Hướng dẫn cách tự học đàn Organ Keyboard cơ bản
Đàn Organ keyboard hiện nay là một loại nhạc cụ khá phổ biến, không chỉ được những bạn trẻ lựa chọn để thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc mà nó còn trở thành một môn học ở một số trường tiểu học. Nếu bạn yêu thích loại nhạc cụ này, bạn hoàn toàn có thể tự học đàn Organ keyboard tại nhà mà không cần phải mất nhiều tiền đến các trung tâm hay thuê người dạy đàn về.
Đang xem: Cách chơi đàn keyboard
Phím đàn Đàn Organ keyboard: Đàn Organ keyboard có các phím trắng đen cũng tương tự với đàn Piano truyền thống và cách chơi cũng không khác là bao. Tuy nhiên, phím của Organ keyboard được làm bằng plastic chứ không phải làm bằng gỗ. Phím của home keyboard nhẹ hơn rất nhiều so với phím của piano. Một khi đã chơi quen trên phím home keyboard mà đánh trên phím đàn piano sẽ khiến bạn ‘khó chịu’, chỉ vài đoạn thôi cũng đủ khiến các ngón tay bạn mỏi rồi.
Thông thường, home keyboard sẽ có 61 phím (trong đó có 5 octave), một số loại đàn chỉ có 49 phím nhưng cũng có loại có tới 76 phím. Nếu đối tượng tự học đàn đàn Organ keyboard là trẻ nhỏ thì sẽ có loại đàn với kích thước phím nhỏ hơn phù hợp với bàn tay nhỏ bé của trẻ.
6 nguyên tắc cơ bản khi tự học đàn Organ keyboard cơ bản
Khi tự học đánh đàn đàn Organ keyboard, bạn cần năm vững 6 nguyên tắc dưới đây:Nguyên tắc 1: Điệu đệm – Để chọn ra một điệu thích hợp cho bản nhạc, bạn hãy nhấn vào nút Rythm/style, sau đó sử dụng bảng số/vòng quay dữ liệu. Tuỳ vào mỗi loại đàn Organ khác nhau thì các phím chức năng trên đàn có thể là vòng quay hay phím bấm.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Stranded Deep Sinh Tồn Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
Nguyên tắc 2: Điều chỉnh tốc độ nhanh chậm của điệu đệm – Để điều chỉnh tốc độ nhanh chậm của điệu đệm, đầu tiên bạn cần nhấn vào nút tempo, sau đó dùng các phím mũi tên lên xuống hay sử dụng nút + – trên bảng số, bạn cũng có thể dùng vòng quay để chọn tốc độ cho bản nhạc cần đàn sao cho phù hợp nhất.
Nguyên tắc 3: Chọn tiếng nhạc cụ – Để chọn tiếng nhạc cụ, bạn hãy nhấn chọn vào nút Tone/ Voice, sau đó sử dụng vòng quay hoặc dùng bảng số để chọn tiếng thích hợp cho bản nhạc.
Nguyên tắc 4: Điều chỉnh âm thanh (Voice effect)
Ở nguyên tắc này bạn chú ý:– Touch Reponser: là chế độ “Phím sống”. Đối với những người tự học đàn Organ keyboard khi mới bắt đầu thì nên bật chế độ này thường xuyên khi sử dụng để tập cho ngón tay quen với sự tinh tế. Chế độ này đặc biệt có hiệu quả khi chơi các bản nhạc Piano.– Sustain: Sustain là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc, tương tự như pedal của đàn Piano. Tuy vậy bạn không nên sử dụng chế độ này bởi vì Sustain ngân vang không được chủ động. Để tiếng ngân như ý hơn, bạn có thể sử dụng Pedal vang mua rời nhấtvà cắm ở mặt sau của đàn, sử dụng bằng chân để tiếng vang chủ động và chân thật t.– Chế độ tiếng Layer/ Yamaha (Dual Voice): Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn âm thanh phát ra từ các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ vào từng bản, từng đoạn nhạc mà chọn chế độ sao cho phù hợp nhất, mang đến hiệu quả âm thanh cao nhất, hay nhất, hấp dẫn người nghe. Điều này cực kỳ quan trọng mà bất cứ một người mới tự học đàn Organ keyboard cơ bản cần phải biết, để từ đó có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh âm thanh.– SlitVoice: SlitVoice là chế độ phân tiếng, khi bạn chế độ này bật, bàn phím của đàn Organ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ khác nhau.– Harmony: là chế độ tạo hoà âm, bạn có thể điều chỉnh cho tiếng đàn “dày” hơn. Tham khảo Khoá học Organ tại Trường dạy nhạc Việt Thương Music School
Nguyên tắc 5: Các chế độ đệm hợp âm tay trái, Chế độ này còn được gọi là Finger Mode. Bạn cần nắm rõ các chế độ sau:– Normal: giống với bàn phím của đàn piano.– Split: Chế độ phân tiếng– Finger: Chế độ đệm ngón đơn. Ở chế độ này mỗi hãng đàn sẽ có quy định riêng cho bấm hợp âm tay trái.– Fingered: Chế độ đệm ngón kép: là chế độ đệm đầy đủ, bạn có thể chơi được những hợp âm phức tạp, tạo nên sự phong phú hơn so với kiểu đệm Finger và Fingered cũng là kiểu đệm tương thích sử dụng với tất cả các loại đàn khác.Ngoài các kiểu đệm kể trên, khi tự học đàn Organ keyboard bạn còn có thể bắt gặp một số kiểu đệm khác như đệm Finger on Bass (tạo tiếng bè trầm), đệm Multi (Đa chức năng), Full Key (hợp âm toàn bàn phím) v.v..
Xem thêm: Cách Chơi Ra2 Cửa Sổ – Hướng Dẫn Chơi Game Full Màn Hình Win 10
Nguyên tắc 6 – Ghi nhớ cài đặt: Sau khi bạn đã chỉnh xong điệu đệm, tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu chỉnh âm thanh ….hãy ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để việc sử dụng đàn cho những lần sau nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trên đây là chia sẻ về những quy tắc mà bạn nhất định cần phải nắm chắc khi tự học đàn Organ keyboard. Chúc bạn thành công!