Cách Chơi Arc Warden Trong Dota 2, Hướng Dẫn Chơi Hero Zet Update 03/2024

Flux : Nhấn chìm kẻ thù vào dòng xoáy năng lượng trong 6 giấy, làm chậm tốc độ di chuyển 50% và gây damage theo thời gian (DPS) nếu đối phương đứng 1 mình. Hiệu ứng sẽ bị mất nếu có đối phương khác đứng trong vòng 225 AOE.

– Slow: 50% – Cooldown: 20 giây.

– Thời gian tồn tại: 6 giây – Cast range: 600/ 700/ 800/ 900.

Chú ý: Hiệu ứng làm chậm và DPS bị mất nếu có 1 đối phương khác đứng gần trong phạm vi 225, nhưng chiêu skill vẫn có tác dụng trong khoảng thời gian 6 giây. Do đó, nếu trong vòng 6 giây đối phương cách xa nhau trên 225 AOE, các hiệu ứng sẽ quay trở lại.

Đang xem: Cách chơi arc warden trong dota 2

* Hiệu ứng làm chậm không bị ảnh hưởng bởi các item chống phép.

* Damage Magic.

Magnetic Field : Làm biến dạng không gian, tạo ra một khu vực từ trường có bán kính 375, 100% né tránh và tăng tốc độ đánh cho đồng minh đứng trong khu vực.

– AOE: 375 – Cooldown: 50 giây

– Thời gian tác dụng: 3.5/4/4.5/5 giây – Mana tiêu tốn: 110

– Tăng Attack Speed: 50/ 60/ 70/ 80 – Cast range: 900

Chú ý: * Né tránh và tốc độ đánh chỉ tồn tại khi đồng minh còn đứng trong khu vực tác dụng của Skill.

* 100% né tránh không bị ảnh hưởng bởi Monkey King Bar (MKB).

*

Zet push trụ rất mạnh mẽ.

Spark Wraith : Triệu hồi 1 bẫy ma thuật mất 3 giây. Sau khi triệu hồi xong, bẫy này tự tìm đến mục tiêu gần nhất trong phạm vi 375 AOE và gây damage phép thuật.

– Thời gian tồn tại: 50 giây nếu không có mục tiêu – Cooldown: 4 giây

– Damage: 150/200/250/300 – Mana tiêu tốn: 50

– Phạm vi tấn công mục tiêu: 375 – Cast range: 2000

Chú ý: Với lượng mana tiêu tốn ít, cast range cực xa và thời gia cooldown nhanh, đây là skill harass/ganking chính của Zet , dùng kết hợp với Ultimate sẽ gây khó chịu cho team đối phương.

* Spark Wraith chỉ gây damage lên một đối tượng và tồn tại trong 50 giây, do đó việc “spam” bẫy cần được tính toán để tránh lãng phí mana.

* Spark Wraith cho một vùng sight nhỏ khi cast.

Tempest Double : Tạo ra một phân thân hoàn hảo trong vòng 20 giây. Giống hệt về máu, mana, có thể sử dụng bất kỳ skill hoặc item nào mà bản thể chính có.

– Tiêu tốn: 30% / 15% / 0% lượng mana và máu hiện tại.

– Tồn tại trong 20 giây.

– Cooldown: 65/ 60/ 55.

Chú ý:

* Đây là skill hay nhất của Zet khi phân thân thêm một bản sao có khả năng sử dụng item và skill y hệt bản chính. Do vậy đòi hỏi bạn phải có APM vừa đủ để tận dụng hết khả năng của bản thể này trước khi nó biến mất.

* Không thể copy item Ward, Smoke hoặc Refresher Orb.

* Bản sao gây 100% damage và nhận 100% damage như bản gốc.

Ưu điểm:

– Tay dài, đánh xa khoảng cách 625.

– Lượng Int tăng thêm mỗi level cao, bù đắp sự thiếu hụt về mana.

– Bộ skill thiên về harass/ ganking.

– Hỗ trợ team hiệu quả trong việc push, def, combat với skill Magnetic Field và việc phân thân sử dụng 2 lần skill/item.

Nhược điểm:

– Không có Armor cơ bản.

– Tốc độ di chuyển thấp.

– Không có chiêu chạy trốn.

– Khả năng farm kém.

*

Sức mạnh đáng gờm trong một cơ thể nhỏ bé.

Nhìn chung giai đoạn Early Zet sẽ khá vất vả, tuy nhiên hero này sẽ thực sự mạnh và hữu ích khi có lượng mana kha khá từ các item cơ bản và level đạt trên 6.

Build Skill:

Lv1 : Flux/ Spark Wraith – Lv10: Flux/ Magnetic Field

– Lv2: Spark Wraith/ Flux – Lv11: Tempest Double

– Lv3: Spark Wraith – Lv12: Magnetic Field/Flux

– Lv4: Flux/ Magnetic Field – Lv13: Magnetic Field/Flux

– Lv5: Spark Wraith – Lv14: Magnetic Field/Flux

– Lv6: Tempest Double – Lv15: Stats

– Lv7: Spark Wraith – Lv16: Tempest Double

– Lv8: Flux/ Magnetic Field – Lv17 : Stats

Lv9: Flux/ Magnetic Field

Level 1 có thể lựa chọn giữa Flux và Spark Wraith để harass đối phương, việc slow chỉ duy trì 1 bởi skill này chỉ có tác dụng khi đi gank các hero “bơ vơ” bên phía bạn, nên cộng Magnetic Field để hỗ trợ khả năng chạy trốn. Việc max sớm Spark Wraith sẽ giúp cho Zet control lane tốt hơn. Lên ultimate đúng level có lẽ không cần bàn nhiều bởi sự “bá đạo” của skill này.

Hướng dẫn chơi:

Giai đoạn Early Game :

*

Những item xanh nhất thiết phải lên để Zet có thể trụ lane, những item đỏ có thể cân nhắc khi team thiếu supporter thì Zet có thể mua gà hoặc mắt để hỗ trợ. Tuy nhiên khi cảm thấy có khả năng đụng độ những hero có nhiều skill thì nên mua ngay Magic Stick bởi sự hữu dụng của nó.

Khi đi lane, Zet lợi thế tay dài và skill Spark Wraith cooldown nhanh nên có thể đi solo hoặc đi cùng đồng đội đều được. Trong quá trình farm, bởi hero này khá “mỏng manh” do đó việc nhìn mini-map là tối quan trọng để tránh việc chết không đáng có khi đối phương đi gank.

Một lưu ý khi sử dụng Spark Wraith hiệu quả đó là: bởi có tầm cast range xa, cooldown ngắn và tốn ít mana nên bạn hãy “spam” đằng sau turn-creep của đối phương 1 khoảng vừa đủ để những chiếc bẫy này không tấn công creep, khi đó hero địch sẽ rất khó để lên farm (trong hình).

*

Việc đặt bẫy thế này sẽ khiến cho hero địch rất khó để đứng farm.

Trong trường hợp bạn đi cùng lane với những hero có nhiều skill như zeus, tinker… thì bạn nên dè chừng, bám trụ để hit level cũng là một giải pháp không tồi. Nhẫn nhịn một chút lên level sau đó “phục hận” cũng chưa muộn.

Kết thúc Early, Zet nên có những item sau:

*

Giai đoạn Mid Game :

Những item phù hợp với Zet:

Bạn sẽ phải lựa chọn 1 trong cách item ở trên:

– Acane boot cho thêm một lượng mana đáng kể và sử dụng được lợi thế khi phân thân.

– Book gần như Core-item của hero này.

– Dagon hữu dụng khi bạn có APM cao, sẽ nhanh chóng hạ gục carrier và supporter máu giấy đối phương.

Xem thêm: Tải Game Plants Zombies 2

– Hand of midas cho thêm một lượng tiền đáng kể bởi có thể sử dụng khi “phân thân”.

– Kiếm Blink cho bạn thêm cơ hội sống sót.

Manta là một item có thể lên nhưng không khuyên dùng, chỉ có tác dụng gây nhiễu loạn là chính.

– Mekansm là một item cần thiết tuy nhiên phải lưu ý khi sử dụng bởi 2 lần bật Mekansm liên tục không có tác dụng.

– Orchid 2 lần mang lại hiệu quả khá cao khi team đối phương có nhiều skill.

Trong giai đoạn mid game , khi đã sở hữu level trên 7, Zet có khả năng phối hợp khá tốt với đồng đội để đi gank cũng như push trụ. Do đó, hãy bỏ qua việc farm và nhanh chóng tổ chức phối hợp để đạt được lợi thế nhất định cho team mình trong giai đoạn mid- game này.

Lúc này Spark Wraith đã rất mạnh mẽ và Zet có đủ mana để “spam” do đó đừng ngần ngại đặt bẫy trên đường Zet đi qua. Sử dụng Flux cần tinh ý trong combat nếu không skill này vô tình sẽ trở nên vô dụng. Đặc biệt, bất cứ khi nào xảy ra combat hoặc push trụ, hãy đặt ngay Magnetic Field để nâng cao cơ hội chiến thắng.

Bạn cũng có thể chơi theo phong cách boom ver.2 bằng cách mass Wraith vào 1 số điểm mà đối phương buộc phải đi qua như Rune, chỗ lên xuống… Nếu bạn có những đồng đội như VS, DS, Rubick … bạn có thể mass Wraith vào 1 chỗ rồi nhờ đồng đội “hất” hero địch vào đó.

*

Sử dụng Spark Wraith mọi lúc mọi nơi.

Giai đoạn Late Game:

Những item cần có:

Bên cạnh những item thiết yếu trên, bạn có thể nâng cấp Dagon để hữu dụng hơn trong combat. Trong giai đoạn late game này, skill Spark Wraith và Flux đã không còn đủ mạnh, và trận đấu thiên về những pha combat tổng. Do đã có khá nhiều item cần active, vì vậy bạn chỉ nên tập trung sử dụng item và đặt Magnetic Field cho team ở cả hero chính và bản thể.

Nếu đủ khéo léo, bạn hãy focus những hero support bên đối phương bởi với đội hình đông đảo của mình, không quá khó để “dứt điểm” chúng.

Nhận xét chung

Là một tướng Agility tuy nhiên lại khá phụ thuộc vào skill, do vậy việc hero này thường phải build item theo hướng intel không có gì là quá khó hiểu. Độ khó khi sử dụng hero này ở mức khá cao, vì vậy Zet không phù hợp với những bạn mới tập chơi DotA.

Theo GameK

Điểm mặt các support DotA được ưa chuộng trong thời gian gần đây

Trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy hàng loạt các chiến thuật rất mới lạ và hấp dẫn được các đội Game DotA sử dụng. Chúng đều có những nét đặc trưng riêng của mỗi đội, tuy nhiên dường như phong cách gank và đẩy cao tốc độ trận đấu được ưa chuộng hơn cả. Và trong những thế trận như vậy, vai trò của các Supporter càng được nâng cao hơn. Chúng ta hãy cùng điểm lại những supporter được sử dụng nhiều nhất trong thời gian vừa qua.

1. Earthshaker

Vẫn là một “hot boy” từ trước đến nay. Chưa bao giờ ES bị quên lãng cả. Bộ skill quá mạnh mẽ, gây sát thương lớn đồng thời khả năng stun cực kì khó chịu, Earthshaker dường như là hero được coi là “sống cùng mọi thời đại DotA”. Đáp ứng được trong tất cả các chiến thuật, khả năng push, defend, gank hay combat đều quá tốt.

*

Fissure của Earthshaker có khả năng stun rất xa, đồng thời có thể chặn đường rất lâu. Nếu như rơi vào tay một player kinh nghiệm, chắc chắn ES sẽ tỏ ra rất nguy hiểm từ đầu tới cuối game.

2. Rubick

Được yêu thích đặc biệt ngay từ khi mới được đưa vào đấu trường competitive. Rubick sở hữu một bộ skill quá hoàn hảo cho một supporter, thậm chí là một ganker hay một hero solo mid. Telekinessis có khả năng Disable cũng như di chuyển đối thủ rất hay, nó có thể giúp cho Rubick kéo đối thủ về để đồng đội focus hoặc đẩy chúng ra xa nhằm cứu team hay chạy trốn. Skill Fade Bolt chính là skill gây sát thương chính của Rubick, cùng với khả năng giảm damage, đây là một kĩ năng khiến cho những kẻ đi solo lane với hero này rất khó để control lane. Ngoài ra Null Field của Rubick còn giúp cho hắn và đồng đội tăng khả năng kháng phép cực kì hiệu quả.

*

Tuy nhiên nếu chỉ với những kĩ năng trên thì Rubick đã không “hot” đến vậy. Nhắc đến Rubick là phải nhắc đến ultimate siêu khó chịu Spell steal. Đúng như cái tên gọi, kĩ năng này cho phép Rubick cướp lấy kĩ năng mà đối thủ vừa sử dụng, và nếu là một người nhanh tay và biết sử dụng đúng lúc, việc bạn có thể tung ra đến hai ultimate khủng là hoàn toàn có thể xẩy ra.

3. Shadow Demon

Cũng giống với Rubick, Shadow Demon là một hero có khả năng đi solo lane cực tốt, tuy nhiên trong competitive, dường như hero này vẫn chủ yếu được sử dụng để làm supporter. Disruption của Shadown Demon giúp hắn có khả năng giữ chân đối thủ rất hiệu quả, cùng với hai chiếc bóng tạo ra, Shadow Demon có thể khiến cho những hero nhưAM phải cực kì khó chịu bởi skill này. Soul Catcher và Shadow Poison là hai skill gây sát thương chính của SD. Chúng có chung một đặc điểm là khả năng bội damage rất lớn. Điều này khiến cho SD trở thành một ganker mẫu mực.

*

Ultimate của Shadow Demon cũng được đánh giá rất cao. Khả năng stun, slow và giải buff rất hiệu quả của Purge khiến cho đồng đội của hắn dễ dàng “tra tấn” đối thủ hơn. Điều đặc biệt ở skill này là nó có tác dụng disable trên cả những unit kháng phép.

4. Jakiro

Là một hero mới được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây sau phiên bản 6.76. Tuy nhiên những gì mà Jakiro mang lại là rất lớn cho các đội. Ice Path được sửa và trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết. Và khác với những supporter khác, Jakiro có những điểm rất mạnh, đó là khả năng gây sát thương AoE cực kì mạnh và hero này không phải thuộc loại “mỏng manh”. Jakiro được tăng đến 2.3 strength mỗi level, vì vậy hero này thuộc hàng “trâu bò” so với những supporter khác. Và trong một giai đoạn mà DotA như trở thành sân khấu cho những hero có khả năng burst damage tốt như Akasha, Puck hay Invoker, một supporter có lượng máu cao như Jakiro sẽ trở nên được ưa chuộng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Cứu Sống Chiến Kê Bằng Cách Vỗ Đờm Cho Gà Chọi Hiệu Quả Dành Cho Các Sư Kê

*

5. Sand King

Sand King mang đặc điểm của cả Earthshaker, Rubick, Shadow Demon hay Jakiro. Hero này có khả năng stun cực kì thú vị, đồng thời ultimate Epicenter còn là một skill gây sát thương cực lớn trong combat, và khả năng slow AoE của nó thì thuộc loại “hàng khủng”. Cùng với kĩ năng Sand Storm, Sang King tỏ ra rất khó chết nếu vào tay người chơi có kinh nghiệm.

*

Sand King trong các trận đấu cũng được sử dụng ở cả vị trí solo mid/ ganker hay suppoter/ roamer. Hero này tỏ ra rất cơ động và hiệu quả, có khả năng tàng hình và né skill nên SK cũng tỏ ra lợi thế hơn rất nhiền những supporter khác khi chỉ có khả năng disable mà không có skill chạy trốn nào cả.

Những hero kể trên chỉ là những “hot boy” được sử dụng nhiều nhất trong thời gian vừa qua trong vai trò supporter. Còn rất nhiều những hero khác để phù hợp với chiến thuật của các đội. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phong cách của các đội DotA hiện nay.

Theo GameK

DOTA 2 Top10 Weekly Ep.39: Những pha khiển đệ ảo diệu Ở tình huống số 9 là một pha combat tổng ở ngõ vào rừng của Dire. Phía Radiant vì bị trúng silence của Disruptor nên thất thế và chịu thiệt hại nặng nề: chỉ có một mình Venom invi chạy được. Tuy nhiên trước đó cao thủ “Ngũ độc” đã kịp thời tung ultimate. Và rồi những hero Dire mình đầy thương tích…