster hình ảnh” nào trong số đó.

Xem thêm: Vua Hải Tặc 2021 – Tải Hải Tặc Đại Chiến

Thiết lập mặc định luôn tạo cảm giác pixel “to chà bá” nên khá “đau mắt” nếu bạn trải nghiệm trên ti vi có kích thước lớn. Không những vậy, lựa chọn này cũng khiến chữ trở nên “to khủng khiếp” và nhìn khá lem nhem vì “cả rổ pixel” nhìn “chà bá lửa” nói trên. Tuy nhiên, cho dù bạn xem chúng là “cái gai trong mắt”, các vấn đề này vẫn rất nhỏ bé so với hàng loạt tính năng đáng chào đón như Gallery và Music Player, cho phép người chơi thay đổi cả trăm hình nền khi trải nghiệm và nghe những bản nhạc tuyệt vời của cả sáu tựa game trong bộ sưu tầm này. Đặc biệt nhất là hệ thống Bonus Card “chỉnh đốn hình ảnh” căn cứ quân kháng chiến trong Mega Man Zero 3 thông qua thu thập ZZ Card, kỳ thực là achievement/trophy tương ứng các nền tảng.