cách chơi am Update 09/2024

Không chỉ là nỗi ám ảnh của các Hero Intelligence, Anti-Mage (AM) cũng là một Hard Carry mà bất kỳ đối thủ nào cũng phải e dè.

Đang xem: Cách chơi am

Dota 2: Ra mắt Arcana của Crystal Maiden

Sức mạnh của Anti-Mage là sự kết hợp giữa một tốc độ tấn công cực nhanh, khả năng Mana Break và Mana Void. Tuy nhiên để có thể chơi được Anti-Mage một cách hiệu quả, bạn cần phải nắm được tất cả kỹ năng cơ bản, cách lên đồ cũng như điểm mạnh, điểm yếu riêng của vị tướng này.

*

AM là 1 hero mang phong cách tự do, đại loại như kiểu Free Style, vậy nên đừng cố gắng bóp nghẹt sự sáng tạo bằng cách tự đặt ra những giới hạn và chuẩn mực. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cho người chơi DOTA 2 những kiến thức cơ bản để giúp chơi vị tướng này một cách hiệu quả nhất.

Tổng quan:

Anti-Mage là:

Một hard carry với bộ skill chạy trốn hoàn hảo. Một hero có khả năng farm nhanh hơn mọi hard carry khác như PA, Spec nhưng yếu hơn ở cuối game kể cả đã có full items. Sức mạnh của heroes này dựa khá nhiều vào item Manta. Một hero mà trong hầu hết các game đều được 4 đồng đội còn lại tạo khoảng trống để farm hết mình, nhường last hit creeps và towers. Hero rất mỏng manh ở early game.

*

Anti-Mage không phải là:

Một ganker, semi-carry hay support. Một tanker. Một sai lầm lớn nhất cho những người mới chơi AM là với Mana Shield họ có thể chống lại đc những skill dạng magical ở thời điểm early game nhưng vơi lượng HP quá thấp của AM thì điều đó là không thể. Counter những hero có lượng mana lớn. Đây là một con dao 2 lưỡi với hero có lượng mana lớn khi mà vẫn có thể cast skill dù đã bị burn mana nhưng bù lại Ultimate của AM là Mana Void sẽ gây ra một lượng sát thương rất lớn.

 1. Kỹ năng

*

Mana Break:

Skill này sẽ chống lại khá nhiều hero nhất là những hero có lượng mana pool thấp nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào nó như Naix chẳng hạn. Bạn có thể sử dụng nó để quấy nhiễu đối phương ở early game. Về late game skill này giúp bạn vô hiệu hóa 1 hero một cách nhanh chóng bằng cách burn sạch mana của nó nhất là với Illusions của manta (nhân 3 lần khả năng burn mana).

Dạng skill: Passive Loại Damage: vật lý Mana per hit: 28/40/52/64 Gây 0.6 damage cho 1 mana bị burn Không thể burn mana các đối tượng magic immunity (chống phép) Đây là 1 skill Orb effect (không tương thích với một số items khác như Desolator hay Life Steal) Chỉ có thể cùng hoạt động với Vladimir hay các Lifesteal Aura.

*

Blink:

Một trong những skill cơ động nhất trong Dota mà đã biên AM trở thành một hard carry khó có thể ngăn vào late game. Blink giúp AM có thể trốn thoát, truy đuổi đối phương cũng như farm nhanh nhất có thể nhất là khi đã lên được item Battlefury.

Dạng skill: Active

Khoảng cách: 1000/1075/1150/1150 (range) Cooldown: 12/9/7/5 (s) Mana cost: 60 mana Nếu bạn sự dụng blink quá với khoảng cách tối đa có thể dùng được thì bạn sẽ chỉ dịch chuyển 4/5 khoảng cách tối đa. Có thể dùng Blink để tránh được một số skill khác (ultimate của Sniper, Homing Missle của Tinker,…) Blink delay 0.4s

*

Spell Shield

Tăng kháng phép: 26%/34%/42%/50% Tổng lượng kháng phép của hero: 44.5%/50.5%/56.5%/62.5% Là một passive khá là hữu ích giúp AM có thể tank được những hero nuke dam phép như Lina, Lion,… nhưng không thể bảo vệ AM khỏi nhưng skill gây stun hay slow khác. Skill này stacks với các items kháng phép khác.

 

 

*

Mana Void

Damage cho mỗi mana bị mất: 0.6/0.85/1.1 Khoảng cách cast skill: 600 range AOE: 500 Stun: 0.1/0.2/0.3 s Mana cost: 125/200/275 Cooldown: 70s Mana Void có thể hủy diệt hoàn toàn những hero có lượng mana pool lớn, đặc biết là sau khi AM đã burn mana của chúng với Mana Break. Là một hardcarry bạn có dùng skill này để ks (killsteal) nhưng đừng quá phí phạm bởi đôi khi skill này gây ra một lượng damage AOE khá lớn và có thể sẽ hữu dụng cho 1 số hero khác. Đi kèm với ministun thì Mana Void có thể được dùng để dừng town portal hoặc một số skill channeling Dạng damage: Dam phép. Gây ministun một khoảng thời gian ngắn. Damage gây ra dựa trên mà bạn chọn hero và mana của hero đó nhưng sẽ tác dụng lên một AOE nhất định.

Ministun tác dụng cả lên những Unit chống phép.

2. Thứ tự nâng kỹ năng:

 

*

Thứ tự nâng skills như thế nào cho hiệu quả? Đây là câu hỏi rất nhiều người chơi thắc mắc. Trên thực tế có rất nhiều cách nâng skills và mỗi cách đều có ưu điểm và khuyết điểm.Nói 1 cách đơn giản, nếu bạn có lợi thế khi laning thì nên nâng theo đường harass đối phương. Nhưng nếu như bạn gặp lane khó thì nên tập trung lên theo đường farm (max blink + mana shield trước) để tăng khả năng sống sót và farm đc nhiều hơn.

Thứ tự nâng skills cho AM có sự khác biệt đáng kể trong từng game đấu. Dưới đây là hướng lên kỹ năng mà mình thấy sẽ hiệu quả nhất.

Xem thêm: Toàn Tập Cách Chơi Kalista Hiệu Quả Nhất, Kalista Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Kalista

Chú ý là thứ tự nâng skills cho AM khác nhau trong những từng game, đặc biệt là lối nâng skills để farm. Khi bạn bắt đầu dừng farm giữ lane hoặc rừng (khi có battlefury) và bắt đầu push lẻ hay tham gia combat, bạn nên max mana break.

3. Vật Phẩm   

Vật phẩm thiết yếu cho Anti-Mage gồm có Power Treads, Battlefury, Vladimir’s Offering, Manta, Butterfly và Heart of Tarasque

Power Treads

Power Treads, mặc dù đã bị nerf từ +10 xuống + 8 chỉ số từ Dota 1, vẫn là 1 item rất đáng so với giá gold. Với việc bổ sung tốc độ đánh và +8 Agi/Str đổi lại cho 1 cái giá khá rẻ, Power Treades là 1 items vô cùng quan trọng cho 1 hero như Anti-Mage khi mà hầu như các build của hero này đều thiếu đi damage và khả năng sống sót ở đầu game. Mana boot và Phase boots không mang lại nhiều tác dụng như vậy với 1 cái giá đắt hơn.

Battle Fury

Battle Fury là 1 item tuyệt vời cho Anti-Mage, bổ sung cho hero này rất nhiều lợi ích như tốc độ hồi mana để spam blink, đánh lan hỗ trợ cho farm và 1 lượng damage lớn. Khi kết hợp với blink, Anti-Mage có thể farm theo cách mà không hero nào làm được.

Vladmir’s Offering

Vladmir’s Offering bổ sung cho Anti-Mage khả năng hút máu mà vẫn có thể burn mana, giúp Anti-Mage luôn có lượng máu cao và giết Roshan 1 cách dễ dàng

Manta, Butterfly và Heart of Tarasque

3 times thiết yếu cho late game. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ lên Manta xong lên Heart là 1 lựa chọn rất chắc chắn và có thể áp dụng cho hầu hết các game

 4.  Ưu tiên mua battlefury càng sớm càng tốt

Khi bắt đầu game, bạn nên mua những Item thiết yếu sau 

*

Ghi nhớ:

Hiện tại đây là cách build đồ hiệu quả nhất cho AM. Cách build đồ này tận dụng đc tối đa khả năng farm của AM với Battlefury + Blink, và chỉ cần có Treads thì sẽ nhanh hơn nữa. Khó để giải thích bằng lời tại sao có battlefury sớm lại lợi thế hơn nhiều so với các items khác. Vì thế bạn nên tự mình thử nghiệm cách build này vài lần trc khi cho rằng nó ko hiệu quả lắm. Đây là cách build tốt nhất nếu bạn đi solo mid hoặc đi safe lane có support bảo kê.

Đầu game:

*

Mua giày 450 + battlefury sớm nhất có thể.

Để cách build đồ này đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần có 1 chút kinh nghiệm và xử lý tình huống tốt để không bị thua Lane. Bạn khó có thể đi lane 1 cách bình thường với cách build này nhưng hãy chơi cẩn thận kể cả khi có support bảo kê. Bạn cần tập trung vào farm để có battlefury sớm hơn là làm bất cứ việc gì khác. Xin nhắc lại bạn cần Battlefury sớm nhất có thể nên bạn cần sống sót và tập trung vào farm. Khi đủ tiền mua Ring of heal thì hãy mua ngay ở Secret shop. Điều này sẽ giúp bạn trụ Lane tốt hơn. Sau đó bạn sẽ mua giày và hoàn thành Battlefury.

Mid game và late game:

*

*

Sau khi có Battlefury, bạn bắt đầu farm rừng bằng Blink để di chuyển giữa các Camp và Lane nhanh hơn. Bạn sẽ không sợ thiếu mana vì khi có Battlefury, mana regen rất nhanh. Sau đó bạn sẽ sớm có Manta-Vlad- Butterfly…(tùy theo tình hình mà chọn thứ tự items). Sau khi bạn có Battlefury và Treads thì bạn có thể giúp team combat nhưng vẫn cần chú trọng vào farm hơn vì AM rất cần Items để hiệu quả trong combat. Sau khi có Manta hoặc Butterfly thì bạn nên linh hoạt trong việc chọn Split push, tham gia combat, push cùng team để end game.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chơi Zephys, Cách Lên Đồ, Bảng Ngọc, Phù Hiệu, Cách Chơi Zephys Liên Quân Mùa 16

Chiến thuật “Split Pushing”

Anti-Mage là 1 trong những hero tốt nhất để split push. Sẽ rất khó để giải thích tường tận cách split push vì các game sẽ rất khác nhau nhưng tôi sẽ giải thích những thứ cơ bản và bạn sẽ phải học phần còn lại bằng cách chơi. Split push cơ bản là khi bạn push 1 mình 1 lane và không quan tâm đến bất cứ điều gì đang xảy ra ở những chỗ khác trên map. Theo lý thuyết thì khi đồng đội của bạn đang cầm chân việc push hay đang đánh nhau với kẻ địch, bạn có thể solo đập vỡ Barracks của 1 lane hay thậm chị là cả nhà chính. Tuy nhiên, cái khó của việc này là kẻ địch cũng có thể dịch chuyển về để phòng thủ hay tệ hơn là kẻ địch thắng combat và push còn nhanh hơn cả bạn.

Thế nên bạn phải luôn nhớ mang theo TP để bạn luôn có thể chủ động về và đảm bảo rằng việc split push là có lợi cho team. Đôi khi bạn sẽ phải dừng hẳn việc split và về để cùng combat với team nếu tốc độ đẩy của bạn quá chậm so với team địch.