Cách Chơi Đánh Chắn – Hướng Dẫn Chơi Chắn Luật Đánh Chắn Toàn Tập Update 11/2024

Mục Lục

Bộ bài Chắn có bao nhiêu quân?Hướng dẫn cách chơi chắn toàn tập cho người mới nhập môn(5) Các quy định về Cước – Xướng(6) Những lỗi trong đánh bài chắn

Chắn là một trong những trò chơi khá khó nhưng lại có sức hấp dẫn riêng.

Nếu bạn đã biết cách chơi chắn thì có lẽ sẽ không thể phủ nhận sự cuốn hút của game đổi thưởng này.

Đang xem: Cách chơi đánh chắn

Tuy nhiên chơi chắn khá kén người chơi và luật cũng khác phức tạp.

Bài viết này không chỉ đơn giản giới thiệu về trò chơi chắn mà còn hướng dẫn người chơi cách đánh sao cho hiệu quả nhất.

Chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc khi bỏ ra 10 phút để đọc những chia sẻ này.

Chắn là gì?

Chắn thường được nhầm với trò chơi tổ tôm nhưng thực tế đây là trò được đơn giản hóa.

Trò chơi này được xem là một hình thức đánh bài dân gian của Việt Nam và hiện vẫn được rất nhiều người yêu thích.

Dưới đây chính là những thông tin chi tiết nhất về trò chơi này.

Nguồn gốc của bài chắn

Không ai biết chính xác đánh chắn xuất hiện từ bao giờ và ai đã sáng lập ra.

Điều mà chúng ta biết đến chính là trò chơi dân gian này đã được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ.

Chắn được cách tân và đơn giản hóa từ trò chơi Tổ tôm – một trong game dân gian của Việt Nam.

Có lẽ chính vì thế mà Chắn có nhiều yếu tố truyền thống, mang đậm nét dân tộc và giá trị lịch sử.

Với lối chơi phù hợp và dễ hiểu hơn thì trò này ngày nay được nhiều người lựa chọn để giải trí cũng như đổi thưởng.

Hiện tại đánh chắn vẫn duy trì được nét đẹp của mình khi thường xuyên được xuất hiện trong những dịp lễ tết, hội hè, đình đám…

Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu hiện nay thì trò này còn được số hóa và trở thành một trong những game online có nhiều lượt truy cập bậc nhất.

*
*
*
*
*

Luật chơi khá phức tạp nếu bạn không nắm rõ

(5) Các quy định về Cước – Xướng

Trong bài Chắn thì quay tắc Cước, Xướng sẽ giúp người chơi biết được cách tạo các kết hợp và chiến thắng. Dưới đây là các quy tắc cụ thể.

Cước

Cước chính là những cách ăn tiền thưởng thêm khi Ù bài. Cước trong bài chắn gồm có:

1. Xuông: Bài Ù thông thường.

2. Thông: Nếu liên tục Ù Xướng đúng, Treo tranh thì được hô Thông cước ở ván sau.

3. Chì: Ù quân mình bốc hoặc người khác trả cửa.

4. Phá thiên: Bài chia không có Chắn nhưng vẫn Ù.

5. Thiên Ù: Người có cái tròn bài Ù luôn.

6. Địa Ù: Ù ngay khi chưa qua cửa Chì. Người chơi Ù khi bốc nọc đầu tiên, Ù khi chưa bốc nọc hoặc nếu người chơi Chíu Ù khi chưa đến lượt => Chờ Ù => Ù luôn khi chưa qua cửa Chì.

7. 2 Chíu: Chíu 2 lần trong 1 ván chơi.

8. Chíu Ù: Chíu tròn bài, Ù từ quân mà người khác đánh/trả cửa.

9. Ăn bòn: Lấy 2 quân trong Chắn sẵn có để ăn thêm Chắn mới. Nếu ăn bò 2 lần thì hô “2 bòn”.

10. Ù bòn: Bốc/ăn quân có thể ăn bòn và tròn bài Ù luôn.

11. Thiên khai: 4 quân bài giống nhau.

12. Thập thành: Ù khi có 10 Chắn.

13. Bạch định: Bài Ù không có quân nào đỏ.

14. Bạch thủ: Thiên Ù khi có 6 chắn, 4 cạ hoặc Ù khi có 5 Chắn, 4 Cạ và ăn/bốc được quân Ù thành 6 Chắn.

15. Bạch thủ chi: Tương tự như trên và quân Ù là Chi chi.

16. Tám đỏ: Bài Ù có 8 quân đỏ.

17. Lèo: Gồm đủ Cửu vạn, Bát sách, Chi chi trong bài.

18. Tôm: Đủ bộ Tam vạn, Tam sách, Thất văn trong bài.

19. Kính tứ chi: Có 4 quân Chi đỏ.

20. Đồng tử hái hoa: Ăn chắn bát văn, Chì bạch thủ nhị vạn (hình đồng tử và hoa).

21. Hoa rơi cửa Phật: Ăn Chắn ngũ vạn hoặc Chíu ngũ vạn (Hình ngồi thuyền và hoa đào).

22. Cá lội sân đình: Ăn chắn bát vạn, Chì bạch thủ bát vạn (Hình đình và cá).

23. Ngư ông bắt cá: Bài có Chi Chi, 2 ngũ thuyền, Chì bạch thủ bát vạn.

24. Cá nhảy đầu thuyền: Bài ăn có ngũ sách, Chì bạch thủ bát vạn.

25. Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: Có sẵn chắn Ngũ vạn, tứ vạn, Chì bạch thủ nhị vạn khi được chia bài.

Xướng

Xướng là khi Ù mình cần đọc tên các Cước đang có. Hiện nay nếu chơi các phiên bản Chắn online đổi thưởng thì hệ thống sẽ tự Xuớng nên hầu như không có sai sót.

Khi xướng cũng theo quy tắc sau:

Thông, Chì hô trước.Ù kiểu hô sau. Ví dụ địa chíu ù, Thiên ù…Ù “có” hô cuối. Ví dụ Ù có chíu, Ù có Bạch Định….

Lỗi hô không đúng thứ tự thường không bị phạt nhưng xướng Cước sai sẽ bị đền tiền.

Nếu xướng cước mình không có, xướng sai, thiếu… sẽ bị phạt theo luật.

(6) Những lỗi trong đánh bài chắn

Dù bạn chơi chắn online, offline với bất cứ biến thể nào thì chúng đều tuân thủ các quy tắc đánh bài chắn nghiêm ngặt.

Nếu người chơi nào vi phạm sẽ bị tính phạt rất nặng nên hãy đảm bảo mình đã nhớ và áp dụng chuẩn xác.

Dưới đây là các lỗi mà bạn sẽ gặp thường xuyên nhất:

Lỗi ràng buộc với cửa trên

1.Ăn treo tranh:

Ví dụ ăn được Chắn nhưng lại hạ Cạ.

2.Có chíu nhưng ăn thường

3. Ăn chọn cạ

4.Ăn cạ chờ

Ví dụ lấy một quân đang chờ ù ra để ăn thêm cạ. Tuy nhiên người chơi cần thận trọng vì có thể phạm lỗi treo tranh hoặc bỏ Ù.

5. “Có chắn cấu cạ”

Ví dụ lấy một quân Chắn đang có để ăn Cạ

Lỗi ràng buộc với quân không ăn

1. Bỏ Chắn ăn Chắn: Bỏ ăn Chắn trước để ăn Chắn sau.

2. Bỏ Chắn ăn Cạ: Không ăn Chắn trước để lấy quân đó ăn Cạ sau.

3. Bỏ Cạ ăn Cạ: Bỏ ăn Cạ trước và lấy quân đó ăn Cạ sau.

4. Bỏ Chắn đánh Chắn

Lỗi ràng buộc với quân đã đánh

1. Đánh Cạ ăn Cạ: Đánh Cạ đi thì không được ăn thêm Cạ.

2. Xé Cạ ăn Cạ: Đánh 1 quân trong cạ đi thì không được dùng quân còn lại để ăn cạ tiếp.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Gas Garena 2, Tai Gas Cho Pc

3. Đánh hết Chắn

4. Đánh 1 quân và ăn lại đúng quân đó.

Lỗi ràng buộc với quân đã ăn

1. Ăn Cạ và ăn Chắn cùng hàng.

2. Đánh Cạ khi đã ăn Cạ

3. Ăn Cạ nhưng lại đánh lá cùng hàng

4. Ăn 1 quân rồi đánh đúng quân đó.

(7) Cách tính điểm trong bài Chắn

Là một game đánh bài nên việc tính điểm trong chắn cũng rất chặt chẽ. Mỗi Cước sẽ tương ứng với một số Điểm và Dịch nhất định.

Nếu người chơi Ù và xướng đúng thì tính điểm dễ dàng từ Cước đó.

Từ số điểm sẽ tính ra tiền nhận được hoặc mất ở mỗi ván theo quy tắc:

Xướng 1 cước thì Điểm Tổng = Điểm cước.Xướng nhiều cước thì Điểm Tổng = Điểm Cước lớn nhất + Tổng Dịch của các cước còn lại.Cước Xuông: Điểm (Đ) = 2, Dịch (D) = 0.Cước Thông: Đ = 3, D = 1.Cước Chì: Đ = 3, D = 1.Cước Phá Thiên: Đ = 12, D = 9.Cước Địa Ù: Đ = 3, D = 1.Cước Thiên Ù: Đ = 3, D = 1.Cước Chíu: Đ = 3, D = 1.Cước Chíu Ù: Đ = 4, D = 1.Cước Bòn: Đ = 3, D = 1.Cước Ù Bòn: Đ = 4, D = 1.Cước Tám đỏ: Đ = 8, D = 5.Cước Lèo: Đ = 5, D = 2.Cước Thập thành: Đ = 12, D = 9.Cước Thiên khai: Đ = 3, D = 1.Cước Tôm: Đ = 4, D = 1.Cước Bạch thủ: Đ = 4, D = 1.Cước Bạch thủ chi: Đ = 6, D = 3.Cước Bạch định: Đ = 7, D = 4.Cước Ngư ông bắt cá: Đ = 30, D = 0.Cước Cá lội sân đình: Đ = 20, D = 17.Cước Cá nhảy đầu thuyền: Đ = 20, D = 17.Cước Hoa rơi cửa Phật: Đ = 20, D = 17.Cước Đồng tử hái hoa: Đ = 20, D = 17.Cước Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: Đ = 30, D = 0.

(8) Quy tắc ăn tiền/báo trong bài chắn

Quy tắc thưởng, phạt trong đánh chắn khá chặt nên người chơi có dù thắng nhưng không cẩn thận vẫn sẽ bị trừ tiền. Dưới đây là một số trường hợp cần lưu ý:

Nghỉ ăn tiền: Các bài Ù đều phải hạ để kiểm tra. Nếu người chơi Ù nhưng mắc lỗi ăn treo tranh, trái vỉ, bỏ ù, ăn treo tranh thì cũng không được ăn tiền.

Ù báo hay Ù láo: Chưa Ù nhưng đã hô Ù đều bị phạt hoặc Ù nhưng mắc lỗi. Mức phạt = 8 đỏ + 2 lèo. Đặc biệt quên không hô Ù bạch thủ sẽ đền tiền cả làng.

Báo: Nếu người chơi mắc lỗi ràng buộc với các quân bỏ ăn, quân đã ăn, đã đánh và bị một người khác phát hiện thì gọi là báo.

Có thể báo ngay khi chưa hạ ván và người bị báo không được Ù nữa mà ván cược sẽ tiếp tục.

Cuối ván thì người này sẽ phải đền tiền cho cả làng. Ở một số nơi thì người báo sẽ không mất tiền nhưng cuối ván thì tiền đền làng sẽ không được chia cho người báo này.

Xướng sai, xướng thiếu: Nếu xướng sai/thừa/không có thật thì người này sẽ đền tiền cho làng = ½ cước mình xướng sai. Nếu xướng thiếu thì không ăn tiền các Xướng bị bỏ sót đó.

: Điểm gà thường là 5 điểm và các trường hợp được thưởng thêm chính là: ù bòn bạch thủ/bạch thủ chi, thập thành, kính tứ chi, bạch định, bạch định tôm, tám đỏ/tám đỏ lèo, bạch thủ chi, chì bạch thủ, đồng tử hái hoa, phá thiên.

Lời kết về Chắn

Đánh chắn không phải là trò chơi của những người trung tuổi mà hiện nay đã được giới trẻ quan tâm nhiều hơn.

Nếu đã nắm được một vài quy tắc cơ bản và luật chơi thì chắc chắn đây sẽ là game giải trí đổi thưởng vô cùng hấp dẫn.

Đặc biệt với cách đánh truyền thống và online đổi thưởng thì các bạn nên chọn những nhà cái uy tín đảm bảo nhận được tiền thắng vào an toàn cho bản thân.

Chúc các bạn may mắn.

FAQ Những câu hỏi thường gặp về chắn

Vì đánh chắn có sử dụng chữ Hán, nhiều lá bài, nhiều quy tắc nên người chơi cần phải tìm hiểu rõ luật để thắng và không bị phạt tiền.

Dưới đây chính là một số thắc mắc thường thấy nhất đối với các tân thủ mới biết đến trò chơi này.

Hãy tham khảo để tìm cho mình lời giải đáp chuẩn xác nhất.

Q1: Đánh chắn có phạm pháp không?

A: Chắn là trò chơi dân gian Việt Nam có nguồn gốc lâu đời. Trò này được chơi rất rộng rãi từ nông thôn đến thành thị và hoàn toàn hợp pháp.

Tuy nhiên nếu trong ván chắn có hoạt động cá cược bằng tiền hoặc vật ngang giá sẽ bị coi là tội đánh bạc.

Như vậy nếu bị bắt thì người chơi sẽ bị phạt hành chính, từ giam, tù treo theo quy định Pháp luật.

Q2: Bộ chắn có bao nhiêu quân?

A: Bài chắn có 100 quân và được chia thành 25 bộ gồm nhất văn, nhất vạn, nhất sách và thang thang.

Q3: Chơi chắn có khó không?

A: Đánh chắn chỉ khó với những người chưa tìm hiểu sâu về cách nhận diện quân bài, cách đánh, tính điểm.

Do đó các bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu để thấy sức hấp dẫn của trò chơi dân gian này.

Q3: Đánh chắn có những hình thức nào?

A: Hiện nay có 3 cách đánh chắn đang tồn tại phù hợp với lựa chọn của bạn. Đó là đánh truyền thống (có cược hoặc không cược tiền).

Tải game offline về máy (thường là miễn phí và dùng được trên nhiều nền tảng) và chơi chắn trực tuyến.

Xem thêm: Cách Chơi Path Of Exile Trên Pc, Hướng Dẫn Cài Đặt Và Chơi Path Of Exile Trên Pc

Mỗi loại hình có điểm mạnh và yếu khác nhau hãy lựa chọn dựa vào nhu cầu của bản thân.